Phân tích rủi ro trong dự án đầu tư?

Phân tích rủi ro trong Dự án đầu tư thường có các bước như sau: - Tổng hợp thông tin thị trường (liên quan mục đích đầu tư). - Lập ma trận (swotd), so sánh lợi thế và yếu điểm. - Đánh giá tình hình đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng. - Dự báo tình huống diễn biến của thị trường tương lai. - Các tác động ảnh hưởng ngành, tác động tình hình tài chính, chính trị..v.v. - Sự tương thích giữa nhu cầu thị trường và sản phẩm Dự án, chiến lược của Dự án. - Các yếu tố rủi ro khác (môi trường, thời tiết, địa lý..v.v.). Riêng về phần mềm bạn hỏi. Theo mình biết thì có lẽ bạn phải đặt mua tại các DN chuyên viết phần mềm chứ không gặp trên thị trường. Bạn có thể vào Google tìm kiếm qua mạng thử xem.
Trả lời 16 năm trước
Phân tích rủi ro trong Dự án đầu tư thường có các bước như sau: - Tổng hợp thông tin thị trường (liên quan mục đích đầu tư). - Lập ma trận (swotd), so sánh lợi thế và yếu điểm. - Đánh giá tình hình đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng. - Dự báo tình huống diễn biến của thị trường tương lai. - Các tác động ảnh hưởng ngành, tác động tình hình tài chính, chính trị..v.v. - Sự tương thích giữa nhu cầu thị trường và sản phẩm Dự án, chiến lược của Dự án. - Các yếu tố rủi ro khác (môi trường, thời tiết, địa lý..v.v.). Riêng về phần mềm bạn hỏi. Theo mình biết thì có lẽ bạn phải đặt mua tại các DN chuyên viết phần mềm chứ không gặp trên thị trường. Bạn có thể vào Google tìm kiếm qua mạng thử xem.
NamTam
NamTam
Trả lời 16 năm trước
[b]PHÂN TÍCH RỦI RO [/b] [b]1. Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis) [/b] Định nghĩa: Phân tích độ nhạy là phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố có tính bất định (VD: MARR, chi phí, thu nhập, tuổi thọ dự án,…) đến: · Độ đo hiệu quả kinh tế của các phương án so sánh, và · Khả năng đảo lộn kết luận về các phương án so sánh, nghĩa là từ đáng giá trở thành không đáng giá và ngược lại. Nói một cách khác, phân tích độ nhạy là xem xét mức độ “nhạy cảm” của các kết quả khi có sự thay đổi giá trị của một hay một số tham số đầu vào. Nếu biến nào thay đổi mà không ảnh hưởng đến kết quả thì các biến này không được dùng trong phân tích rủi ro. è Phân tích độ nhạy giúp người ra quyết định trả lời câu hỏi “What …If” (Cái gì sẽ xảy ra nếu như) Ví Dụ: Aûnh hưởng của suất chiết khấu MARR đến NPV Mô hình phân tích độ nhạy thuộc loại mô hình mô tả, kết quả của mô hình sẽ cung cấp thêm thông tin có liên quan cho người ra quyết định để lựa chọn phương án hoặc yêu cầu phải tổ chức thêm về một số tham số kinh tế nào đó. Trong phân tích độ nhạy cần đánh giá được biến số quan trọng, là biến số có ảnh hưởng nhiều đến kết quả và sự thay đổi của biến số có nhiều tác động đến kết quả. [b]Nhược điểm của phân tích độ nhạy: [/b] · Chỉ xem xét từng tham số trong khi kết quả lại chịu tac động của nhiều tham số cùng một lúc. · Không trình bày được xác suất xuất hiện của các tham số và xác suất xảy ra của các kết quả. Ghi chú: Có thể thực hiện phân tích độ nhạy theo một tham số trên EXCEL bằng cách sử dụng bảng phân tích một chiều với các lệnh DATA à TABLE. [b]2 Phân tích độ nhạy theo nhiều tham số (Scenario Analysis) - [/b] Còn được gọi là phân tích các tình huống (Scenario Analysis).- Để xem xét khả năng có sự thay đổi tương tác giữa sự thay đổi của các tham số kinh tế, cần phải phân tích độ nhạy của nhiều tham số. Phương pháp tổng quát trong trường hợp này tạo thành các vùng chấp nhận và vùng bác bỏ Trong VD về bán hàng thì - trường hợp tốt nhất là : + giá bán cao nhất + giá mua thấp nhất - trường hợp xấu nhất là: + giá bán thấp nhất + giá mua cao nhất Nếu trong trường hợp xấu nhất mà TIỀN LỜI > 0 thì nên thực hiện PA Ghi chú: Có thể thực hiện phân tích độ nhạy theo hai tham số trên EXCEL bằng cách sử dụng bảng phân tích hai chiều với các lệnh DATA à TABLE [b]3 Phân tích rủi ro (Risk Analysis)[/b] [b]a. [/b]Phân tích rủi ro theo phương pháp giải tích Phân tích rủi ro là phân tích mô tả các ảnh hưởng đối với độ đo hiệu quả kinh tế của các phương án đầu tư trong điều kiện rủi ro. Mô hình tổng quát của bài toán phân tích rủi ro Giả sử ta có m phương án Ai (i = 1,m) mang tính loại trừ lẫn nhau và có n trạng thái Sj (j = 1,n). Nếu ta chọn phương án Ai và trạng thái xảy ra là Sj thì ta sẽ có một kết quả Rij. Trong phân tích rủi ro, chúng ta biết được xác suất để cho các trạng thái Sj xảy ra là Pj ; còn trong điều kiện bất định chúng ta không xác định được Pj. Mô hình tổng quát của bài toán phân tích rủi ro Trạng thái Sj Phương án Ai S1 S2 … Sj … Sn A1 R11 R12 … R1j … R1n A2 R21 … … … … … … … … … … … … Ai Ri1 … … Rij … Rin … … … … … … … Am Rm1 … … … Rmn Xác suất của các trạng thái Pj P1 P2 … Pj … Pn [b] b. [/b]Phân tích rủi ro theo phương pháp mô phỏng MONTE - CARLO Mô phỏng MONTE – CARLO, còn gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê (Method of Statistics) là một phương pháp phân tích mô tả các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên (như rủi ro trong dự án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng.Mô phỏng được sử dụng trong phân tích rủi ro khi việc tính toán bằng cách giải tích quá phức tạp, thậm chí không thực hiện được – chẳng hạn: chuỗi CF là một tổ hợp phức tạp của nhiều tham số có tính chất ngẫu nhiên phải ước tính qua dự báo như: số lượng bán, giá bán, tuổi thọ, chi phí vận hành, … Vì vậy việc ước lượng phân phối xác suất của chuỗi dòng tiền tệ rất khó khăn, nhất là khi các biến ngẫu nhiên đó lại tương quan với nhau. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp mô phỏng sẽ đơn giản hơn nhiều.Thực chất của mô phỏng MONTE CARLO là lấy một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của các biến ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích.Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thử nghiệm. Tính toán thống kê các kết quả đó để có các đặc trưng thống kê cần thiết của kết quả cần phân tích (E, Cv).