Đánh giá PSU Huntkey X7 900W?

 

 

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Nguồn Huntkey không quá xa lạ với người dùng Việt Nam sau nhiều nỗ lực của hãng để khẳng định lại danh tiếng sau một thời gian dài thị trường bị nguồn “nhái” xâm lược. Thật ra, Huntkey là một trong những thương hiệu nguồn hàng đầu Trung Quốc với phân khúc thị trường mục tiêu hướng vào các bộ nguồn phổ thông dành cho các hệ thống PC giá rẻ.

Với mục tiêu vươn ra khỏi mái nhà Trung Quốc, Huntkey cần có một chiến lược khác để khẳng định được sức mạnh của mình trước những cái tên quen thuộc như CoolerMaster, Silverstone, OCZ, v.v… Huntkey X7 900 là một phần của chiến lược trên khi đây là bộ nguồn cao cấp nhất của hãng tính đến thời điểm hiện tại.

900W – liệu có đủ chơi?

Trong khi nhiều nhà sản xuất khác đã tung ra những bộ nguồn có công suất thiết kế lên đến 1500W, thậm chí 2000W, thì con số 900W của Huntkey X7 900 khiến bạn không khỏi thắc mắc.

Theo tính toán của các kỹ sư thiết kế của Huntkey, 3 card NVIDIA GTX280 hoạt động ở chế độ 3-way SLI cũng chỉ tiêu tốn tối đa 520W. Trong khi card đầu tiên hoạt động tối đa tiêu tốn khoảng 200W thì cả 2 card còn lại đều không tận dụng hết sức mạnh của GPU và ngốn ít điện hơn. Đo đạc điện năng tiêu thụ của toàn bộ hệ thống (bao gồm 3 card GTX280) cũng chỉ cho kết quả tối đa 800W, đây chính là lý do tại sao Huntkey tự tin đưa X7 900 và sân chơi SLI, thường dành cho các bộ nguồn trên 1000W.

Thực tế sử dụng và thử nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy kết quả tương tự. Hệ thống của bạn thường tiêu tốn điện năng ít hơn khá nhiều so với bạn nghĩ. Một hệ thống bao gồm CPU Core i7-980X, 3 thanh RAM ADATA 2GB chạy ở chế độ Triple-channel, Card Gigabyte HD5850, bo mạch chủ Gigabyte EX58-Extreme cùng một vài thiết bị khác cũng tiêu tốn chưa đến 360W khi chơi game.

Thiết kế bên ngoài và các phụ kiện

Một sản phẩm cao cấp như Huntkey X7 900 cần phải được chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất, kể cả vỏ hộp. X7 900 được Huntkey đặt trong một hộp giấy cứng được thiết kế khá đẹp với tông màu đen tuyền cùng logo X7 sáng bạc nằm bên ngoài. Một số logo chứng nhận cùng những lời giới thiệu đầu tiên dành cho X7 900 được in ngay phía trong, cạnh đó là logo xác nhận thời gian bảo hành lên đến 2 năm cho các sản phẩm PSU của Huntkey.

Huntkey X7 900 là PSU dạng Modular (các cáp điện có thể tháo rời) được thiết kế theo tiêu chuẩn ATX12V v2.3 và EPS v2.92 với kích thước 150 x 86 x 160mm (rộng x cao x dài). Lớp vỏ ngoài được làm bằng kim loại được mạ nikel đen được mài xước đôi chút.

Số lượng các đầu cáp bao gồm:

  • 1 đầu cáp cấp nguồn 24 pin cho bo mạch chủ.
  • 1 đầu cáp ATX/EPS 4+4 pin dành cho CPU.
  • 4 đầu cáp 6 pin dành cho card đồ họa (chân màu xanh).
  • 2 đầu cáp 6 + 2 pin dành cho card đồ họa (chân màu đen).
  • 4 đầu cáp SATA dành cho ổ cứng.
  • 5 đầu cáp peripheral 4 pin dành cho quạt hoặc ổ quang.

Về độ dài cáp nguồn các bạn có thể tham khảo hình ảnh được cung cấp chúng tôi lấy từ website www.itopc.com.

Chiều dài dây của Huntkey X7 900 tương đối thoải mái và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho bạn bố trí, đi dây bên trong các thùng máy có kích thước trung bình. Với các thùng máy cỡ lớn, khi đặt bộ nguồn bên dưới, dây ATX/EPS 4+4 pin có thể không vươn tới cổng cắm, bạn nên xem xét thật kỹ điều này khi chọn mua PSU.

Các thông số kỹ thuật cơ bản được in trên một decal dán bên hông PSU Huntkey X7 900, tương tự như hầu hết các PSU khác.

