Cách dạy thể dục cho bé?

Khi dạy  trẻ em hoc thể dục,cô đứng đối diện với trẻ thì trẻ phải làm ngược lai với cô,cach dạy trên xuât phat từ đặc điểm nao trong định hướng k0 jan

rudfjghdgj
rudfjghdgj
Trả lời 13 năm trước

Tập thể dục không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với việc đến các phòng tập hoặc phải tập các bài tập có quy chuẩn. Với trẻ nhỏ, chơi đùa cũng là một cách tập thể dục tốt. Quan trọng là ở chỗ, cha mẹ nên định hướng cho con và chơi cùng con những trò chơi bổ ích, mang tính vận động.

Những gợi ý sau sẽ giúp bạn dạy trẻ sớm làm quen với sự vận động và các bài tập thể dục sau này:

Bước 1:

Dành thời gian chơi cùng con, đặc biệt là những trò chơi mang tính vận động.

Bước 2:

Khuyến khích trẻ tham gia vào những bài tập aerobic nhẹ. Có thể chỉ là những bài tập quen mà trẻ xem như trò chơi đùa như đạp xe, nhảy dây, trượt patin hay bơi lội ...

Bước 3:

Khuyến khích con cùng lũ trẻ hàng xóm, lập thành một đội chơi chung và tích cực tham gia các hoạt động vừa mang tính giải trí vừa mang tính vận động.

Bước 4:

Tự mình làm gương bằng một cuộc sống lành mạnh, một thói quen sống khỏe mạnh: ít xem tivi, ăn uống điều độ và tập thói quen đi bộ nhiều hơn lái xe.

Bước 5:

Đảm bảo rằng ở trường, con bạn cũng được học những bài học về thể dục, vận động.

Bước 6:

Khuyến khích con duy trì thói quen vận động bằng ý niệm: tập thể dục rất vui vẻ và thoải mái, lại tốt cho sức khỏe.

Lưu ý:

- Phải luôn chắc rằng bạn đãđể con bạn tự tập các bài tập thể dục.

- Mỗi ngày chỉ nên để con bạn tập trong khoảng 12 tới 15 phút là tốt nhất.

- Nếu con bạn có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy trẻ khó đảm bảo sức khỏe để thực hiện các bài tập thể dục, hãy xin tư vấn của các chuyên gia trước khi thử cho con làm quen với các hoạt động đó.

djghjfdg
djghjfdg
Trả lời 13 năm trước

Tập luyện với những bé thừa cân là rất cần thiết, tuy nhiên, không phải bé nào cũng thích luyện tập. Điều căn bản là bố mẹ phải biết khuyến khích trẻ.

Bố mẹ có thể giúp con mình giảm những trọng lượng thừa bằng một vài thủ thuật đơn giản. Những bài tập sẽ giúp bọn trẻ khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như có một cuộc sống tốt hơn.

Bắt đầu với một số bài tập luyện đơn giản. Trẻ em thừa cân là những bé trước đây cũng lười vận động và cũng ít khi tập thể dục, chính vì vậy nếu muốn trẻ thích các bài thể dục, điều quan trọng người lớn cần làm là dạy cho chúng những kỹ năng thích hợp để tập thể dục.

Người lớn có thể bắt đầu bằng cách dạy họ làm thế nào để căng người ra đúng cách. Đầu tiên, trẻ cần dang rộng tay, sau đó uống người và tiếp nữa là dang chân. Những bài tập với cơ bắp cũng sẽ giúp trẻ giảm cân nhanh chóng.

Sau khi trẻ đã quen một chút với thể dục đơn giản, người lớn có thể dạy cho bé những bài tập nhảy. Nhảy ở đây là vừa nhảy vừa vung tay chân. Trẻ sẽ tập từ từ, luân phiên giữa động tác nhanh và chậm với nhau để cơ thể cũng có thể điều hòa được.

Xe đạp cũng là một công cụ hữu ích góp phần giúp bé giảm cân. Cha mẹ có thể tìm những chiếc xe đạp thấp, nhẹ vừa với con mình để tránh những nguy hiểm không cần thiết cũng như làm cho trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm hơn khi tập lái xe.

Tư thế lái xe cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng trẻ đặt chân đúng bàn đạp và có thể cho chân chạm mặt đấy. Khi lái xe, lưng trẻ phải thẳng, không được cúi thấp hoặc gập người. Nhiều đứa trẻ thừa cân thích tập với xe đạp vì với chúng đây không hẳn là một bài tập mà còn là một cách thức để chúng có thể sử dụng một phương tiện đi lại.

Trẻ cũng có thể tập đi bộ hoặc chạy. Đi bộ nhanh là một cách hay để tập thể dục và cũng là cách giúp trẻ có nhiều thời gian để quan sát xung quanh. Đi bộ còn là một cách tốt để nâng cao nhịp tim. Điều này rất có lợi cho trẻ nhỏ nếu chúng đang ở trạng thái béo phì vì chạy hoặc đi bộ đều giúp cơ thể dễ dàng đốt cháy lượng calo không cần thiết và giúp trẻ béo phì tạo lập được cơ bắp rắn chắc hơn.

Tuy nhiên, để tránh cho trẻ gặp những thương tích khi tập luyện, người lớn cần tập cùng trẻ hoặc để mắt quan sát trong thời gian trẻ tập luyện. Khi có bất kỳ biểu hiện nào của sự đuối sức trong khi tập, cha mẹ phải cho phép trẻ dừng tập ngay, không nên bắt trẻ tập quá sức, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chung của trẻ.