Hướng dẫn cách viết 1 dư án đầu tư

hiện mình đang tập làm một dự án đầu tư nhưng ko biết làm như thé nào? có bạn nào có bài mẫu gửi cho mình tham khảo với.Thanks you
see022
see022
Trả lời 16 năm trước
Tớ ví dụ về dự án CNTT nhé! Quản lý dự án CNTT: nên theo cách nào? Bài viết “Dự án ứng dụng CNTT: Vì sao bế tắc” trên TGVT-PCW B số tháng 1/2006 đã nhận được nhiều luồng ý kiến phản hồi của bạn đọc. Chúng tôi trích đăng ý kiến của TS. Hoàng Lê Minh, phó giám đốc Sở BCVT Tp.HCM, trưởng ban quản lý các dự án CNTT tại Tp.HCM trong nhiều năm, về việc xem xét lại vấn đề “tiền kiểm”, “hậu kiểm” mà bài viết nói trên đã nêu, đồng thời đề cập cụ thể hơn những nguyên nhân khiến dự án CNTT rơi vào bế tắc. Những vấn đề của quản lý dự án CNTT Dự án là tập hợp các hoạt động và hạng mục, được lập ra nhằm đạt một số kết quả nhất định, trong một giới hạn về thời gian, nguồn lực tài chính, nhân sự. Khác với dự án xây dựng (XD) hay mua sắm mà kết quả có thể được mô tả bằng sơ đồ, bảng vẽ cụ thể; mục tiêu cuối cùng của dự án ứng dụng CNTT rất khó hình dung vì là sản phẩm, quy trình phi vật thể, sử dụng trí tuệ của con người, chỉ cho kết quả khi được áp dụng thực tiễn. Những năm qua, trừ một số dự án CNTT có nội dung “cứng” (như XD hạ tầng, mua sắm thiết bị phần cứng), rất nhiều dự án CNTT có nội dung “mềm” (như XD phần mềm (PM), tạo lập website, cơ sở dữ liệu, tin học hóa các quy trình quản lý (QL)…) sử dụng ngân sách đã bị rơi vào tình trạng bế tắc ngay từ khi chuẩn bị, trình phê duyệt, cho tới các bước triển khai, đánh giá hiệu quả, nghiệm thu và thanh quyết toán. Để phá vỡ bế tắc trong triển khai dự án CNTT, các cơ quan QL nhà nước ở cấp cao nhất đang xem xét áp dụng các quy định mới về dự án CNTT, hướng dẫn thủ tục lập và phê duyệt dự án CNTT dựa trên các định mức và bảng dự toán chuyên ngành. Các bộ ngành và địa phương trong khi chờ đợi hướng dẫn chung đã phải tự thân “vận dụng” một số quy định khá lỗi thời (như nghị định 52) hoặc nghị định 16 (mới ban hành) để áp dụng cho công tác QL dự án CNTT. Bài viết “triển khai dự án ứng dụng CNTT: Vì sao bế tắc” đăng trên TGVT-PCW B số 01/2006, đã đề cập khá chính xác một số bất cập trong cơ chế QL dự án CNTT hiện nay, nhưng xem ra bản chất của vấn đề này vẫn chưa được làm sáng tỏ (nếu chỉ dừng lại ở việc chọn phương thức QL dự án CNTT theo kiểu “tiền kiểm” hoặc “hậu kiểm”). Tại Tp.HCM, sau một thời gian XD khá nhiều dự án ứng dụng CNTT có quy mô, gây nhiều tranh cãi, hiện nay cơ quan QL chuyên ngành đã ngưng XD dự án theo định mức, chuyển phần lớn dự án thành các công việc và hạng mục, sử dụng ngân sách thường xuyên. Tuy nhiên khi đánh giá cách làm theo kiểu “hậu kiểm” này, tác giả bài viết nói trên lại cho rằng “chỉ [nên] áp dụng cho các dự ánn nhỏ gọn… đối với các dự án án lớn được “xẻ nhỏ” đến tận cấp quận, huyện thậm chí phường, xã… thì cách làm này xem ra không ổn về lâu dài. Việc chia các dự án manh mún ra sẽ khó QL, dẫn tới vấn đề tương thích khi phải tích hợp các ứng dụng và nhất là sẽ lãng phí, trùng chéo vô kể”. Nhưng có thể tác