Ăn kiêng khi mang thai?

hoang
hoang
Trả lời 13 năm trước

Chào bạn!

Vì muốn giữ cho vóc dáng của mình được thon thả hoặc sợ thai nhi quá to gây nên hiện tượng khó sinh nên một số phụ nữ mang thai đã thực hiện việc kiêng khem trong ăn uống, ăn ít đi. Cách làm này rất có hại cho cả mẹ và thai nhi.

Sau khi mang thai, sự trao đổi chất diễn ra ở phụ nữ mang thai vô cùng mãnh liệt, cùng với đó là hàng loạt các thay đổi của những cơ quan và bộ máy có liên quan tới việc mang thai. Ví như, túi dinh dưỡng của thai nhi – tử cung, cũng tăng thêm 670g, ngoài ra còn cần dự trữ lượng mỡ 4500g, thai nhi nặng 3000g – 4000g, cuống rốn và nước ối nặng 900 – 1800g. Tóm lại, suốt quá trình mang thai, bà bầu sẽ nặng hơn so với trước khi mang thai khoảng 11kg. Vậy thì, phụ nữ mang thai sẽ cần hấp thụ rất nhiều chất dinh dưỡng.

Nếu không đủ dinh dưỡng sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi như: thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới sự sinh sôi nảy nở của tế bào thần kinh, khiến trí lực kém; thiếu muối vô cơ, nguyên tố như canxi, photpho sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, răng, dẫn tới bệnh mềm xương. Thiếu vitamin, khả năng miễn dịch giảm, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể, thậm chí có thể dẫn tới phát triển không toàn diện; thiếu mỡ, nguồn năng lượng bổ sung cho tim, gan giảm rõ rệt, sẽ không chịu được những cơn co bóp tử cung khi sinh, sau khi sinh còn có thể xuất hiện triệu chứng đường huyết thấp và khó thở.

Thiếu dinh dưỡng càng tăng thêm nguy hại đối với cơ thể phụ nữ mang thai, thiếu protein thì không thể thích ứng với sự biến đổi của tử cung, cuống rốn, tổ chức tuyến sữa. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, lượng protein huyết tương giảm thấp, gây phù thũng, khiến sự hợp thành kháng thể giảm, bởi vậy khả năng miễn dịch kém, dẫn tới mắc nhiều bệnh. Thiếu canxi sẽ khiến xương mềm, lưng, chân đau mỏi. Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, đầu óc chóng váng; thiếu vitamin A, dễ đẻ non, thai chết lưu, ngoài ra sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ dẫn đến bệnh truyền nhiễm sau khi sinh. Thiếu vitamin B1 sẽ ảnh hưởng tới ham muốn ăn và bài tiết sữa, ngoài ra làm nặng thêm bệnh phù chân, dễ dẫn tới bệnh tê phù. Thiếu vitamin C sẽ làm nặng thêm bệnh táo bón, thiếu máu và dễ dẫn tới sảy thai, đẻ sớm và chất sơ, nước cũng không thể thiếu trong quá trình mang thai của người mẹ.

Qua đó, chúng ta thấy rằng: Phụ nữ mang thai không thể tùy ý kiêng khem, nếu không sẽ dẫn tới thiếu một loại chất dinh dưỡng nào đó, hoặc mất cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. 5 tháng sau khi mang thai, mỗi ngày thai phụ ít nhất cần 2700 – 2800 kg calo, có thể hấp thu từ trong bữa ăn. Bà bầu cũng cần bảo đảm đủ lượng protein, lượng mỡ, đường, canxi, sắt, vitamin thích hợp. Cụ thể, thai phụ nên ăn nhiều thịt gà, trứng, cá, thịt nạc, gan lợn và các loại sữa, các loại đậu, lương thực, rau tươi… Tuy nhiên, hàng ngày bà bầu nên lên thực đơn cho mình một cách hợp lý, không nên ăn thiên lệch về một loại, như vậy mới có thể thỏa mãn nhu cầu trong thời kỳ mang thai.

Lo sợ thai nhi to, gây đẻ khó mà kiêng khem trong ăn uống là điều trái với khoa học. Bởi lẽ, đẻ khó, đẻ ngược chủ yếu là do phản ứng thai nhi không tốt, khi qua đường sinh sản không thể quay mình một cách có phản xạ.