Các mẹ ơi mẹ nào có kinh nghiệm về chuyện mang bầu cho mình xin ý kiến nha?

6 tháng trước mình bị sảy thai vì k có tim thai , lúc đó baby của mình được 6-7 tuần.3 tháng đầu kinh nguyệt của mình kg được đều. Sau đó 3 tháng 2 v/c mình đã lên kế hoạch QH đúng vào những ngày nghi RT vì mình có căn theo ngày và mua que thử RT nhưng kq k có thai. Hôm hết kinh mới đây đựoc 1 tuần mình có đi SA bs ghi kq thấy cũng bình thường nhưng dòng TỬ CUNG thấy ghi là nội mạc mỏng( hay là do mình mới hết kinh xong?). Sau đó 2 ngày mình đi khám BS tư và bs dặn Qh sau 1 tuần và cách ngày! Các mẹ ơi! không biết mình có vấn đề gì không nhỉ? Mình đang sốt ruột vì muốn có baby lắm rồi. V/c mình lấy nhau gần 1 năm rưỡi rồi mà lại bị trục trặc như vậy! Mình lo lắm Có mẹ nào giống mình không? Xin cho mình xin ý kiến với nhe!!!! Cám ơn các mẹ nhiều nhiều
biet roi
biet roi
Trả lời 13 năm trước

Nội mạc tử cung mỏng ko sao đâu bạn, nó sẽ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt mà. Bạn cứ làm theo lời khuyên bs là sẽ có con mà. quan trọng là thoải mái, đừng sốt ruột nhé:

Trước hết mình trình bày về cấu trúc giải phẩu học của tử cung.

Tử cung gồm 3 lớp (tính từ ngoài vào trong):

  • Lớp phúc mạc
  • Lớp cơ
  • Lớp nội mạc tử cung


Lớp nội mạc tử cung bao phủ bên trong lòng tử cung. Lớp nội mạc tử cung này lại bao gồm hai lớp:

  • Lớp cơ bản chứa các tế bào dự trữ, có thể phát triển để thay thế lớp chức năng.
  • Lớp chức năng sẽ thay đổi liên tục trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.


Lớp nội mạc tử cung sẽ thay đổi trong một chu kỳ kinh theo 2 giai đoạn (Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày có kinh đầu tiên của đợt kinh này cho tới ngày có kinh đầu tiên của kỳ kinh kế tiếp):

  • Giai đoạn phát triển: các tuyến và tế bào tăng sinh, phát triển. Trên siêu âm lúc đầu chu kỳ nội mạc sẽ mỏng khoảng 3-4mm, và đến giữa chu kỳ nội mạc sẽ dày lên khoảng 7-8mm.
  • Giai đoạn chế tiết: các tế bào sẽ tiếp tục tăng sinh nhưng đồng thời chế tiết, tạo nên một "lớp đất màu mỡ" giúp cho trứng đã thụ tinh tới và vùi vào làm tổ, phát trển thành phôi thai.


Độ dày thích hợp của lớp nội mạc để trứng đã thụ tinh làm tổ là từ khoảng 8-12mm. Đến ngày cuối của chu kỳ (trước khi có kinh) lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12-14mm. Nếu không thụ thai, lớp nội mạc tử cung sẽ bị bong tróc và có biểu hiện có kinh.

Như vậy, tùy thời điểm siêu âm thì độ dày sẽ khác nhau. Bạn nhớ lại xem là đã siêu âm vào thời điểm nào của chu kỳ kinh, độ dày khi đấy là bao nhiêu.

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì tâm lý là vấn đề quan trọng nhất. Nếu tâm lý của bạn thoải mái, không căng thẳng thì việc thụ thai sẽ dễ dàng hơn. Như mình đây, sau khi kết hôn 1 năm, mình cũng đi siêu âm hàng tháng để tính "ngày tốt lành" nhưng chẳng ăn thua. Đến 1 tháng bsỹ siêu âm cho mình bảo là, tháng này không có hiện tượng rụng trứng, rồi bsỹ còn bảo là mình có dấu hiệu tử cung bé, khó có thai. Những lời bsỹ nói làm mình buồn mất mấy hôm. Nhưng rồi mình nghĩ, thôi kệ, chả cần tính. Cuối cùng thì mình lại có thai đúng tháng đấy mới buồn cười. Khi biết tin mình không dám tin vào sự thật. Bây giờ bé nhà mình đã hơn tuổi rồi. Vậy nên, theo mình bạn cứ bình thường, đừng căng thẳng, mọi việc sẽ đến thật tự nhiên, vì bạn mới thử có 2 tháng thôi mà. Chúc bạn nhanh đạt được ước nguyện.

yt
yt
Trả lời 13 năm trước

Bí quyết thụ thai hiệu quả
Kiên nhẫn là điều tiên quyết để giúp vợ chồng bạn mau chóng có "tin vui". Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng tác động nhiều đến khả năng thụ thai.

Theo kết quả điều tra tại Pháp, trung bình chỉ có 1/6 số cặp vợ chồng thành công trong việc thụ thai sau 1 năm cố gắng. Không quá 20% phụ nữ may mắn có thai trong một chu kì kinh nguyệt. Sau đây là 9 lời khuyên giúp các cặp vợ chồng duy trì khả năng sinh đẻ và không gặp khó khăn khi muốn có thêm em bé.
1. Kiên nhẫn: Nếu hai vợ chồng sinh hoạt tình dục thường xuyên trong vòng một năm, không áp dụng biện pháp tránh thai nào trong thời gian này mà vẫn không có thai thì vẫn cần hết sức kiên nhẫn.
2. Chấm dứt chế độ ăn uống khắc nghiệt: Những người phụ nữ ăn kiêng có thể giảm cân và cũng giảm cả khả năng sinh con. Hãy bỏ ăn kiêng vài tháng trước khi quyết định có bầu.
3. Ăn uống theo chế độ hợp lí: Bỏ bữa và ăn quá nhiều đường không tốt cho cơ thể của bạn và cả cho khả năng thụ thai. Tỷ lệ đường trong máu cao khiến cơ thể tiết ra quá nhiều hormon có tên là adrenalin. Hormon này tác động xấu đến chất progesteron, một loại hormon có vai trò giúp tử cung đón nhận bào thai. Béo quá hoặc gầy quá cũng làm giảm khả năng thụ thai cho dù bạn đã được điều trị hormon kích thích sinh sản.
4. Giữ chồng luôn mát mẻ: Nói thế không có nghĩa là bắt chồng bạn chui vào trong tủ lạnh mà là khuyên anh ấy mặc quần rộng, tốt nhất là quần bằng vải cotton. Quần quá chật sẽ gây nhiệt độ quá cao ở khu vực bộ phận sinh dục và nhất là hai tinh hoàn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.
5. Chọn mùa cho đúng: Trong một năm có những thời kỳ dễ thụ thai hơn những thời kỳ khác. Đàn ông thường có lượng tinh trùng cao nhất vào đầu mùa xuân và cuối mùa thu. Khả năng di chuyển của chúng cao nhất là vào cuối mùa hè, đầu mùa thu.Vì vậy, đầu mùa đông là thời kỳ thuận lợi nhất cho việc thụ thai. Hãy tận dụng "tiết trời xấu" mà ân ái nhiều hơn dưới tấm chăn ấm.
6. Cẩn thận với thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau ảnh hưởng đến các hormon prostaglandine đóng vai trò làm co tử cung. Vì vậy, không nên dùng thuốc giảm đau trong thời kì rụng trứng.
7. Giảm thuốc lá: Phụ nữ đều biết hút thuốc trong thời gian mang thai là có hại, nhưng ít ai biết thói quen này làm giảm khả năng thụ thai, cản trở quá trình thụ thai đối với cả nam giới lẫn nữ giới. Theo một công trình nghiên cứu mới đây tại Pháp, phụ nữ hút thuốc giảm tới 30% khả năng thụ thai so với phụ nữ không hút thuốc. Tỷ lệ này còn cao hơn nếu đức lang quân của họ cũng hút thuốc.
8. Kiêng rượu: Những người uống nhiều rượu quá có ít khả năng sinh sản hơn những người khác, và ngay cả khi người phụ nữ mang bầu uống rượu, bào thai của họ cũng bị ảnh hưởng.
9. Uống ít cafe: Uống nhiều cafe quá cũng làm giảm khả năng thụ thai. Các công trình nghiên cứu ở nhiều nước châu Âu đã khẳng định, cafein là kẻ thù của khả năng sinh nở.