Tự nhiên mấy hom nay máy tính của em cứ phát ra tiếng kêu rất lạ (tít tít tít) 3tiếng kêu một lần, và cứ khoảng 15 phút lại kêu một lânf tương tự như vậy. Các anh xem giùm có phải là do nhiệt độ cao ko ạ, và các anh cho em luôn một phần mềm xem nhiệt độ và dậy em cách xem luôn nha, em cám ơn các anh nhiều
Nếu thích và có điều kiện, bạn có thể mua một số loại hộp đựng ổ cứng (nhét vào khoang 5.25" như kiểu CoolDrive của CoolerMaster, nó vừa theo dõi nhiệt độ, vừa có tản nhiệt và quạt cho HDD, cũng hay lắm).
Khi bật máy bấm delete hay f2 tùy loại mottherboard là vào được bios, tìm mục pc health xem có set cpu warning temperature ko (chắc là ko phải cái này vì bạn ko bít vào bios chỉ sợ có ai set thôi)
với cả bạn nên nói rõ thêm triệu chứng của máy để mọi người còn biết mà tư vấn ? tiếng kêu xảy ra khi nào có đều đặn ko và xảy ra từ khi nào ....?
quạt hdd thì cứ làm cái quạt tàu 25k có bán ở mấy hàng link kiện máy tính là được.
Đã bao giờ bạn chú ý tới tiếng bíp mỗi khi khởi động máy tính?
Nó chính là thông báo mã hoá chứa đựng thông tin kết quả của quá trình kiểm tra cơ sở các thiết bị phần cứng trong máy. Quá trình kiểm tra này được gọi là POST (Power-On-Self-Test). Nếu POST cho ra kết quả tốt, máy tính sẽ phát một tiếng bíp và mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Nếu các thiết bị phần cứng máy có vấn đề thì loa sẽ phát ra vài tiếng bíp. Nếu giải mã được những tiếng bíp này thì bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong việc chẩn đoán bệnh của máy tính. Trên các máy tính đời mới hiện nay, mainboard được tích hợp các chíp xử lý đảm nhiệm nhiều chức năng, giảm bớt card bổ sung cắm trên bo mạch. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm tính cụ thể của việc chẩn đoán. Ví dụ, nếu chíp điều khiển bàn phím bị lỗi thì giải pháp duy nhất là phải thay cả mainboard.
Bài này, tôi chỉ đề cập tới 2 loại BIOS tương đối phổ dụng là Phoenix và AMI. Rất tiếc, Award BIOS hiện nay có rất nhiều phiên bản và do nhà sản xuất bo mạch chủ hỗ trợ, do đó chúng bị thay đổi nhiều trước khi được tung ra thị trường. Vì vậy, Award BIOS không được đề cập tới trong bài này.
(POST là quá trình kiểm tra nội bộ máy được tiến hành khi khởi động hoặc khởi động lại máy tính. Là một bộ phận của BIOS, chương trình POST kiểm tra bộ vi xử lý đầu tiên, bằng cách cho nó chạy thử một vài thao tác đơn giản. Sau đó POST đọc bộ nhớ CMOS RAM, trong đó lưu trữ thông tin về dung lượng bộ nhớ và kiểu loại các ổ đĩa dùng trong máy của bạn. Tiếp theo, POST ghi vào rồi đọc ra một số mẫu dữ liệu khác nhau đối với từng byte bộ nhớ (bạn có thể nhìn thấy các byte được đếm trên màn hình). Cuối cùng, POST tiến hành thông tin với từng thiết bị; bạn sẽ nhìn thấy các đèn báo ở bàn phím và ổ đĩa nhấp nháy và máy in được reset chẳng hạn. BIOS sẽ tiếp tục kiểm thử các phần cứng rồi xét qua ổ đĩa A đối với DOS; nếu ổ đĩa A không tìm thấy, nó chuyển qua xem xét ổ đĩa C).
Mô Tả Mã Lỗi Chẩn Đoán Post Của Bios Ami
1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu, đó là khi bạn thấy mọi dòng test hiển thị trên màn hình. Nếu bạn không thấy gì trên màn hình thì phải kiểm tra lại monitor và card video trước tiên, xem đã cắm đúng chưa. Nếu không thì một số chíp trên bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Xem lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn gặp vấn đề thì có khả năng bo mạch chủ đã bị lỗi. Bạn nên thay bo mạch.
2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM. Tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.
3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.
4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.
5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.
6 tiếng bíp ngắn: Chíp trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.
7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Thay CPU khác.
8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chíp nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.
9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.
10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.
11 tiếng bíp ngắn: Chíp bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.
1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác
1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.
