Ăn gì khi mang thai?

Em mới mang thai lần đầu nên cũng hơi lo, không biết nên ăn thức ăn gì tốt cho thai nhi? Hiện em mang thai được 2 tháng rồi, thấy không hành, nhưng cũng không ăn dược nhiều, vì không cảm giác thèm ăn.

Nguồn: webtretho

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn,

Bất kỳ món ăn thức uống nào bạn đưa vào cơ thể đều có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi.

Do đó, bạn hãy cùng tìm hiểu qua lợi ích của một số chất và sinh tố cần thiết cho thai phụ nhé!

1. Đạm

Tác dụng: Cần thiết cho sự phát triển tế bào và sản xuất máu.

Nguồn cung cấp: Thịt động vật, cá, lòng trắng trứng, đậu nành, đậu xanh, bơ, đậu phộng, đậu hũ.

2. Carbon-hydrates

Cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Nguồn cung cấp: Ngũ cốc, khoai tây, trái cây, rau, bánh mì.

3. Can-xi

Giúp xương chắc khoẻ và tốt cho chức năng thần kinh. Thiếu nó, răng sẽ dễ hư
Nguồn cung cấp: Sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi, rau cải bó xôi.

4. Sắt

Góp phần sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Nguồn cung cấp: Thịt có màu đỏ, rau cải bó xôi, ngũ cốc.

5. Vitamin A

Đem lại làn da khoẻ, mắt sáng, giúp xương phát triển.

Nguồn cung cấp: Cà rốt, rau màu xanh đậm, khoai lang.

6.Vi tamin C

Giúp răng, lợi, xương chắc khoẻ, đẩy mạnh quá trình hấp thụ sắt.

Nguồn cung cấp: Trái cây có múi, bông cải, khoai tây, nước trái cây.

7.Vitamin B6

Hình thành tế bào máu, tác động tới sự hấp thụ protein, chất béo và cacbonhydrates.

Nguồn cung cấp: Thịt heo, gạo, chuối.

8. Vitamin B12

Hình thành tế bào máu, duy trì sức khoẻ hệ thần kinh.

Nguồn cung cấp: Thịt động vật, cá, sữa (có thể bổ sung bằng cách uống viên bổ sung vitamin B12)

9. Vitamin D

Giúp xương và răng chắc khoẻ, hấp thụ can-xi tốt. Nếu thiếu, trẻ dẽ bị còi xương, mẹ sẽ bị hư răng.

Nguồn cung cấp: Sữa và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và bánh mì.

10. Axit Folic

Sản xuất máu và protein, kích thích sự hoạt động của enzyme.

Nguồn cung cấp: Rau xanh, trái cây và củ có màu vàng đậm, các loại đậu.

11. Chất béo

Dự trữ năng lượng, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác dễ hơn.

Nguồn cung cấp: Thịt, các sản phẩm từ sữa, bơ, dầu ăn.

Cần tránh gì?

- Không uống rượu, cafe. Hỏi bác sĩ khi dùng thêm vitamin và thức uống có nguồn gốc thảo mộc vì có thể ảnh hưởng đến bào thai.

- Thịt, cá, hải sản sống vì có sự hiện diện của khuẩn Listeria

- Gan, pa-tê vì chứa quá nhiều vitamin A, không tốt cho bé.

- Trứng chưa luộc chín (lòng đào), sữa chưa tiệt trùng.

- Rau, trái cây chưa rửa sạch.

- Tránh ăn lạc (đậu phộng) nếu gia đình có người có tiền sử bị dị ứng, chàm, ngứa.

- Chỉ ăn các loại cá thông thường, tránh các loại cá lạ như cá mập, cá kiếm, cá thu đại dương vì thịt của chúng có thể chứa thuỷ ngân, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai và não.

Chúc bạn vui khỏe,

Thân mến

mùa đông
mùa đông
Trả lời 13 năm trước

Những thông tin giúp bạn biết cách ăn uống khoa học khi mang thai:

1. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin trước khi bạn có ý định mang thai. Lưu ý rằng, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khỏe mạnh trước khi bạn muốn làm mẹ sẽ tốt hơn bất kỳ một đơn thuốc nào từ bác sĩ.

2. Các loại quả, củ có màu vàng (hoặc vàng cam) chứa nhiều vitamin A và beta carotene, giúp phát triển xương, da, thị giác cho thai; đồng thời, chúng cũng tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư vòm họng cho người mẹ. Tuy nhiên, bạn không nên bổ sung vitamin A một cách tùy tiện. Bởi vì, quá thừa vitamin A (lớn hơn khoảng 4.000 IU vitamin A/ngày) sẽ gây hại cho sức khỏe.


alt
Ảnh:photobucket

3. Các loại thịt, thủy (hải) sản chưa qua chế biến đều có thể khiến bạn bị mắc bệnh về đường ruột. Bạn tuyệt đối không nên ăn gỏi cá, thịt tái hoặc những miếng thịt còn có màu hồng. Bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm khi chúng đã được nấu chín.

