Tư vấn nâng cấp laptop cũ thành laptop mới?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Chiếc máy tính xách tay của bạn đã cũ nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải bỏ tiền ra sắm một cái mới. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tạo ra một sức sống mới cho chiếc laptop cũ của mình. Chỉ cần một chiếc tôvít và một chút vững tâm là bạn có thể làm mới chiếc laptop chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Trước tiên, bạn cần chú ý tới một số điểm sau: + Rất nhiều trong số các bước nâng cấp này sẽ gỡ bỏ trạng thái bảo hành máy tính. + Một số nâng cấp có thể khiến cho máy tính trục trặc. Nếu bạn không nắm chắc việc mình làm, hãy nhờ người có kiến thức về máy tính hơn thực hiện thay bạn. + Hầu hết những nhà cung cấp laptop đều có hướng dẫn tháo cài đặt trong sách hướng dẫn, hoặc trên website. + Hãy nhớ rút điện và bỏ pin ra trước khi thực hiện bất cứ thao tác nâng cấp nào. Ngoài ra, cũng cần tránh làm tổn thương tới mạch điện. + Cần có nhiều loại tôvít khác nhau để tháo ốc vặn. Khi tháo, nhớ để riêng các loại ốc khác nhau để khi lắp vào bạn không phải gặp khó khăn nào. Dưới đây là những thành phần mà bạn có thể thay thế để nâng cấp cho chiếc laptop cũ kỹ của mình. 1. RAM Thời gian thực hiện: 10 phút Thêm hoặc thay bộ nhớ RAM là một trong những bước nâng cấp dễ thực hiện nhất đối với laptop ngay cả khi bạn không hiểu nhiều về máy tính. Tuy nhiên, trước khi thay RAM, bạn cần xem loại RAM mà máy tính đang sử dụng là loại nào. Bạn có thể thay thế RAM cũ bằng RAM mới, nhưng sẽ là tốt hơn và tối ưu hơn nếu chúng đồng bộ với nhau (cả về dung lượng, tốc độ, chủng loại). Với máy tính xách tay, bạn có thể sử dụng công cụ quét http://crucial.com/ để kiểm tra xem loại RAM nào là tối ưu nhất cho máy tính của bạn. Hầu hết laptop đều có tấm che trên phần khe cắm DIMM dành cho RAM (xem ảnh). Với một số mẫu laptop, bạn phải dỡ bàn phím ra mới tương tác được với khe cắm. Hãy tháo lắp RAM cũ một cách nhẹ nhàng rồi cũng bằng cách thức tương tự lắp RAM mới vào. Hãy chắc rằng RAM được gắn một cách chắc chắn vào khe cắm rồi gạt chúng nằm ngang như cũ. Tiếp theo, bạn lắp pin vào như cũ rồi khởi động lại máy tính. Máy sẽ tự động nhận ra RAM mới. 2. Ổ cứng Thời gian thực hiện: 60 phút Việc thay thế ổ cứng laptop cũng không phải quá khó nhưng vấn đề là bạn cần chuyển dữ liệu từ ổ cũ sang ổ mới, mà việc làm này có thể sẽ phải mất một tiếng đồng hồ hoặc hơn. Việc này không chỉ giúp tăng dung lượng ổ cứng mà còn giúp cải thiện hiệu suất hoạt động của ổ. Chắc chắn việc chuyển đổi từ ổ 120GB 5400 vòng/phút sang 200GB 7200 vòng/phút sẽ giúp máy tính của bạn hoạt động nhanh hơn. Ổ cứng laptop được che bởi một tấm chắn và được giữ bởi các con ốc ở phía dưới thân máy. Hãy tháo những con ốc này ra, và trượt ổ cứng ra khỏi máy tính (xem ảnh). Tiếp theo, tháo ổ cứng ra khỏi tấm bảo vệ rồi sau đó thay ổ cứng mới vào, và vặn ốc vào như cũ. Nếu bạn cài đặt bản Windows từ đầu sau khi lắp đặt ổ cứng mới, hãy khởi động đĩa cài đặt. Còn nếu muốn dữ liệu và các chương trình được cài đặt như cũ, bạn cần sử dụng một phần mềm sao lưu dạng như Clonezilla (clonezilla.org). Đây là công cụ miễn phí điều khiển bằng dòng lệnh khá trực quan và rất nhanh. 