Bios Phoenix
Tiếng bíp của BIOS Phoenix chi tiết hơn BIOS AMI một chút. BIOS này phát ra 3 loạt tiếng bíp một. Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng-3 bíp dừng. Mỗi loạt được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp.
Mô Tả Mã Lỗi Chẩn Đoán Post Của Bios Phoenix
1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
1-1-4: BIOS cần phải thay.
1-2-1: Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
1-4-2: Xem lại RAM.
2-_-_: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vấn đề.
3-1-_: Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
3-2-4: Chíp kiểm tra bàn phím bị hỏng.
3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình oặc thử với card khác.
3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
4-2-1: Một chíp trên mainboard bị hỏng.
4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
4-2-3: Tương tự như 4-2-2.
4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
4-3-2: Xem 4-3-1.
4-3-3: Xem 4-3-1.
4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.
4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
4-4-2: Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.
4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
1-1-2: Mainboard có vấn đề.
1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard
Đầu tiên bạn cần xác định tiếng kêu lạ đó có trong những trường hợp nào:
- Bật máy lên đã thấy tiếng kêu lạ
- Máy vào Windows mới có tiếng kêu lạ
- Bật máy chạy một lúc mới có tiếng kêu lạ
Trường hợp 1: Bật máy lên đã thấy tiếng kêu lạ
Trong trường hợp này bạn cần lắng nghe và tìm hiểu xem tiếng kêu lạ (gần loa là ở đâu), có thể có các khả năng sau xảy ra:
- Một số ổ cứng sau một thời gian hoạt động có thể có tiếng kêu roẹt roẹt hoặc tắc tắc khi truy cập. Để kiểm tra có phải tiếng do ổ cứng gây ra hay không bạn có thể áp tai vào máy, gần khu vực ổ cứng để nghe. Một số máy có thể dễ dàng tháo ổ ra để xác định nguyên nhân, một số dòng máy đòi hỏi phải tháo tận bên trong. Tùy theo máy của bạn tháo lắp ổ cứng đơn giản hay không mà bạn tự quyết định tháo hay mang qua trung tâm để được kiểm tra, hỗ trợ. Trường hợp tiếng kêu do ổ cứng gây ra, tuy nhiên ổ vẫn hoạt động tốt thì bạn sẽ phải lựa chọn, một là chấp nhận tiếng kêu đó, hai là thay ổ mới và tận dụng ổ cũ làm HDD box lưu trữ gắn ngoài.
- Sound card của máy lỗi, bị lẫn tạp âm nên dù tắt tiếng hoặc giảm volume vẫn có tiếng tạp âm phát ra loa. Trường hợp này cần phải mang máy tới trung tâm bảo hành để kiểm tra cụ thể.
- Hệ thống tản nhiệt bẩn bụi dẫn đến quạt phải quay nhanh hơn nhưng không thoát được khí, cũng dẫn tới tiếng kêu lạ. Hoặc trường hợp quạt bị khô dầu cũng phát tiếng kêu lạ, có thể do phần quạt nằm gần phần loa nên những tiếng phát sinh từ đó nghe tưởng là từ loa phát ra. Để kiểm tra, cần phải tháo máy để vệ sinh. Việc này đòi hỏi phải có kinh nghiệm, nếu không rành tốt nhất bạn nên đem qua trung tâm bảo hành để được xử lý
Trường hợp 2: Máy vào Windows mới có tiếng kêu lạ
- Driver sound card bị lỗi. Giải pháp: gỡ driver đi cài lại, tuy nhiên trước khi gỡ bỏ driver cũ cần chắc chắn bạn đang có bản driver sound card dành cho đúng model máy tính của bạn.
- Cũng có khả năng phần cứng của sound card bị lỗi. Giải pháp xử lý giống ở trường hợp 1, bạn cần đem máy qua trung tâm để được kiểm tra
Trường hợp 3: Bật máy chạy một lúc mới có tiếng kêu lạ
-Đối với trường hợp này, khả năng rất cao tiếng kêu gây nên bởi quạt tản nhiệt. Bởi sau một thời gian chạy, bộ xử lý nóng lên dẫn tới quạt tản nhiệt cần tăng tốc để giải nhiệt, tuy nhiên do bụi bẩn, khô dầu nên phát tiếng kêu lạ. Giải pháp xử lý giống ở trường hợp 1.
Lời khuyên: Nếu không thành thạo để thực hiện các hướng dẫn đưa ra đối với từng trường hợp, tốt nhất bạn nên đưa máy tới trung tâm bảo hành hoặc các điểm dịch vụ có uy tín, bởi nếu cố tháo máy có thể dẫn tới phát sinh hư hỏng các lỗi khác vì thiết kế lắp ráp của máy tính xách tay phức tạp hơn so với máy tính để bàn.