Huntkey X7 900 được thiết kế với 5 đường 12V độc lập, mỗi đường đạt mức cường độ dòng điện 18A, công suất thiết kế là 216W. Cường độ dòng điện của cả 5 đường 12V không được vượt quá 72A, tương đương với mức công suất 864W.

Hình trên cho thấy sơ đồ các đầu cắm sử dụng từng đường điện 12V độc lập. Với thiết kế như thế, Huntkey hạn chế tối đa trường hợp người dùng không chú ý dẫn đến việc “ép” một đường 12V quá mức gây quá tải.

Các đầu cắm vào thân nguồn chính đều có thiết kế Poka-Yoke, một giải pháp đơn giản nhưng thông minh để người dùng không thể cắm sai đầu cáp. Các đầu cắm này ngoài việc được mã màu, chúng còn có các hình dáng hoàn toàn khác nhau khiến bạn khó mà gắn nhằm cáp.

Nhìn chung, Huntkey X7 900 được chăm chút khá kỹ lưỡng từ vỏ hộp cho đến các chi tiết nhỏ khác. Tuy nhiên, một bộ nguồn thể hiện đẳng cấp không chỉ nằm ở vẻ ngoài mà còn ở các chi tiết bên trong.

Thú thật mà nói, kiến thức của tôi về PSU không đủ cặn kẽ để phân tích đến từng thành phần độc lập trên mạch của Huntkey X7 900. Tuy nhiên, khi nhìn vào cấu trúc bên trong của X7 900, tôi khá có cảm tình. Các linh kiện dù bố trí dày đặc nhưng vẫn được sắp xếp khá cẩn thận. Bo mạch sạch sẽ và thể hiện sự tỉ mỉ của Huntkey trong thiết kế.

Khá ngạc nhiên khi Huntkey chỉ sử dụng độc nhất 2 miếng nhôm dày 6 ly, hoàn toàn phẳng, không lá, không răng cưa để tản nhiệt cho toàn bộ các mosfet công suất bên trong, vốn là linh kiện tỏa nhiệt nhiều nhất. Việc này liệu có ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của Huntkey X7 900? Phải xem kết quả thử nghiệm mới biết.

Một số kết quả thử nghiệm từ www.itopc.com

Thử nghiệm bộ nguồn là một công việc khó khăn và đòi hỏi khá nhiều thiết bị chuyên dụng với chi phí tương đối cao. Do đó, trong thời gian ngắn tới, chúng tôi không có ý định trang bị một hệ thống chuyên dụng để thử nghiệm các bộ nguồn.

Dù vậy, việc test một bộ nguồn trên một hệ thống PC (dù có thật đỉnh) cũng không đem lại cái nhìn tổng quát về khả năng của nó. Chính vì thế, chúng ta sẽ cùng xem xét một số kết quả test từ website itopc.

Kết quả rất đáng ngạc nhiên, Huntkey X7 900 duy trì được các mức điện áp luôn nằm trong giới hạn cho phép của chuẩn ATX12V v2.5. Mức hiệu suất luôn đạt trên 80% ngay cả ở mức công suất vượt thiết kế (1000W). Thậm chí, ở mức tải 50% (đỉnh của biểu đồ hiệu suất), con số đạt đến trên 88%, rất ấn tượng. Nhưng khi xét về tổng thể, Huntkey X7 900 chệch kha khá so với đường hiệu suất chuẩn của chuẩn 80 plus silver. Tuy nhiên, các kết quả trên được đo trên lưới điện có điện áp 115V, hiệu suất khi sử dụng trên lưới điện 225V cho kết quả tốt hơn nhiều, hãy xem hình bên dưới.

Sự chênh lệch được lý giải là do thiết kế “Interleaved PFC” mà Huntkey sử dụng trên X7 900.

Các thành viên của itopc.com thực hiện thêm một bài thử nghiệm khác khi đặt Huntkey X7 900 trong điều kiện hoạt động gần giống nhất với thực tế. Một tủ duy trì nhiệt độ (các bạn có thể tham khảo thêm tại powerlab.vn) được sử dụng để luôn giữ nhiệt độ không khí đầu vào là 45*C, PSU tải 100% công suất (900W) trong vòng 4 giờ, liệu X7 900 có sống sót?

News
Đánh giá PSU Huntkey X7 900W
Chuyển trang: 1 2 3 4

Một số kết quả thử nghiệm từ www.itopc.com

Thử nghiệm bộ nguồn là một công việc khó khăn và đòi hỏi khá nhiều thiết bị chuyên dụng với chi phí tương đối cao. Do đó, trong thời gian ngắn tới, chúng tôi không có ý định trang bị một hệ thống chuyên dụng để thử nghiệm các bộ nguồn.

