Cách chăm sóc người bị ung thư vòm họng?

Ba tôi bị ung thư vòm họng đang trong quá trình hóa trị. Cứ sau mỗi lần hóa trị ba tôi lại không ăn uống gì được và phải truyền nước biển. Mong các bạn hướng dẫn tôi cách chăm sóc trong quá trình này chế độ ăn uống để khỏe hơn.

Trả lời 9 năm trước
Chế độ ăn uống hằng ngày cho bệnh nhân ung thư vòm họng 1.Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, đặc biệt là phải cung cấp đầy đủ protein và vitamin. Thực phẩm cần đa dạng và phải có đủ màu, mùi, vị để tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân. Ăn những thức ăn thanh đạm, tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Khi không muốn ăn thì có thể thêm một số thức ăn khai vị làm tăng sự thèm ăn cho bệnh nhân và nên chia nhỏ thành nhiều bữa. 2.Nên ăn những đồ ăn thanh đạm, có tác dụng phòng tránh viêm loét, thanh nhiệt giải độc như quả la hán, mã thầy, bì lợn, rau chân vịt, mướp đắng. 3.Có thể lựa chọn thực phẩm tương ứng với triệu chứng: khan giọng: củ cải, lê, ngân hạnh, mơ; khó nuốt: hạnh nhân, nhận quả hồ đào, hoa bách hợp; khạc ra máu: bột củ sen, cây kim châm. 4.Chọn những thức ăn chống lại u vòm họng ác tính như lá xa tiền thảo, hoa mã lan, chao, mướp, cà.. 5.Những thức ăn nên kiêng: kiêng bia rượu, thuốc lá, hạn chế ăn các loại thức ăn cay nóng, khi có hiện tượng viêm nhiễm thì không nên ăn các loại thức ăn nóng như thịt chó, thịt dê. Nên động viên bệnh nhân cố gắng ăn uống, đồng thời cần dựa vào sức chịu đựng của từng người để có chế độ ăn uống hợp lý. Khi bệnh nhân cảm thấy ăn ngon miệng thì nên ăn nhiều một chút, không cần hạn chế gì, không nên ép bệnh nhân ăn những thức ăn mà mình không thích để tránh khó chịu, buồn nôn. chế độ ăn uống cho người ung thư vòm họng 2 Chế độ ăn uống trong thời gian điều trị Bệnh nhân ung thư vòm họng cần hết sức chú ý đến các thành phần dinh dưỡng, cần đưa ra một kế hoạch về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư vòm họng một cách hợp lý. Thực tế đã chứng minh, các chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị và hồi phục sức khoẻ của bệnh nhân ung thư vòm họng, có thể giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ nhanh hơn sau phẫu thuật, tăng cường khả năng chịu đựng trong quá trình hoá xạ trị, nâng cao hệ miễn dịch, tránh viêm nhiễm và biến chứng. 1.Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật: sau khi phẫu thuật, bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn nhiều hạnh nhân, nước ép lê, nước mía, nước ép cà rốt, nước ép táo, nước ép kiwi… 2.Chế độ ăn uống khi xạ trị: nên ăn những loại rau củ quả tươi, đồng thời có thể ăn món nấm nấu đậu, canh gan lợn với rau chân vịt… 3.Chế độ ăn uống khi hoá trị: chọn các loại thức ăn bổ khí tư âm như cá chép, mộc nhĩ trắng, nấm hương, tổ yến, hướng dương, lê, ngân hạnh… Có một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật không dám ăn vì sợ sặc. Càng không dám ăn thì càng dễ bị sặc. nhờ sự tập luyện nuốt thức ăn mà sẽ ít bị sặc hơn, sau đó có thể không còn bị sặc nữa. nếu như lúc đầu luyện nuốt thức ăn mà bị sặc thì có thể ăn theo những cách sau: (1)Dùng tay ấn: Khi nuốt thức ăn thì dùng tay ấn phần da hàm dưới. (2)Ăn kết hợp: ăn một miếng màn thầu hoặc chuối trước, sau đó sẽ ăn thức ăn (3)Khi vết mổ khí quản của bệnh nhân nằm ở khí nang mà có thể bơm khí, khi ăn có thể dùng ống tiêm để bơm khí, sau khi ăn xong lại tháo hết khí.
Trả lời 9 năm trước
Chế độ ăn rất quan trọng trong suốt thời gian hóa trị ung thư vì giúp đối phó với các tác dụng phụ của thuốc cũng như chống lại tình trạng nhiễm trùng và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Nên chọn chế độ ăn cân bằng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tốt nhất là chọn thực phẩm từ các nhóm sau: - Trái cây và rau quả. - Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc. - Bánh mì và những sản phẩm từ sữa. Dinh dưỡng tốt còn có nghĩa là cung cấp đủ lượng calo hằng ngày cho cơ thể, quan trọng nhất là đủ lượng protein để tái cấu trúc và sửa chữa da, lông, tóc, cơ và các cơ quan bị tổn hại do hóa trị. Ngoài ra, người bệnh còn phải uống đủ lượng nước và các chất lỏng khác để bảo vệ thận và bàng quang trong thời gian hóa trị. Tuy nhiên, các dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, viêm họng - miệng, đau miệng đã làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Mặt khác, khi cơ thể suy nhược, mệt mỏi cũng sẽ làm cảm giác ăn không ngon miệng. Chị cố gắng thực hiện theo các cách sau đây: - Ăn từng bữa nhỏ và bất cứ khi nào mà bạn muốn. Không nhất thiết phải theo bữa như thường lệ. - Uống nước lọc, tốt nhất là nước đun sôi để nguội hoặc các nước giải khát khác ít nhất một giờ trước và sau khi ăn, thay vì uống trong khi ăn. - Nên ăn và uống chậm và nhai kỹ. - Tránh ăn nhiều thực phẩm ngọt, chiên xào nhiều dầu mỡ. - Ngồi nghỉ trên ghế sau khi ăn, đừng nằm liền sau khi ăn. - Thay đổi các thức ăn cũng như công thức chế biến mới. - Nếu có thể, nên đi bộ trước khi ăn, điều này tạo nên cảm giác đói. - Hãy thử thay đổi thời gian và không gian lúc ăn như ăn ở những vị trí không gian khác với thường ngày… - Ăn với bạn bè, hoặc các thành viên trong gia đình. Khi ăn một mình, có thể nghe nhạc, nghe radio, xem truyền hình… Chị hãy hỏi thêm bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có lời khuyên cụ thể hơn giúp ăn uống tốt đủ lượng chất cần thiết như đã trình bày ở trên, nhằm khôi phục lại những tổn thất do hóa trị gây ra. Chúc chị mau hồi phục sức khỏe.
Hồng Ngọc IVF
Hồng Ngọc IVF
Trả lời 7 năm trước

Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm họng không có những biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số các triệu chứng sau:

Chảy máu cam: Đây là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh ung thư vòm họng. Bởi khi mắc bệnh, các bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng nên dễ lầm tưởng đến các bệnh tai mũi họng khác.

Nghẹt mũi: Khối u vọm họng khi to lên sẽ chèn ép và gây tắc mũi

Ù tai và nghe kém: Khối u phát triển cũng sẽ gây tràn dịch tympanic làm ù tai và nghe kém.

Nhức đầu: Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn hơn, khi khối u đã di căn vào não và dây thần kinh, gây đau đầu.

Nổi hạch ở cổ: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ thấy nhất của bệnh ung thư vòm họng. Bởi khối u vòm họng dễ dàng lây lan sang phần cổ gây nổi hạch.

Đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị ung thư vòm họng của người dân Việt Nam, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc hợp tác với bệnh viện ung bướu hàng đầu tại Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc để chẩn đoán và chữa bệnh ung thư vòm họng tiêu chuẩn quốc tế. Theo đó, bệnh nhân sẽ được chăm sóc và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong khu vực với quy trình điều trị khép kín, chuyên sâu nhất