Ngộ độc cafein trong nước uống có gas

Do quảng cáo nhiều gia đình đã sử dụng nước ngọt có gas thay nước uống. Thậm chí có bà mẹ còn dùng nước ngọt để bù lượng nước mất khi trẻ bị bệnh cấp tính, bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Cháu Nguyễn Thu T. (3 tuổi) được đi khám vì kích động, thức quấy không chịu ngủ. Mẹ cháu cho biết, do cháu đi ngoài vài lần từ sáng nên phải uống nhiều nước. Nhưng do cháu không chịu uống nước lọc nên gia đình cho cháu uống nước ngọt có gas (hàm lượng cafein 54mg) thay uống nước lọc liên tục cả ngày để tránh mất nước. Đi khám, cháu được chẩn đoán ngộ độc cafein do uống nước ngọt. TS Nguyễn Văn Bằng, khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thường những biểu hiện "bất thường" của trẻ do uống nước có chứa cafein ít được gia đình chú ý và thường không đưa đi khám, song không thể phủ nhận tác hại của cafein đối với trẻ. Hiện cafein được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới là một hóa chất có tính dược liệu phổ thông nhất thường có trong thức uống như: trà, cafê, và thức uống không chứa cồn. Thông thường trẻ em rất thích uống các loại nước được cho là sảng khoái, tăng cường sức mạnh này. Nếu uống lượng ít hoặc vừa phải sẽ không nguy hại cho sức khoẻ, nhưng uống nhiều hoặc thường xuyên quá sẽ xảy ra những triệu chứng ngộ độc và những hậu quả phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện Dinh dưỡng, trong các loại nước này chủ yếu chứa lượng đường cao và một số chất như: taurine, glucuronolacton, cafein, inositol, vitamin và khoáng chất. Các loại vitamin giúp kích hoạt các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể nên người uống sẽ hưng phấn và cảm thấy khoẻ mạnh. Tuy nhiên, đây là nhóm vitamin tan trong nước nên khi vượt quá ngưỡng sử dụng của cơ thể, lượng thừa sẽ bị thải ra qua nước tiểu, như vậy, bạn đã trả tiền cho số lượng vitamin này một cách vô ích. Nếu trẻ dùng quá nhiều nước uống có gas sẽ gây những biến chứng nguy hiểm Hơn nữa, dùng quá nhiều nước tăng lực, lượng đường cao, năng lượng không tiêu thụ hết cũng sẽ dẫn đến béo phì. Đặc biệt, nếu có gas nó còn gây đầy bụng, kém ăn, làm mòn men răng, gây sâu răng không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, không nên cho trẻ uống nước có gas trước và sau bữa ăn. Nên uống xa bữa ăn và chỉ uống với một lượng nhỏ. Độc tính cafein ở trẻ em xảy ra ở liều trên 6mg/kg/ngày. Tuy nhiên, ở liều trên 2,6mg/kg đã dẫn đến phản ứng phụ trên thần kinh và tim mạch (thần kinh: trẻ trong trạng thái kích thích, luôn mất ngủ và căng thẳng hoặc quấy nhiễu, tim đập nhanh). Triệu chứng ngộ độc cấp sớm nhất là kém ăn, run rẩy, kích thích, lo lắng rồi đến rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn. Nếu uống nhiều quá sẽ có triệu chứng kích thích cơ tim khiến tim đập nhanh, cao huyết áp, tăng đường huyết, bệnh nhân lơ mơ, co giật, phù phổi và toan chuyển hóa gây tử vong ra khi ở liều 200-300mg/kg. Nếu trẻ dùng thường xuyên trong một thời gian dài loại nước có chứa cafein sẽ gây lợi tiểu, làm mất nước, thường xuyên lo lắng và tăng nguy cơ kém ăn. TS Bằng khuyên, để ngăn ngừa những rối loạn do uống ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn uống những thức ăn đồ uống có gas quá nhiều. Tốt nhất trẻ nhỏ không nên uống loại nước này. Thiếu niên cũng chỉ nên uống ít và tránh sử dụng thường xuyên. Tuyệt đối không được dùng thức uống có cafein để bù dịch thay thế nước trong tình huống bệnh lý trẻ mắc bệnh hoặc khi kém ăn.
bvatoi
bvatoi
Trả lời 16 năm trước
Không vote được cho bạn chứ không tớ sẽ vote cho bạn vì bài viết này [:D]