giả đã tự mâu thuẫn với chính mình khi đề nghị cần sớm “áp dụng chế độ hậu kiểm, làm xong mới quyết toán theo thực chi, là phù hợp với những lĩnh vực tạo ra nhiều giá trị vô hình, cần mềm dẻo sáng tạo trong quá trình triển khai. Hơn nữa, khi “hậu kiểm” có thể áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả một cách sát sao với thực tế là điều mà cơ chế “tiền kiểm” đang rất yếu”. Vấn đề là cần phải xuất phát từ các quy định sử dụng ngân sách hiện nay: tiền kiểm “tài chính”, hậu kiểm “kết quả” (thẩm định và phê duyệt) trong các dự án đầu tư và tiền kiểm “kết quả”, hậu kiểm “tài chính” (dự toán và quyết toán) đối với các hạng mục và công việc theo kinh phí sự nghiệp, đồng thời cần phải tính đến những đặc điểm rất khác biệt giữa các dự án CNTT (đặc biệt là các dự án “mềm”), so với các dự án XD và mua sắm để tìm lời giải cho bài toán QL. Xuất phát từ đặc điểm khác nhau của hai phương pháp QL tài chính (theo ngân sách tập trung hay ngân sách sự nghiệp) mà hiệu quả QL và thực hiện công việc sẽ rất khác nhau. Khác biệt của dự án CNTT so với dự án XD 1. Cải tiến quy trình công việc cũ. Hầu hết các dự án XD nhà cao tầng, đường cao tốc, cầu cống… là XD công trình trên một mặt bằng trống (thường gọi là các dự án “Đồng Xanh”). Người ta phải làm các công việc chuẩn bị như xác định địa điểm XD, đền bù giải toả, chuẩn bị lán trại, nhà tạm, tập kết máy móc thi công… Trong khi hầu hết các dự án ứng dụng CNTT luôn bao gồm ba nội dung chính như sau: - Tin học hoá một số quy trình đang tồn tại. - Cải tiến một số quy trình hiện hữu. - Thêm vào một số quy trình mới. Trong CNTT, không có dự án “Đồng Xanh” nào là đơn giản cả. Hầu hết các dự án CNTT như: Tin học hoá QL hành chính nhà nước (112); XD chính phủ điện tử; quản trị tài nguyên doanh nghiệp (ERP); quản trị quan hệ khách hàng (CRM); thương mại điện tử… luôn phải đối mặt với việc thay đổi quy trình công việc vốn đã ăn sâu vào thói quen của người sử dụng. Đội ngũ làm PM phải đảm bảo khi triển khai dự án, không phá vỡ quy trình hoạt động hàng ngày của khách hàng. Thêm vào đó, họ phải lập được kế hoạch để khách hàng chấp nhận việc chuyển tiếp từ quy trình cũ sang quy trình mới. Sự phụ thuộc quá lớn vào khách hàng (người hưởng thụ dự án) của các dự án CNTT hoàn toàn đối nghịch với tính độc lập của các công trình XD, khi khách hàng chỉ bắt đầu sử dụng kết quả của dự án đã hoàn tất và được nghiệm thu. 2. Khó trù liệu những thay đổi. Thực tế là khách hàng (chủ đầu tư dự án hoặc cơ quan phê duyệt) đổi khi suy nghĩ rất sai lầm rằng hoàn chỉnh một PM không có gì ghê gớm, nhà thầu nên kết thúc nó nhanh chóng, chỉ cần vài ngày hay vài tuần, với chi phí tối thiểu hoặc cần giảm giá tối đa. Ngược lại, trong XD cơ bản, khách hàng luôn muốn ngôi nhà của họ được XD kiên cố. Việc rút ngắn thời gian hoặc thay đổi nguyên vật liệu cấp thấp hơn rất ít khi được cấp nhận do kinh phí XD đã được “tiền kiểm" và cố định, rút ngắn thời gian hay sử dụng vật liệu khác cũng đồng nghĩa với việc rút ruột công trình, làm giảm chất lượng. Công nghệ trong lĩnh vực CNTT thường thay đổi nhanh chóng, một số công nghệ có thể có lỗi thời điểm triển khai, cài đặt. Những dự án kéo dài hơn 6 tháng cần phải trù tính việc nâng cấp cả phần cứng lẫn PM. