Vì sao doanh nghiệp vẫn chưa chịu giảm giá xăng?

Nguyen Thi Trang
Nguyen Thi Trang
Trả lời 13 năm trước

Do Nhà nước chưa quy định đấu thầu công khai giá mua mà chỉ quy định lấy giá tại thị trường Singapore làm chuẩn nên có thể xảy ra tình trạng các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu gửi giá.

Giá xăng dầu thế giới đã và đang tiếp tục giảm, xăng A92 thành phẩm đứng quanh mức 79,2-79,39 USD/thùng. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu trong nước vẫn chưa có kế hoạch giảm giá bán.

Chưa đủ điều kiện (?)

Thông tin trên website của Tổng Công ty Xăng dầu VN (Petrolimex) cho thấy tính đến ngày 15-9, giá nhập khẩu xăng RON 92 (A92) là 79,39 USD/thùng. Như vậy, tính đủ các chi phí, giá cơ sở của xăng A92 là 16.445 đồng/lít, giá bán lẻ là 16.440 đồng/lít.

Như vậy, giá cơ sở/giá bán hiện hành là 100,3%. Dựa vào số liệu này, mỗi lít xăng A92, DN lỗ vài đồng nhưng trong giá cơ sở đã có 300 đồng lãi định mức. Tính ra, Petrolimex đang có lãi gần 300 đồng/lít xăng A92.

Trả lời câu hỏi về khả năng giảm giá xăng dầu, ông Vương Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho biết Nghị định 84/2009/NĐ-CP đã quy định rõ khi giá xăng dầu thế giới tăng, giảm đến bao nhiêu thì giá trong nước mới tăng hoặc giảm. Đối chiếu với quy định này, Petrolimex chưa thể giảm giá bán.

Một cán bộ kinh doanh của Saigon Petro cho biết cuối tuần trước, giá xăng dầu thế giới tăng nhưng đầu tuần này đã giảm. Xu hướng giảm có thể tiếp diễn trong những ngày tới. Theo tính toán của Saigon Petro, DN này có lãi cao hơn Petrolimex khoảng vài chục đồng/lít xăng nhưng chưa đủ điều kiện giảm giá, phải chờ theo dõi tiếp.

Vì sao doanh nghiệp vẫn chưa chịu giảm giá xăng?, Tin tức trong ngày, giá xăng, giảm giá xăng, xăng dầu, quy định, Petrolimex, doanh nghiệp xăng dầu,

Giá xăng dầu trong nước vẫn chưa đồng hành với thị trường thế giới

Cán bộ này cho biết thêm trong công thức tính giá cơ sở do Bộ Tài chính quy định có hai tiêu chí mà các DN kinh doanh xăng dầu chưa đạt được là chi phí kinh doanh (600 đồng/lít) và lãi định mức (300 đồng/lít). Do chưa tiết giảm được chi phí, các DN đều có chi phí kinh doanh cao hơn mức quy định của Bộ Tài chính nên không thể thu được lãi định mức 300 đồng/lít.

Vì vậy, mức lãi của DN trong bảng công bố sẽ thấp hơn lãi thực tế. Nếu giá thế giới tiếp tục giảm, kéo giá cơ sở xuống thấp hơn khoảng 2%-3% mới có thể giảm giá bán. Ví dụ, giá cơ sở giảm xuống khoảng 16.100 đồng/lít, DN có thể giảm được ít nhất 300 đồng và cao nhất 500 đồng/lít xăng. Ngay cả khi có điều kiện giảm giá, các DN nhỏ cũng phải chờ Petrolimex giảm mới quyết định giảm theo.

Giá trong nước ngược chiều giá thế giới

Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng chưa đủ cơ sở để biết DN có chây ì trong việc giảm giá xăng hay không vì các số liệu công khai trên website của các DN rất sơ sài, không có chi phí bán hàng, quỹ lương...

Ngay cả khi có điều kiện giảm giá, các doanh nghiệp nhỏ cũng phải chờ Petrolimex giảm mới quyết định giảm theo.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, “điểm hở” trong cơ chế quản lý xăng dầu là Nhà nước chưa quy định đấu thầu công khai giá mua mà chỉ quy định lấy giá tại thị trường Singapore làm chuẩn.

Như thế, có thể xảy ra tình trạng gửi giá của các DN nhập khẩu. Ngoài ra, cần quy định tính giá theo hợp đồng. Giá xăng nhập khẩu phải cùng lúc với số lượng DN nhập về, trong đó tách bạch lượng nhập khẩu phục vụ dự trữ quốc gia với lượng nhập khẩu thương mại. Hiện nay, Nhà nước chỉ quy định căn cứ tính giá nhập khẩu là 30 ngày dự trữ lưu thông là chưa hợp lý.

Cơ chế quản lý giá xăng của VN trước đây và hiện nay hầu như không có thay đổi lớn. Cụ thể là chúng ta vẫn chứng kiến sự bất hợp lý khi giá thế giới giảm nhưng giá trong nước không giảm, DN kêu lỗ.

Từ nay đến cuối năm, nếu giá xăng dầu thế giới giảm nhưng giá trong nước vẫn không theo thị trường thế giới, chắc chắn giá xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến việc giữ chỉ số CPI dưới 8% như mục tiêu Quốc hội đề ra.

Ngoài ra, bản thân DN kinh doanh xăng dầu cần xác định lại trách nhiệm xã hội của mình, xem xét lại chỉ số kinh doanh, chỉ tiêu hạch toán kinh doanh để điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần làm rõ, thậm chí kiểm toán chi phí của DN để kiểm chứng lỗ, lãi thay vì chỉ căn cứ vào số liệu do DN cung cấp.

(Theo Người lao động)