tudung
Trả lời 16 năm trước
[quote]Cách chọn mua
Máy gập và máy một thân: máy gập có thể gây khó khăn khi sử dụng bằng một tay vì ở nhiều model, nắp máy nặng hơn thân máy. Nếu bạn mua máy một thân, cần đảm bảo rằng nó có chức năng khóa bàn phím để ngăn chặn các cuộc gọi ngoài ý muốn.
Bạn nên quan tâm đến việc cảm thấy thoải mái khi áp máy vào tai không, có nghe rõ không, có thể sử dụng bằng một tay hay không...? Những mẫu thiết kế quá mỏng có thể không thuận tiện lắm khi cả hai tay đều bận, bạn cũng khó áp máy sát tai bằng cách kẹp nó vào vai.
Đánh giá bề ngoài xem vỏ máy có cũ quá ko? Mới quá ko? Nếu quá cũ nghĩa là máy dùng lâu rồi, quá mới có thể do vỏ quá cũ hoặc nứt vỡ, chủ nhân nó thay vào bằng vỏ mới.
Việc phân biện vỏ mới hay cũ nhìn mắt thường có thể đánh giá được, ngoài ra bạn có thể bóp mạnh ngang thân điện thoại, nếu là vỏ mới sẽ có độ rơ nhất định, vỏ ọp ẹp do làm gia công.
Kiểm tra màn hình: Không chọn màn hình quá xước, đồng thời kiểm tra cả mặt sau điện thoại, nếu quá xước do chủ nhân là người “vô tình” “phũ phàng” khi dùng máy quăng quật
Màn hình ra ánh sáng ban ngày vẫn nhìn rõ, với dòng LG, SAMSUNG đa phần ra trời sáng màn hình ko thấy rõ nữa. hic
Máy ảnh: Nếu máy ảnh có những vết xước hoặc nứt thì bạn cũng không nên chọn việc thay ống kính khó và giá thành rất cao
Chọn pin: Kiểm tra pin bằng cách đặt lên 1 mặt phẳng, nếu kênh, phồng có nghĩa pin sắp hỏng(bị phá từ trong). Hãy hỏi 1 cách quả quyết về thời gian dùng pin của máy. Trung bình pin được 3 – 6 ngày, có máy lên tới 33 ngày(hị hị, máy Philip 9@9C ý).
Riêng pin tốt bạn chọn sơ bộ bằng cách cắm thử sạc điện xem có vào không? Nếu vào điện tiến cứ cắm chừng 1 phút rồi rút ra xem cột pin có nhảy lên cao k? ví dụ ban đầu pin là 1 cột, sau khi cắm chừng 1 phút pin nhảy lên báo đầy hoặc cao chứng tỏ chất lượng pin kém, hiện tượng này hiện nay rất phổ biến gọi là PIN ẢO
Tốt nhất nên mua Pin có tem chính hãng, cầm pin nặng, chữ in trên thân pin rõ ràng không nhòe, nhìn pin cân đối
Bàn phím: Kiểm tra tất cả các phím không phím nào bị liệt, bị kẹt, phím bấm không bị lõm quá. Đừng nghe lời phỉnh của mấy tay bán máy nói sẽ tháo ra vệ sinh là bàn phím sẽ tốt.
Kiểm tra số IMEI: bằng cách gõ mã số trên bàn phím *#06# - số này phải trùng với số sau máy, nếu không trùng có nghĩa là ruột vỏ đã bị thay lẫn máy khác, kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Riêng máy Nokia bạn gõ thêm *#0000# để kiểm tra ngày sản xuất của máy đó, đừng chọn ngày quá … cổ
Kiểm tra sơ bộ bản mạch: Mở máy bỏ pin nhìn bản mạch ko bụi bẩn, màu bản mạch xanh màu lá cây nhạt, mạch bóng chữ in rõ ràng(điều này cực kì quan trọng, với hàng ngoài mạch màu lá cây đậm, không bóng, nhìn bản mạch dại vì được làm gia công, cẩu thả). Hàng công ty đôi khi cũng có những bản mạch kém này nên bạn phải kiểm tra kĩ khi mua. Ngửi mùi của mạch, nếu có mùi lạ, mùi của hóa chất thì… lờ đi, vì nhân viên họ dùng hóa chất để làm bóng vỉ mạch hoặc làm vỉ mạch xanh hơn(lừa con nít ý mà)
Kiểm tra chất lượng loa, micro: Gọi thử cho tổng đài, ví dụ của Viettel là 198, bạn nghe loa rõ ràng, ko nhòe, ko chập chờn mất tiếng, đôi khi do sóng nên hãy thử gọi lại vài lần. Và… nhớ cầm 1 sim nào đó có sẵn tiền nạp để thực hiện gọi cho bạn bè người thân, hỏi họ có nghe rõ giọng bạn không?(Làm thế để kiểm tra Micro)
Tháo pin và xem bên trong tem có bị dán đè không? Nếu dán đè tem e là máy bị… bóc ra và dán bởi tem của 1 cửa hàng… chết trôi nào đó để che mắt người mua. Nếu tay thợ láu cá hắn chỉ dán duy nhất 1 tem thì chú ý các con ốc còn lại, nếu ốc bị sứt có nghĩa máy bị mổ xẻ
Băng tần: càng hỗ trợ nhiều băng tần, điện thoại GSM càng bắt được nhiều loại sóng hơn. Có ba băng tần là: 1.900 MHz (phổ biến tại Mỹ), 1.800 MHz (thịnh hành tại châu Á) và 900 MHz (được dùng chủ yếu tại châu Âu, nhưng Việt Nam cũng dùng băng tần này). Loại điện thoại hỗ trợ cả ba băng tần có thể hoạt động trên toàn thế giới, nhưng giá đắt hơn so với các loại khác. Các di động bán tại Việt Nam vẫn ghi là hỗ trợ cả 3 băng tần. Tôi chẳng có thiết bị nào kiểm chứng nên… Em thua
Lời Kết:
Nếu tính chất công việc của bạn không thật sự không cần những tính năng cao cấp như: Nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh, quay camera thì những chiếc điện thoại thường khoảng 1-1.5trieu đã cho bạn 1 chiếc điện thoại mới, còn cũ thì 800-1trieu đồng mà thôi
Tham khảo giá cả tại các website trên mạng:
- www.nhatcuong.com
- www.thegioididong.com
- www.huydiem.com
Di động ngoài thị trường rất nhiều chủng loại, chức năng. Ngoài những gì kinh nghiệm tôi nêu trên, Bạn nên mua chúng ở cửa hàng lớn, để tiện bảo hành. Thực ra những kinh nghiệm trên cũng chỉ giúp bạn… “tự vệ phòng thân” 1 phần nào trên những mánh khóe, võ vẽ cực kì tinh vi của các tay cao thủ luộc đồ[/quote]
-Cách xem số IMEI: *#06#
-Phiên bản phần mềm: *#0000#
TRA CỨU THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI QUA IMEI
Để biết được xuất xứ, ngày sản xuất, model… của điện thoại, thật đơn giản. Bạn có thể tra cứu nhanh chóng, bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu chỉ với một tin nhắn tới số dịch vụ 8379
Xem IMEI của điện thoại, bạn bấm số *#06#
Soạn tin:
IMEI số-imei gửi 8379
Ví dụ:
IMEI 350077523237513 gửi 8379
[gallery]/4/djk1250323860.jpg[/gallery]
Chi tiết tại: [url=http://smsvietnam.com]http://smsvietnam.com[/url]