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư dự án phải chuẩn bị thời gian và tài chính để duy trì thiết bị hoạt động đồng bộ. Hầu hết các dự án CNTT còn bị chậm bởi vô số nguyên nhân không thể đoán trước. Thường là do thay đổi trong cách QL, tổ chức, tài chính, thay đổi mức ưu tiên, công nghệ, nhận thức, quy trình và nhu cầu… Việc thêm vào các chức năng mới đồng nghĩa với việc phải tổ chức lại cơ sở dữ liệu và thay đổi giao diện. Nhà thầu không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đồng ý với chủ đầu tư. Đôi khi họ phải làm theo những thay đổi do khách hàng đưa ra, nhưng không được tăng chi phí và thời gian. Trong dự án XD, bất cứ thay đổi mang tính kỹ thuật nào cũng được kiểm soát bởi các thủ tục hợp đồng. Các sự thay đổi liên quan đến bảng mô tả chi tiết kỹ thuật đều dẫn đến kết quả là tăng chi phí và thời gian XD. Nhưng điều này khó định lượng được trong các dự án CNTT, khi mà các hợp đồng không thể trù liệu tất cả những thay đổi vốn là bản chất của dự án. 3. Quy trình xoáy trôn ốc. Các giai đoạn triển khai một dự án XD luôn là tuyến tính, giới hạn của các giai đoạn luôn được xác định khá rõ ràng. Ví dụ, trong XD nhà cao tầng, các giai đoạn phác thảo kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và thi công, bảng mô tả chi tiết vật liệu, thi công XD luôn gối đầu nhau và có những giới hạn khá chính xác. Trong dự án CNTT, các giai đoạn thiết kế, thi công, chỉnh sửa, bắt lỗi, nâng cấp PM không những chồng chéo lên nhau, mà thường phải chạy theo các yêu cầu cụ thể theo kiểu xoáy trôn ốc: yêu cầu khách hàng, thiết kế, XD, triển khai và đánh giá. Chu kỳ này tiếp theo chu kỳ khác. Do đó việc lập một bảng mô tả chi tiết kỹ thuật dựa trên các yêu cầu của người dùng chỉ trong một lần rất khó khả thi. Khách hàng của các dự án CNTT thường đưa ra những yêu cầu theo kiểu qua loa và mong chờ nhà thầu phải nghĩ ra giải pháp để đáp ứng những nhu cầu của họ, điều này chứng tỏ sự hiểu biết của khách hàng rất thiếu và không có cơ sở. 4. Phức tạp khi lập dự toán. Một trong những câu hỏi thường đặt ra là “Tại sao các nhà tư vấn CNTT không thể ước lượng dự toán chính xác như tư vấn XD?”. Trong XD, quy trình dự toán được thực hiện theo những bước khá cụ thể, theo các thiết kế kiến trúc, thiết kế XD và bảng mô tả chi tiết kỹ thuật. Tuy nhiên những dự án CNTT kéo dài quá 6 tháng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như: PM đã trải qua những thay đổi so với dự kiến ban đầu, nhiều phần cứng mới xuất hiện, giá cả có thay đổi (may mắn là thường theo xu hướng giảm giá, thêm chức năng), kỹ năng của người sử dụng do đó cần phải được cập nhật, tùy theo độ phức tạp của dự án… 5. Thêm chi phí hướng dẫn sử dụng. Điểm khác biệt giữa những dự án CNTT với các dự án XD là chi phí cho tài liệu hướng dẫn, đào tạo hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Thường