Dù vậy, việc test một bộ nguồn trên một hệ thống PC (dù có thật đỉnh) cũng không đem lại cái nhìn tổng quát về khả năng của nó. Chính vì thế, chúng ta sẽ cùng xem xét một số kết quả test từ website itopc.

Kết quả rất đáng ngạc nhiên, Huntkey X7 900 duy trì được các mức điện áp luôn nằm trong giới hạn cho phép của chuẩn ATX12V v2.5. Mức hiệu suất luôn đạt trên 80% ngay cả ở mức công suất vượt thiết kế (1000W). Thậm chí, ở mức tải 50% (đỉnh của biểu đồ hiệu suất), con số đạt đến trên 88%, rất ấn tượng. Nhưng khi xét về tổng thể, Huntkey X7 900 chệch kha khá so với đường hiệu suất chuẩn của chuẩn 80 plus silver. Tuy nhiên, các kết quả trên được đo trên lưới điện có điện áp 115V, hiệu suất khi sử dụng trên lưới điện 225V cho kết quả tốt hơn nhiều, hãy xem hình bên dưới.

Sự chênh lệch được lý giải là do thiết kế “Interleaved PFC” mà Huntkey sử dụng trên X7 900.

Các thành viên của itopc.com thực hiện thêm một bài thử nghiệm khác khi đặt Huntkey X7 900 trong điều kiện hoạt động gần giống nhất với thực tế. Một tủ duy trì nhiệt độ (các bạn có thể tham khảo thêm tại powerlab.vn) được sử dụng để luôn giữ nhiệt độ không khí đầu vào là 45*C, PSU tải 100% công suất (900W) trong vòng 4 giờ, liệu X7 900 có sống sót?

Một tràn pháo tay cho Huntkey X7 900, “chiến binh” vẫn còn sống sót sau trải nghiệm đầy khắc nghiệt. Nhiệt độ không khí đầu ra là 70*C, chênh lệch khoảng 25*C so với không khí đầu vào. Một số đường điện đã tụt khỏi mức cho phép nhưng về cơ bản, Huntkey X7 900 đã hoàn thành thử nghiệm.

Thông số điện áp các đường điện sau 4h hoạt động hết công suất

Trong video clip, các thiết bị trông khá là chuyên nghiệp, kết quả test cũng đầy đủ chi tiết nhưng tôi không dám hứa chắc 100% là kết quả của họ hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, với tham vọng của Huntkey, với thiết kế của Huntkey X7 900 thì những kết quả từ www.itopc.com đủ để tôi tin tưởng vào hiệu năng của X7 900.

Kết luận

Với những kết quả thử nghiệm của itopc.com, Huntkey X7 900 thực sự đã gây ấn tượng không chỉ cho tôi mà còn cho các thành viên của itopc.com. Bộ nguồn hoàn toàn hoạt động tốt ở mức công suất cao, trải qua phép thử “tra tấn” trong 4 giờ mà vẫn sống sót. Đặc biệt là hiệu suất biến đổi điện năng trên lưới điện 200W cho kết quả khá tốt.

Hãy làm một phép tính nhỏ, nếu hệ thống của bạn có mức công suất khoảng 650W, với Huntkey X7 900, điện năng tiêu thụ thực tế khoảng 720W (hiệu suất khoảng 88%). Nhưng nếu cùng hệ thống đó hoạt động trên một bộ nguồn khác có hiệu suất chỉ 80%, điện năng tiêu thụ thực tế lên đến 790W. Chênh lệch cho mỗi giờ hoạt động của hệ thống là 70W x 10 giờ x 365 ngày, kết quả là 255kW. Với mức giá địên hiện nay từ 600-1790đồng/kW, con số không hề nhỏ.

Mức giá tham khảo của Huntkey X7 900 tại thị trường nước ngoài là khoảng 170USD, thừa sức cạnh tranh với nhiều đối thủ khác.

Một bộ nguồn có chất lượng tốt, được chăm chút tỉ mỉ từng chi tiết, rõ ràng đội ngũ kỹ sư của Huntkey đang đi đúng hướng. Phần việc còn lại dành cho đội ngũ marketing khi họ cần đem đến nhiều thông tin về Huntkey hơn đến người dùng toàn cầu.

Tôi hy vọng Huntkey sẽ tiếp tục cung ứng các bộ nguồn có công suất cao hơn với chất lượng và hiệu quả hoạt động tương tự như X7 900 để mang đến cho người dùng nhiều chọn lựa hơn khi các thế hệ linh kiện máy tính mới, tốn điện hơn, đang dần xuất hiện.