Nhiều rễ
Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ đã làm giá, giá đỗ ủ theo cách thông thường và trong thời gian ít nhất 3 -4 ngày sẽ rất nhiều rễ chứ không ít rễ như giá đỗ ủ hóa chất vì thời gian ủ nhanh. Khi làm bạn phải mất thời gian nhặt rễ.
Giá đỗ ngâm ủ thuốc, có 1 chút rễ màu xạm hơn ở chân , còn hoàn toàn không có rễ dài
Thân giá đỗ không bóng, cong queo
Một số người khác lại tiết lộ, giá đỗ khi ủ theo cách thông thường bằng cách ngâm nước trông giá sẽ chặt hơn, không bóng, không to, không mập.
Không chọn giá đỗ sần sùi, có sâu
Nhiều người quan niệm khi đi mua giá đỗ, phải chọn những loại giá đỗ sần sùi, có sâu thì mới là rau sạch.
Tuy nhiên, cái đấy phải tùy, nếu rau hay giá đỗ xấu, có vết sần thường người ta cũng ít phun tẩm hóa chất chứ không phải là không. Còn những loại giá đỗ mỡ màng thì người ta phun nhiều. Điều này cũng rất nguy hiểm.
Nên chọn giá đỗ cọng ngắn
Hầu như người mua giá đỗ nào cũng muốn mua những giá đỗ cọng dài và mập mạp. Tuy nhiên, chỉ có giá đỗ tẩm thuốc mới có cọng dài đều và mập.
Bạn nên chọn giá đỗ cọng ngắn, gầy mới an toàn hơn. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu, cọng giá càng dài, lượng protein và các khoáng chất càng ít.Chỉ nên chọn cọng giá có độ dài khoảng 2-3 cm.
Lưu ý:
- Giá đỗ có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 - 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, khi dùng bạn nên nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.
- Mặt khác, giá đỗ rất bổ, mọi người không nên ăn quá 550g giá sống mỗi ngày.
- Không xào gan lợn với giá vì vitamin C trong giá sẽ bị oxy hóa gây mất chất bổ.