kỹ sư XD ít khi có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm mà họ làm ra. Vì thế, họ không cần phải phát triển các kỹ năng, kỹ thuật hoặc kế hoạch hướng dẫn khách hàng. Họ cũng không phải bỏ nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để viết các tài liệu hướng dẫn khách hàng. Ngược lại, với dự án CNTT, huấn luyện và hỗ trợ khách hàng để đáp ứng yêu cầu của họ nên nhà thầu phải có khả năng, kỹ thuật và công cụ QL riêng biệt, phải lập kế hoạch đáp ứng yêu cầu về tài liệu sử dụng và huấn luyện cho khách hàng. Điều này sẽ tăng chi phí thời gian và tiền bạc. Thay lời kết Sự khác biệt lớn nhất trong QL dự CNTT theo kiểu “hậu kiểm” hay “tiền kiểm” là chỗ một bên QL dự án đầu tư thường coi trọng kết quả đầu ra (nhưng với mức kinh phí đầu vào được “khoán”, không dễ dàng thay đổi); với một bên QL công việc, hạng mục theo kiểu dự toán, thực nhanh thực chi, thường đặt nặng vấn đề kiểm soát dự toán và thanh quyết toán tài chính theo hướng tiết kiệm tối đa, nhưng khó đánh giá được kết quả cuối cùng vì thiếu các bước thẩm định, phê duyệt dự án theo các tiêu chí cụ thể làm căn cứ. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cho thấy QL theo kết quả đầu ra có nhiều ưu việt hơn phương pháp QL theo dự toán đầu vào, nhưng đòi hỏi bộ máy QL phải chuyên nghiệp hơn, có kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cao hơn. Đó là một trong những đột phá của cải cách hành chính (CCHC). Một khi bộ máy QL chưa đủ mạnh, chưa đến tầm, thì việc XD, thẩm định, phê duyệt và triển khai dự án chắc chắn không đạt hiệu quả cao, thậm chí làm ngưng trệ công việc. Bên cạnh đó, vướng mắc về thủ tục, định mức, quy trình … làm cho phương pháp QL dự án theo kết quả đầu ra, dù phù hợp với định hướng CCHC tiên tiến, lại không thể triển khai suôn sẻ được. Phải chăng việc từ bỏ cách làm lớn để quay về cách làm nhỏ lẻ, phân tán dường như phù hợp với trình độ tổ chức, bộ máy và con người hiện nay ? Nhưng nếu vậy thì bao giờ chúng ta mới cải cách và XD được một nền hành chính điện tử? Phải chăng các ngành ngân hàng, tài chính, hải quan …đang thành công trong ứng dụng CNTT và XD được hệ thống thông tin QL đồng bộ, hiệu quả vì họ đã áp dụng được quy trình QL dự án tiên tiến (với sự giúp đỡ từ các dự án vay vốn quốc tế và chuyển giao kinh nghiệm QL dự án CNTT tiên tiến từ nước ngoài) ? Chỉ bằng thời gian và tổng kết các bài học kinh nghiệm của chính mình, chúng ta mới có thể trả lời được các câu hỏi trên! Thực tiễn 10 năm ứng dụng CNTT (1995-2005) có lẽ cũng đủ để giới lãnh đạo ngành rút ra bài học kinh nghiệm thành công và thất bại. Mong muốn hiện nay là những người có trách nhiệm QL ngành (đương chức hay đã nghỉ hưu) cùng ngồi lại xem xét và đánh giá hiện trạng. Cơ quan QL nhà nước ở cấp cao nhất nên sớm vào cuộc, có kết luận và đưa ra định hướng rõ ràng, tránh tình trạng lúng túng “vòng vo tam quốc” trong QL triển khai các dự án CNTT, nếu không các ứng dụng CNTT sẽ còn bị bế tắc hoặc rơi vào tình trạng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” như hiện nay.
