Sai mất rồi! phải là "Đầu năm mua muối, cuối năm mua than"
Bạn có thấy muối rất trắng không? Mua muối đầu năm để "Mua lại sự tinh khiết, trong trắng và việc tốt lành". Than rất đen, biểt hiện cho sự xui xẻo. Ví dụ có một bọng nước. Nếu nó càng to thì càng dễ vỡ. Mua sự xui xẻo vào cuối năm cũng như vậy. Càng xui xẻo những ngày cuối năm thì năm sau càng hên.
tien
Trả lời 16 năm trước
" Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi " có lẽ là câu tục ngữ thường dùng và chính qui hơn so với các dị bản mọi người nêu trên.
Thực ra không có gì khó hiểu cả, đây chỉ là một câu nói về tục lệ quen thuộc đã dần mai một của người Việt Nam lúc cuối năm chuẩn bị đón Tết:
-Đầu năm mua muối cho mặn mà cả năm.
-Cuối năm mua vôi là coi như mua sự bạc bẽo về nhà trước khi năm mới đến [ tục lệ ăn trầu ngày xưa thì phải có vôi, nếu năm mới mà hết vôi rồi lại phải đi mua thì cũng như mua cái sự bạc bẽo về nhà thôi (hình như thế :P) ]
Câu này kiến thức của cháu không chắc chắn lắm, chỉ nên lấy tham khảo thôi ạ.
Đầu năm mua muối là để thêm cái mặn mà đằm thắm cho cả năm . Muối có vị trí rất quan trọng trong đời sống người dân đồng bằng Bắc bộ và miền núi chỉ đứng sau gạo . Các giai cấp thống trị trước đây quản lý muối rất chặt . Cuối năm mua vôi để bỏ bớt cái rủi trong năm (bạc như vôi ) . Dùng quét chân tường , chân cột , gốc cây . Rắc quanh nhà , cổng ngõ,vẽ cung tên dưới cây nêu . Đứng về tâm linh để trừ ma quỷ . Về khoa học thì làm sạch môi trường ,diệt khuẩn , sâu bọ khi xuân sang ấm áp dễ phát triển gây dịch bệnh .
''...cuối năm mua dầu'' cũng đúng .Tôi thấy câu này phổ biến ở miền Trung . Ngày xưa chưa có dầu mỏ phải thắp bằng dầu thực vật . Người ta mua dầu cuối năm để thắp Tết cho sáng sủa '' Sống dầu đèn ...'' và cũng mong năm mới trong nhà nhiều '' dầu'' đồng âm với '' giầu có ''