Tôi thấy rất nhiều người viết lý lịch ghi dân tộc "kinh". Xin giải thích thêm về nguồn gốc từ "kinh" này.

tu
tu
Trả lời 16 năm trước
Theo truyền thuyết dân tộc Kinh, những người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là "cùng bọc" (hay còn gọi là Đồng bào) và "đồng bào" là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc. Nếu xét xa hơn nữa thì Lạc Long Quân, tên thật là Sùng Lãm, là con của Kinh Dương Vương, vua nước Xích Quỷ và Long Nữ; còn Âu Cơ là con gái của vua Đế Lai. Lạc Long Quân nối ngôi cha làm vua nước này. Bờ cõi nước Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông giáp biển Nam Hải, phía tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Kinh Dương Vương tên thật là Lộc Tục, là con của Đế Minh, cháu ba đời của vua Thần Nông. Đế Minh đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Con cả của Lạc Long Quân và Âu Cơ trị vì dưới tên Hùng Vương, và là vị vua đầu tiên của người Việt. Vì thế, người Việt thường tự xưng là con rồng cháu tiên. Tổ tiên người Việt đã di cư từ miền nam Trung Quốc hiện giờ đến đồng bằng sông Hồng và hòa nhập với người dân bản xứ. Vào năm 258 TCN An Dương Vương thành lập vương quốc Âu Lạc, tại miền Bắc Việt Nam bây giờ. Vào năm 208 TCN một viên tướng người Trung Quốc là Triệu Đà đánh bại An Dương Vương. Triệu Đà kết hợp Âu Lạc với các lãnh thổ tại miền cực nam Trung Quốc thành vương quốc Nam Việt. Như vậy , có thể nói, chữ Kinh đó xuất phát từ Kinh Dương Vương, ý nói dân tộc Kinh có nguồn gốc từ đó.
tien
tien
Trả lời 16 năm trước
Người Việt là một dân tộc có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng gần 90% dân số Việt Nam và được chính thức gọi là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Việt. Người Kinh, hay dân tộc Kinh (京族; Pinyin: jīngzú, Hán-Việt: Kinh tộc) là tên gọi của người Việt sống tại Trung Quốc. Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình - Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo hiệp ước ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Tàu[1][2]. Thời gian trôi qua, nhóm người Việt này đã bị ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa. Tuy vậy họ vẫn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Họ nói tiếng Việt và sinh sống chủ yếu trên 3 đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), nay gọi chung là Kinh Đảo hay Kinh tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng, khu tự trị người Choang Quảng Tây, nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Hoa kèm với nhiều từ cổ của tiếng Việt. Về chữ viết, ngày nay họ sử dụng Hán tự. Năm 2000 ước tính có khoảng 22.000 người Kinh tại Trung Quốc.