4. Phomat mềm có thể chứa vi khuẩn Listeria. Bạn nên tránh ăn phomat để ngăn ngừa Listeria có thể xâm nhập qua nhau thai, ảnh hưởng đến thai; thậm chí, nó còn gây nên tình trạng sảy thai, thai chết lưu… Ngay cả các loại kem được sản xuất bằng nguyên liệu phomat cũng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu.

5. Khi mang bầu, bạn có thể cảm thấy nôn nao hoặc xuất hiện những cơn nóng ở dạ dày. Những lúc này, bạn nên ăn thêm hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại đậu (đỗ), uống nước hoa quả tươi.

6. Nhiều thai phụ hiểu sai ý nghĩa câu “Ăn uống cho hai người (mẹ và bé) khi mang bầu”. Thực chất, bạn không cần phải tăng gấp đôi khẩu phần ăn, bạn chỉ nên tăng khoảng 300kalo mỗi ngày. Sự tăng cân khi mang thai có thể khác nhau giữa phụ nữ này và phụ nữ khác. Mức tăng cân lý tưởng khi mang bầu là từ 10-15kg.
alt
Ảnh:rbf


7. Duy trì cân bằng dinh dưỡng: Mỗi ngày, bạn nên ăn uống đa dạng, bao gồm thịt, cá, sữa, các loại hạt, rau xanh, hoa quả… Như thế mới đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của cả mẹ và bé. Bạn tuyệt đối tránh ăn kiêng vì thịt là nguồn thực phẩm giàu sắt và protein.

8. Bạn nên kiểm soát thói quen uống trà và cafe khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy, nếu tiêu thụ vượt quá 300mg caffein (chất có nhiều trong trà và cafe) mỗi ngày thì 50% bà bầu có dấu hiệu sảy thai.

9. Nếu nước tiểu của bạn sậm màu hơn thì có thể nguyên nhân là vì bạn không uống đủ nước. Vì vậy, khi mang bầu, bạn nên uống nước đều đặn vào buối sáng, buổi trưa, buổi chiều và uống ít hơn vào buổi tối. Bạn cũng nên bổ sung nước sau khi luyện tập.

10. Chứng thèm ăn khi mang thai có thể được gây ra từ sự thiếu hụt dinh dưỡng; chẳng hạn, nếu bạn thèm khoai tây rán hoặc dưa chua, nhiều khả năng cơ thể bạn cần thêm natri (một chất hóa học của muối).

11. Chứng thèm ăn phần lớn là do thay đổi hormone khi mang thai. Điều này là bình thường trừ khi bạn thèm những thứ không phải là thực phẩm như cát, vải, gỗ… Khi đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

12. Bạn nên bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường chứa khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh bé nhẹ cân và để lại nhiều rắc rối sức khỏe khác cho bé. Nên nhớ, mọi thứ bạn hấp thu vào cơ thể đều ảnh hưởng đế

hehehehe
hehehehe
Trả lời 13 năm trước

Các món ăn bồi bổ cho sản phụ

Thịt lợn hấp lươn là một trong những món ăn rất tốt cho người mới sinh. Lươn 250 g, thịt lợn 100 g, hành, gừng, muối, rượu vang, xì dầu vừa đủ. Làm sạch lươn, bỏ ruột, thái miếng cả lươn và thịt lợn, ướp gia vị rồi hấp, ăn cả nước và cái.

Sau khi sinh nở, phụ nữ cần được bồi bổ để bù đắp lại sức lực bị tiêu hao, kể cả phần máu mất đi. Việc bồi bổ cho người mẹ còn nhằm mục đích cung cấp dinh dưỡng cho đứa trẻ mới ra đời. Các món ăn dưới đây đáp ứng được các yêu cầu trên:

Chè trứng, táo:
Trứng gà tươi 2 quả, lạc nhân 100 g, đại táo 12 quả, đường đỏ 50 g. Luộc chín lạc, sau cho trứng gà và đường đỏ vào nấu cùng. Ăn cái uống nước canh. Mỗi ngày 1 lần, cần dùng liên tục 20 ngày.

Nước lá tía tô, hành
: Hành 50 g, lá tía tô 10 g, đường đỏ 50 g. Luộc hành và lá tía tô, sau gạn lấy nước cho đường đỏ vào uống. Uống nóng, ngày 1 lần trong một thời gian.

Nếu bị nhiệt sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị nhiệt cần ăn kiêng các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá, mỡ, các đồ uống lạnh và các thức ăn nóng như quế, thức ăn rán, thịt cừu… Những món ăn có tác dụng giải nhiệt là:

Canh bầu dục lợn: Bầu dục lợn 1 quả, đậu xị 15 g, hành 10 g, gạo tẻ 50 g. Bầu dục lợn làm sạch cho cùng gạo tẻ, đậu xị vào nồi nấu thành canh, thả hành vào ăn.

Canh mộc nhĩ đen, quả dâu: Mộc nhĩ đen 10 g, quả dâu 30 g, hồng táo 7 quả, cho vào nồi nấu chín làm món ăn điểm tâm hàng ngày.