styles
styles
Trả lời 16 năm trước
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì? Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ : 1. Tóm tắt thực thi 1. 1 Đối tượng 1. 2 Nhiệm vụ 1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công 2. Tóm tắt kinh doanh 2. 1 Quyền sở hữu công ty 2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính. 2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp 2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ... 3. Các sản phẩm và các dịch vụ 3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ: Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có. 3. 2 So sánh sự cạnh tranh Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì? 3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng 3. 4 Tìm nguồn Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp. 3. 5 Công nghệ Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao.. 3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai 4. Phân tích thị trường 4. 0 Tóm tắt 4. 1 Phân đoạn thị trường Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó. 4. 2 Phân tích ngành 4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến. 4. 2. 2 Các kiểu phân phối. Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian. 4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng 4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn 4. 3 Phân tích thị trường 5. Chiến lược và việc thực hiện 5. 0 Tóm tắt 5. 1 Chiến lược Marketing Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có. 5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường 5. 1. 2 Chiến lược giá cả Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp 5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh. 5. 1. 4 Chiến lược phân phối Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu 5. 1. 5 Chương trình marketing 5. 2 Chiến lược bán hàng 5. 2. 1 Dự báo bán hàng Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể. 5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng 5. 3 Liên minh các chiến lược 5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng. 5. 5 Các điểm mốc quan trọng 6. Quản lý 6. 0 Tóm tắt 6. 1 Cơ cấu tổ chức Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể. 6. 2 Nhóm quản lý Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh 6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý 6. 4 Kế hoạch nhân sự Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên. 6. 5 Xem xét các phần quản lý khác 7. Kế hoạch tài chính 7. 1 Những giả định quan trọng Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại. 7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản 7. 3 Phân tích điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu. 7. 4 Lỗ lãi dự kiến Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian. 7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn. 7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm 7. 7 Tỉ lệ kinh doanh Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy. Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Những chi phí bỏ ra ban đầu Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này. Nguồn theo VCCI
styles
styles
Trả lời 16 năm trước
Default Lập 1 kế hoạch kinh doanh? Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của bạn trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có của bạn. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được chuẩn bị kỹ càng trên giấy, thì chắc chắn nó không thể trở thành hiện thực nơi thương trường. Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt có thể giúp bạn quyết định khởi sự một doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại của bạn. Mặt khác nó có thể giúp bạn nên dừng hoặc tiếp tục công việc kinh doanh không có tính hiện thực cao. Chủ doanh nghiệp thường sử dụng kế hoạch kinh doanh của họ như một kế hoạch hành động, đó là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các việc kinh doanh của họ. Giống như thiết kế một ngôi nhà, kế hoạch của bạn nói cho bạn rõ cái gì bạn nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Rất nhiều người sử dụng kế hoạch kinh doanh cho việc bắt đầu hoạt động và giai đoạn mở rộng các hoạt động. Nhờ đó họ sẽ tiếp tục theo các mục tiêu và ngân sách tài chính đã định. Kế hoạch kinh doanh của bạn là một tài liệu đầy thuyết phục cho việc xây dựng ngân sách. Một kế hoạch kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để đàm phán với một đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc các nhà đầu tư khác. Để vay được tiền, nó là một tài liệu tác động mạnh nhất tới ngân hàng khi bạn đề nghị vay tiền. Nếu bạn muốn gia tăng hoặc vay càng nhiều tiền hơn thì kế hoạch kinh doanh của bạn càng phải cần thận, kỹ càng hơn. Một kế hoạch kinh doanh điển hình gồm bảy phần chính: * Phần giới thiệu * Miêu tả hoạt động kinh doanh * Thị trường * Phát triển và Sản xuất * Bán hàng và Marketing * Ban quản lý * Tài chính - Phần giới thiệu: Phần giới thiệu cho kế hoạch kinh doanh của bạn - gồm trang bìa, tóm tắt ý chính, và mục lục - quyết định ấn tượng đầu tiên bạn tạo ra cho người đọc. Trong nhiều trường hợp, các phần giới thiệu, đặc biệt là phần tóm tắt, sẽ quyết định liệu người