3. Ổ quang Thời gian thực hiện: từ 5-20 phút Bạn có muốn nâng cấp từ ổ CD-ROM cũ kỹ lên ổ ghi DVD hay một ổ quang chất lượng cao hơn không? Nếu laptop có khe lắp ổ quang, việc thay thế sẽ khá đơn giản. Để thay thế, bạn phải tắt laptop, rồi tháo ổ quang cũ và thay ổ mới vào (xem ảnh). Ổ quang thay thế chỉ nên sử dụng với mẫu laptop nhất định, chính vì vậy bạn hãy mua trực tiếp chúng từ nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) nếu có thể. Để làm gì ư? Điều đó sẽ giúp đảm bảo ổ sẽ có cấu hình kênh IDE phù hợp. Ngoài ra, việc mua đúng chủng loại ổ quang từ OEM sẽ giúp thao tác lắp ổ đơn giản hơn, bởi mỗi nhà sản xuất lại gắn nút đẩy ra (eject) ở những vị trí khác nhau nên nếu ổ cứng không cùng hãng, rất khó thao tác. Thường thì sau khi thay ổ quang mới, ổ sẽ hoạt động bình thường. Còn nếu không, bạn cần download driver phù hợp từ mạng về và cài đặt. Hãy tìm số model của ổ quang và tìm kiếm driver từ website nhà sản xuất. 4. Bluetooth Thời gian thực hiện: 10 phút Nhiều laptop có sẵn mạch hỗ trợ thẻ Bluetooth tích hợp. Nếu muốn thay thế thiết bị này thì tốt nhất bạn nên mua trực tiếp từ nhà phân phối laptop. Chẳng hạn như với chiếc laptop Dell Inspiron 1525, bạn có thể tìm thấy thiết bị kết nối Bluetooth nằm phía sau khay pin. Bạn chỉ cần mở một ô nhỏ rồi kéo dây dẫn ra và gắn module Bluetooth vào đó (xem ảnh). Một số chủng loại laptop khác có thiết bị Bluetooth đặt gần khe cắm thẻ không dây; một số khác thì nằm ngay dưới bàn phím. Sau khi thao tác xong, bạn cần khởi động lại máy tính, kết nối Internet, download và cài đặt driver thích hợp từ website nhà sản xuất laptop. 5. Card không dây Thời gian thực hiện: 15 phút Việc nâng cấp card Wi-Fi thực ra khá đơn giản, cũng như nâng cấp RAM. Một số loại laptop có card Wi-Fi và RAM đều đặt dưới một tấm che phủ. Việc lắp đặt card Wi-Fi không khó nhưng vấn đề ở chỗ bạn cần tìm được thiết bị tương thích. Hầu hết những chiếc laptop cũ (cách đây vài năm) thường sử dụng card Mini PCI ; còn những chiếc mới hơn thì sử dụng chuẩn Mini PCI Express. Chuẩn sau này có 2 hàng chân kết nối riêng biệt dọc theo chiều dài của card; còn Mini PCI chỉ có duy nhất một hàng chân cắm. Để tránh sự không tương thích về phần mềm cơ sở (firmware), bạn nên mua thiết bị này trực tiếp từ nhà sản xuất, hoặc nhà phân phối sản phẩm chính hãng. Khi đã có chiếc card này trong tay, thao tác tiếp theo dĩ nhiên là gắn thay thế chúng vào máy tính. Nếu card Wi-Fi được đặt ngay dưới bàn phím, thì hãy gỡ bỏ bàn phím ra để xem card đặt ở vị trí nào. Sau đó hãy ngắt 2 dây ăngten (một trắng và một đen) ra khỏi card. Hãy gỡ bỏ card cũ ra khỏi máy bằng cách kéo 2 gờ chắn ở hai bên. Sau đó lắp card mới và gắn dây ăngten vào như cũ. Nếu card Wi-Fi nằm dưới thân máy thì bạn phải tháo nắp máy ra rồi thực hiện theo những hướng dẫn trên.