Cháo thịt, đậu xị, hành: Đậu xị 10 g, hành 10 g, cho vào đun lấy nước rồi cho thịt xay vào nấu cháo ăn. Cần ăn vài tuần, hoặc thay món cho dễ ăn.

Cháo chim bồ câu, hạnh nhân: Thịt bồ câu 100 g, hạnh nhân ngọt 100 g, cho vào nấu ăn.

Nước quýt hoa hồng: Dùng nước quýt 30 g, hoa hồng 3 g. Sắc lấy nước uống trong ngày thay trà.

Tim lợn hầm muối: Tim lợn 1 quả, cho vào hầm nhỏ lửa chín nhừ nêm muối vào ăn.

Cháo cá đậu xị: Đậu xị 15 g, thịt cá chầy bạc 100 g, cùng cho vào nồi nấu ăn.

Trà dây mướp: Dây mướp 10 g, cho sắc lấy nước uống thay trà trong ngày.

Cháo lươn, nước gừng: Lươn 150 g, nước gừng 10-20 ml, cho vào gạo tẻ nấu thành cháo ăn.

Cháo rau cải dầu: Dùng 100 g cải dầu nấu với gạo tẻ thành cháo ăn.

Nếu bị băng huyết

Trong vòng 24 tiếng sau sinh, nếu như âm đạo ra máu trên 400 ml thì được coi là băng huyết, cần báo ngay cho bác sĩ. Nguyên nhân có thể là sót nhau, tử cung co kém, rách phần mềm ở âm đạo hay cổ tử cung, trở ngại chức năng đông máu. Một số món ăn có thể hỗ trợ cải thiện tình hình:

Thịt lợn, bách hợp, đương quy: Bách hợp 30 g, đương quy 9 g, thịt lợn nạc 60 g, cho cả vào nấu chín. Cần ăn 5-7 ngày.

Dấm luộc trứng gà: Dùng dấm và rượu mỗi loại một nửa cho trứng gà vào luộc, ăn trứng gà.

Lòng trắng trứng gà: Trứng gà 1 quả, đập lấy lòng trắng, cho dấm lượng tương đương lòng trắng trứng gà, cho thêm 15 g sơn tra vào nấu lên uống.

Cháo cá chép, nước hoa đậu răng ngựa: Nước hoa đậu răng ngựa 30 g, thịt cá chép 250 g, cho gạo vào nấu cháo ăn.

Cháo hoa phù dung: Hoa phù dung 15 g, sắc lấy nước, cho gạo và đường vào nấu cháo ăn.

Nếu ra sản dịch kéo dài

Chè cà đường đỏ:
Cà 2 quả thái lát, đường đỏ 50 g, cho vào nấu cùng, mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.

Nước ngó sen: Ngó sen tươi 500 g giã nát, vắt lấy nước uống ngày một lần.

Nước đậu: Đậu đen, đậu đỏ mỗi loại 200 g, cho cả 2 thứ vào rang qua, sau cho nước cùng men rượu nấu lấy nước uống, ngày uống một lần.

Nước sơn tra, lá chè: Sơn tra (táo mèo) 50 g, lá chè 6 g, đường đỏ 100 g, cho cả vào nấu cùng, lấy nước uống. Ngày uống 2 lần.

Canh trứng: Đậu phụ 2 bìa, trứng gà 2 quả, một ít đường trắng, cho tất cả vào nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói, ngày ăn một lần và ăn thường xuyên.

Nước gừng: Gừng tươi 50 g nướng cháy, đường đỏ 50 g, hai thứ nấu lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

Canh trứng vịt:
Trứng vịt 1 quả, tô mộc 6 g, ngó sen 30 g. Cho tô mộc và ngó sen vào sắc lấy nước bỏ bã, sau cho trứng vịt đã luộc bỏ vỏ vào đun một lát, ăn trứng, uống nước canh, ngày 1 lần, ăn liền 5 ngày.

Nếu mất máu nhiều gây choáng


Sau khi sinh nếu đột nhiên thấy chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa, có khi bất tỉnh thì đó là biểu hiện mất máu, cần báo ngay cho bác sĩ. Một số món ăn hỗ trợ làm khỏi bệnh:

Nước sâm: Hồng sâm 10 g, thái lát cho nước vào nấu uống.

Cháo a giao: A giao 15 g, gạo nếp 30 g, cho gạo nếp vào nấu thành cháo chín thì cho a giao vào, vừa đun vừa khuấy, sôi nhào lên là ăn được.

Gà hầm thuốc: Gà mái 1 con, đương quy 30 g, xuyên khung 15 g, làm sạch thịt gà cho vào hầm cùng đương quy, nấu chín, ăn thịt gà uống nước canh.

Trứng gà, rau cần: Rau cần 100 g, trứng gà 2 quả, nấu chín ăn trứng, bỏ canh.

Đậu đen, hồng hoa sắc: Đậu đen 30 g, hồng hoa 6 g, sắc lấy nước cho 60 g đường đỏ vào uống nóng.

Mộc nhĩ đen hầm: Mộc nhĩ đen, đường phèn, lượng như nhau, đem hầm nhừ, mỗi lần uống 1 thìa, ngày 2 lần.