Ăn nhiều quả xoài, quả cóc xanh; cũng như các quả còn xanh chưa chín khác thì có bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không?...
Chúng tôi đem thắc mắc trên gửi đến lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam) và được lương y giải thích như sau: Xoài xanh, cóc xanh, quả xanh dầm chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người, thậm chí có người ăn rất nhiều mỗi ngày. Các quả xanh nói chung chưa hoàn chỉnh về mặt chất lượng dinh dưỡng, nó có chứa nhiều a-xít hữu cơ, tanin, tinh bột và nhựa, nên ăn thường có vị chua và chát.
Nếu quả xanh để sau một thời gian sẽ trở thành quả chín, trong thời gian này xảy ra quá trình chín sau thu hoạch để hoàn thiện chất lượng dinh dưỡng, thì chất bột chuyển hóa thành đường, các a-xít hữu cơ chuyển thành chất thơm, nhiều hoạt chất sinh học được chuyển hóa và hình thành nhất là chất khoáng, vitamin, các hoạt chất sinh học làm cho quả chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ; từ không có mùi thơm trở thành có mùi thơm, từ vị chua, chát thành ngọt, dịu... Do vậy, việc ăn quả xanh chắc chắn không tốt bằng quả chín.
Nói tóm lại, nếu ăn quá nhiều loại quả còn xanh thì lợi ít hơn hại, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Lưu ý các loại quả ngâm
Thường người ta hay dùng giấm chua để dầm (ngâm) xoài, cóc và các quả xanh, ngoài ra còn có kèm theo muối, đường và ớt (đều là những gia vị có vị chua, mặn, cay). Chưa kể một số người bán còn dùng các loại đường “mù mờ” nguồn gốc, hay các phẩm màu công nghiệp (loại không được dùng trong thực phẩm) để ngâm một số quả xanh nhằm tạo sự bắt mắt, và gia tăng vị đậm đà. Một số gia vị (mặn, chua, cay) nói trên, theo lương y Vũ Quốc Trung là không giúp ích gì cho sức khỏe, mà nó chỉ nhằm tạo khẩu vị, sở thích cho người dùng. Nếu dùng nhiều quá sẽ gây hại cho dạ dày (làm tăng độ chua), gây hại cho thận, gây tăng huyết áp nếu nhiều muối...
Ngoài ra, lương y cũng lưu ý thêm, trái cây dù rất quý nhưng không thể thay thế rau xanh, vì hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn ở trái cây. Chẳng hạn, hàm lượng B-caroten, các loại vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn từ 2-6 lần trong cam, chanh. Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất tốt cho sức khỏe như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô... Vì vậy, bên cạnh việc ăn trái cây vẫn không được bỏ qua rau xanh. Càng ăn nhiều loại rau càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.Lợi ít hơn hại!
Chúng tôi đem thắc mắc trên gửi đến lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y Việt Nam) và được lương y giải thích như sau: Xoài xanh, cóc xanh, quả xanh dầm chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người, thậm chí có người ăn rất nhiều mỗi ngày. Các quả xanh nói chung chưa hoàn chỉnh về mặt chất lượng dinh dưỡng, nó có chứa nhiều a-xít hữu cơ, tanin, tinh bột và nhựa, nên ăn thường có vị chua và chát.
Nếu quả xanh để sau một thời gian sẽ trở thành quả chín, trong thời gian này xảy ra quá trình chín sau thu hoạch để hoàn thiện chất lượng dinh dưỡng, thì chất bột chuyển hóa thành đường, các a-xít hữu cơ chuyển thành chất thơm, nhiều hoạt chất sinh học được chuyển hóa và hình thành nhất là chất khoáng, vitamin, các hoạt chất sinh học làm cho quả chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ; từ không có mùi thơm trở thành có mùi thơm, từ vị chua, chát thành ngọt, dịu... Do vậy, việc ăn quả xanh chắc chắn không tốt bằng quả chín.
Nói tóm lại, nếu ăn quá nhiều loại quả còn xanh thì lợi ít hơn hại, vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Lưu ý các loại quả ngâm
Thường người ta hay dùng giấm chua để dầm (ngâm) xoài, cóc và các quả xanh, ngoài ra còn có kèm theo muối, đường và ớt (đều là những gia vị có vị chua, mặn, cay). Chưa kể một số người bán còn dùng các loại đường “mù mờ” nguồn gốc, hay các phẩm màu công nghiệp (loại không được dùng trong thực phẩm) để ngâm một số quả xanh nhằm tạo sự bắt mắt, và gia tăng vị đậm đà. Một số gia vị (mặn, chua, cay) nói trên, theo lương y Vũ Quốc Trung là không giúp ích gì cho sức khỏe, mà nó chỉ nhằm tạo khẩu vị, sở thích cho người dùng. Nếu dùng nhiều quá sẽ gây hại cho dạ dày (làm tăng độ chua), gây hại cho thận, gây tăng huyết áp nếu nhiều muối...
Ngoài ra, lương y cũng lưu ý thêm, trái cây dù rất quý nhưng không thể thay thế rau xanh, vì hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn ở trái cây. Chẳng hạn, hàm lượng B-caroten, các loại vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn từ 2-6 lần trong cam, chanh. Các chất xơ trong rau còn có tác dụng chống táo bón. Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực vật rất tốt cho sức khỏe như: hành, cà rốt, tỏi, tía tô... Vì vậy, bên cạnh việc ăn trái cây vẫn không được bỏ qua rau xanh. Càng ăn nhiều loại rau càng cung cấp đủ vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể.