Làm sao để vượt qua cơn nghén khi mang thai?

Em mang thai được gần 2 tháng. Trong thời gian này em bị ghén nhiều đến nỗi không ăn được gì cả. Em ngửi thấy mùi mỡ, mùi xà phòng, nước xả quần áo, mùi xe cộ nói chung là tất cả các mùi em đều sợ và buồn nôn. Nhìn thấy thịt, cá, trứng em dều rất sợ và không ăn được. Em cũng đã cố gắng ăn để cho thai nhi đủ chất nhưng em chưa ăn đã nôn rồi. Bụng em đói cồn cào nhưng không ăn được. Em xin các chuyên gia cho em lời khuyên.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Có tới 80% phụ nữ mang thai trong những tháng đầu đều nôn mửa kèm chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ... dân gian thường gọi là ốm nghén, được chia thành nhiều mức độ khác nhau:

- Nghén bình thường: có cảm giác buồn nôn và nôn nhưng những lúc khác vẫn ăn được.

- Nghén quá mức: nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là chết “đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng, nếu kéo dài sẽ có nguy cơ thiếu 2 loại vitamin quan trọng:

+ Thiamin: sẽ gây biến chứng về mắt hoặc có thể gây mù.

+ Vitamin K: ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Nguyên nhân

Cho tới nay vẫn chưa xác định chính xác, người ta cho rằng nghén là hiện tượng phản ứng của cơ thể đối với nội tiết tố thai kỳ. Một số khảo cứu cho thấy, khi nội tiết tố tăng sẽ làm nôn ói tăng. Nội tiết tố đạt đến đỉnh vào khoảng tuần thứ 8-9 của thai kỳ sau đó giảm dần và đến 14-16 tuần thì chấm dứt.

Tuy nhiên cũng có khoảng 20% thai phụ tình trạng nôn ói vẫn diễn ra và kéo dài suốt thai kỳ. Hiện tượng này được giải thích là do quá nhạy cảm với nội tiết tố của thai kỳ. Ngoài ra còn do yếu tố tinh thần, gia đình và xã hội. Sự lo lắng cho cuộc sống thường ngày cũng làm gia tăng hiện tượng nghén. Có người nôn ói dữ dội ở nhà nhưng khi nhập viện lại hết. Nôn ói lâu ngày, không ăn uống được có thể gây sút cân, mất nước, rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.

Như bạn mô tả, có thể bạn thuộc dạng nghén quá mức. Để an toàn cho thai kỳ, bạn cần tự giải quyết yếu tố tinh thần (nếu có) trước sau đó nhờ bác sĩ kê toa thuốc uống hỗ trợ, thường bác sĩ sẽ cho vitamin B6, đây được xem là thuốc trị thai nghén khá công hiệu. Thuốc chống ói sẽ được sử dụng dưới dạng uống, chích hoặc nhét hậu môn. Một số loại thuốc chống ói an toàn cho phụ nữ mang thai, gồm: metoclopraimid (primperan), promethazin, prochlorperazin, chlorpromazin. Mặc dù an toàn nhưng vẫn phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, thuốc chống ói chỉ hỗ trợ giảm ói một phần mà không thể giảm 100%.

Trường hợp nghén quá mức, gây suy nhược bạn cần nhập viện để truyền dịch hoặc thậm chí nuôi ăn qua tĩnh mạch. Lưu ý là trước đó nên đi khám để loại trừ các bệnh khác như dạ dày, mật, tụy.

Một vài bí quyết nhỏ nữa là nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh. Có thể ăn vặt các loại quả khô như đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.

Bạn cũng cần chú ý:

- Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu.
- Đừng để quá đói hoặc ăn quá no.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít.
- Khi ăn cơm, không nên ăn canh hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu.
- Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị.
-Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.

Chúc bạn chóng qua hết 3 tháng ngén khó chịu của thai kỳ.

Thân mến.

Nguồn: wtt

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ thường bị mệt lả, hết cả sức sống và có thể bị nghén đến không ăn uống được gì. Làm thế nào để tồn tại qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ đây?

1. Uống nhiều nước

Đây là thời kỳ mà bạn cảm thấy dường như mình đang bị ốm thực sự. Do đó đây là thời điểm quan trọng, bạn nên uống nhiều nước. Hãy để những chai nước lọc ở bất cứ nơi nào bạn thuận tiện lấy được nhất. Bạn có thể nhấp một vài ngụm đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó, tiếp tục nhâm nhi cả ngày để ngăn chặn sự mất nước.

2. Ăn ít và ăn thường xuyên làm 6 bữa nhỏ

Mặc dù thời điểm này bạn thực sự chán ăn hoặc sợ ăn một vài loại thực phẩm nào đó thì bạn vẫn cần phải tích cực ăn để lấp đầy cái dạ dày trống không của bạn. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, thậm chí nếu nó chỉ là một mẩu bánh mỳ khô cũng ổn.

Trong thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 6 bữa ăn nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính như khi bạn chưa mang bầu để giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng bệnh buồn nôn vào mỗi buổi sáng ở thai kỳ đầu tiên.

3. Nuông chiều sự thèm ăn của bạn

Nếu chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó, ngay cả khi thực phẩm đó khá xa lạ với bạn trước đó hoặc không phải là thực phẩm lành mạnh nhất bạn nên ăn nhưng bạn cứ ăn cho thỏa thích để đáp ứng sự thèm thuồng và đừng lo lắng về điều này.

4. Tìm cách bổ sung uống vitamin

Nếu việc uống các vitamin trước khi sinh làm cho bạn cảm thấy khó chịu thì hãy thử dùng nó trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào hoặc thay đổi liều lượng thuốc vitamin của bạn khi bạn đang bầu bí nhé.

5. Thưởng thức những tách trà thảo dược

Bạn có thể thưởng thức các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà gừng để có tác dụng làm dịu sự buồn nôn do nghén. Nhưng cũng không nên lạm dụng các loại trà thảo mộc, hãy chỉ uống điều độ và luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi thử nghiệm và thưởng thức bất kỳ loại thức uống nào.

6. Nghỉ ngơi

Bạn đang mang thai, do đó nhiều khi bạn cảm thấy không thể theo kịp công việc hiện nay hoặc theo kịp tần suất làm việc của các đồng nghiệp? Đây là điều hiển nhiên vì bạn đang trong giai đoạn đầu mang thai. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và môi trường làm việc thoải mái thì có thể tạm thời đưa chân lên ghế cho thoải mái hoặc có một giấc ngủ ngắn. Mọi người biết cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

7. Nhìn về tương lai

Vì chưa thích nghi với sự mang thai nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi, sẽ có nhiều chạnh lòng, buồn bực vô cớ, sẽ có những lúc bạn muốn cuộn tròn trong chăn và khóc. Song hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi sự mệt mỏi, khó chịu này cũng sẽ qua. Bạn hãy chờ đợi một cuộc sống mới tươi đẹp, kỳ diệu đang phát triển từng ngày lớn lên bên trong cơ thể bạn.

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

- Khi mang bầu, nếu nôn nhiều đến mức khiến lượng ăn vào không đủ và thiếu nước, điện giải; biểu hiện gồm sụt cân, môi khô, mệt mỏi nhiều là đã ảnh hưởng sức khỏe; nhất thiết phải được khám, xử trí bởi bác sỹ.
- Để đỡ nôn, có thể tham khảo sử dụng các yếu tố sau đây:
1. Tinh thần, thần kinh: những thai phụ lo lắng, căng thẳng dễ bị nôn nhiều. Bản thân triệu chứng nôn cũng làm thai phụ lo lắng căng thẳng. Việc nhận thức rằng nôn là triệu chứng thường gặp của người có bầu và không gây ảnh hưởng gì nếu không đến mức như phần trên nói thường giúp ích cho tinh trạng tinh thần của thai phụ bị nôn khi mang thai.
2. Ăn nhiều lân. Không ăn quá nhiều một lần. Bụng trống thường đi kèm với rất dễ nôn ói. Ăn ngay trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy thường tỏ ra giúp giảm triệu chứng ói. Những thức ăn, uống có cồn, cay, nồng hay làm tăng nôn sau bữa ăn có chúng.
3. Có thể dùng thuốc giảm ói. Tuy nhiên việc dùng thuốc khi có thai tốt nhất là theo chỉ định của bác sỹ.

Chúc hai bạn khỏe,