đọc có đọc nốt phần còn lại kế hoạch của bạn hay không. Ngoài ra, phần mục lục thể hiện cách bạn tổ chức toàn bộ kế hoạch của mình. Vì lý do này, tất cả các phần để giới thiệu phải được soạn thảo tốt nhất cả về hình thức và nội dung. - Tổng quan về công ty của bạn: * Đưa ra những thông tin giới thiệu sơ lược về công ty * Miêu tả chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ bạn đang định cung cấp. - Thị trường: Đây là một trong những phần quan trọng nhất của kế hoạch kinh doanh, trong đó phải xem xét đến quy mô của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển của thị trường. cũng như các đối thủ cạnh tranh chính của bạn trong thị trường này. Phần này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. - Bán hàng & marketing: Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn, phần này sẽ nêu rõ chiến lược và các thủ thuật mà bạn sẽ sử dụng để khiến khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một kế hoạch Bán hàng và Marketing vững mạnh sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và nó là một đảm bảo cho các nhà đầu tư tiềm năng tin rằng bạn có một kế hoạch khả thi và có đủ các nguồn lực để xúc tiến bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Phần kế hoạch Bán hàng và Marketing của bạn sẽ gồm: * Phương thức bán hàng : Làm thế nào bạn đưa được sản phẩm tới người sử dụng cuối cùng hay khách hàng mục tiêu của bạn - phương thức phân phối và bán hàng của bạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cũng phải diễn giải rõ kế hoạch tiếp cận các kênh phân phối của bạn. Bạn có bán hàng trực tiếp cho các khách hàng của mình không? Bạn có sử dụng các đại diện bán hàng, các nhà phân phối hay môi giới không? Bạn có định sử dụng một đội ngũ bán hàng trực tiếp không? * Quảng cáo và khuyến mại: Bạn phải trình bày rõ các phương tiện quảng cáo bạn định sử dụng: báo chí, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình, Danh bạ các trang vàng, v.v... Đồng thời mô tả các chương trình quảng bá sản phẩm, các tài liệu bán hàng hoặc khuyến mại (như tập san và các tờ rơi giới thiệu sản phẩm), mẫu thiết kế bao bì, các nỗ lực triển lãm thương mại, và những hoạt động tương tự. - Bộ máy quản trị: Vì trong việc thực hiện kế hoạch và phát triển kinh doanh, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần giới thiệu về cơ cấu và sơ lược tiểu sử của các thành viên chính trong ban quản trị cũng như những người nắm các vị trí quan trọng trong các bộ phận của công ty. Bạn cũng có thể phân tích sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu của từng người cũng như trình bày tóm tắt về chương trình tuyển dụng cũng như đào tạo nhân lực của công ty. - Phân tích tài chính: Đây là phần đóng vai trò rất quan trọng vì nó sẽ quyết định một kế hoạch có khả thi về mặt kinh tế hay không bằng các biểu mẫu tài chính: báo cáo thu chi tiền mặt, bảng cân đối thu chi, chi phí hoạt động, khả năng quay vòng vốn, thời hạn thanh toán, cũng như điểm hòa vốn... [b]Còn viết dự án về cách trình bày thì vừa vừa thôi, đúng quan trọng là viết những điều gì, có hợp lý hay không, có thu hút được họ bằng lợi nhuận cao, bằng cách làm hay ho hay không? ......[/b]
Võ Hồng Quân
Võ Hồng Quân
Trả lời 14 năm trước

Tôi thấy câu trả lời của bạn style tương đối đầy đủ rồi đó

Công ty Ánh Duơng
Công ty Ánh Duơng
Trả lời 13 năm trước

Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

1.PHẦN THUYẾT MINH
1. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
2. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:
a) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.


ADTT0370.jpg2.PHẦN THIẾT KẾ CƠ SỞ.
Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo,Phần này lại bao gồm phần THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ và PHẦN BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ SỞ
2.1.THUYẾT MINH THIẾT KẾ CƠ SỞ
phần này nhìn chung có thể làm riêng hoặc trực tiếp trên các bản vẽ thiết kế cơ sở.Nó gồm có các nội dung sau:
a) Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
b) Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng.
c) Thuyết minh xây dựng:
- Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác.
- Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và tọa độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của công trình nếu có;
- Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực và các công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc; màu sắc công trình; các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực xây dựng;
- Phần kỹ thuật: giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; danh mục các phần mềm sử dụng trong thiết kế;
- Giới thiệu tóm tắt phương án phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
- Dự tính khối lượng các công tác xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.
2.2.PHẦN BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ SỞ
a) Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;
b) Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, toạ độ và cao độ xây dựng;
c) Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy, nổ.

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó