Lê thị huyền Trang
Trả lời 16 năm trước
Như chunga ta đã biết khoảng 90% tóc luôn luôn ở giai đoạn "mọc" (phát triển), kéo dài từ 2-6 năm, khoảng 10% ở giai đoạn không mọc hay còn gọi là nghỉ ngơi, kéo dài từ 2-3 tháng. Ở cuối giai đoạn này là tóc sẽ rụng. Khi 1 sợi tóc rụng thì một sợi tóc khác sẽ mọc lên và chu kỳ mọc mới lại bắt đầu. Tóc mọc khoảng 1,2cm/tháng, theo tuổi tác tóc mọc chậm dần. Người tóc vàng có nhiều tóc nhất khoảng 140.000 sợi, tóc đen: 105.000 sợi, tóc hoe đỏ: 90.000 sợi.
Hầu hết tóc rụng theo chu kỳ bình thường vào khoảng 50-100 sợi/ngày.
Nguyên nhân
Chăm sóc và sử dụng thuốc "thẩm mỹ" tóc không đúng. Rất nhiều người sử dụng các hóa chất lên tóc như: nhuộm, tẩy màu, uốn sấy… Những phương pháp này ít khi làm hỏng tóc nếu được làm đúng kỹ thuật. Tuy nhiên có thể làm yếu và gãy nếu các hóa chất được dùng thường xuyên.
Tóc cũng bị gãy nếu hóa chất để trên đầu quá lâu hoặc là can thiệp hai thủ thuật cùng một lúc một ngày như vừa nhuộm vừa uốn hoặc khi tóc lại được tẩy màu trên nền, tẩy màu của lần trước, hoặc tóc sẽ trở nên giòn, dễ gãy. Cách tốt nhất là dừng tất cả mọi thứ đợi đến khi tóc mọc lại.
* Kiểu tóc cuốn lô hoặc tết tóc nếu cuốn chặt, căng liên tục có thể gây ra rụng tóc đặc biệt ở hai bên thái dương.
* Gội đầu, chải đầu, cuốn lô quá nhiều có thể làm hại tóc và gây ra gãy tóc. Khi tóc ướt thường yếu hơn, do vậy tránh cuốn tóc bằng khăn bông hoặc chải bằng lược nhám, răng lược dày thay vào đó sử dụng lược răng to và đầu tà.
* Rụng tóc di truyền: Rụng tóc di truyền hay tóc mỏng là nguyên nhân hay gặp nhất.
* Phụ nữ bị mắc bệnh tóc thưa, mỏng nhưng không hói hoàn toàn. Tình trạng này gọi là bệnh hói kiểu AdrohGenetic.Bệnh có thể bị từ lúc 10 tuổi, không chữa được mặc dù các thuốc gần đây có sẵn trên thị trường và có thể giúp ích cho một vài người. Điều trị bằng cách bôi tại chỗ lên da đầu 2 lần/ngày với thuốc Minoxidil…
Khi ở vùng bị mỏng hoặc hói có thể làm phẫu thuật chuyển tóc từ phần có nhiều tóc sang phần có ít tóc. Hoặc lấy bỏ da đầu không có tóc và khâu lại… Đây là 1 phẫu thuật cần có thời gian và tiền bạc, cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn chọn cách nào.
* Khi sinh đẻ: Phụ nữ có thai thì tóc mọc nhiều hơn, tuy nhiên sau khi sinh rất nhiều sợi tóc bước vào chu kỳ nghỉ. Trong vòng 2-3 tháng sẽ thấy có nhiều tóc rụng khi chải đầu hoặc gội đầu. Sự việc này có thể kéo dài từ 1-6 tháng, nhưng mọi việc sẽ đâu vào đấy sau 6 tháng.
* Sốt cao, nhiễm khuẩn, cúm nặng: Thường là 4-6 tuần sau khi bị bệnh, thường người bệnh cảm thấy "choáng" khi tóc rụng quá nhiều, quá trình rụng tóc này tự nó sẽ điều chỉnh về bình thường.
* Bệnh tuyến giáp: Cường hay thiểu giáp đều gây ra rụng tóc. Người ta chẩn đoán bệnh tuyến giáp qua xét nghiệm, rụng tóc do tuyến giáp có thể phục hồi nếu điều trị đúng.
* Ăn không đủ đạm (protein): Một số người ăn kiêng, dẫn đến thiếu protein, suy dinh dưỡng. Cơ thể dành protein cho việc khác mọc tóc tạm rơi vào giai đoạn nghỉ ngơi, tóc rụng nhiều sau 2-3 tháng, dứt tóc đến đâu rụng đến đấy một cách dễ dàng. Tình trạng này có thể phục hồi và ngăn chặn bằng cách ăn đủ đạm.
* Dùng thuốc: Một số thuốc có thể gây ra rụng tóc tạm thời, như thuốc chữa gút, viêm khớp, trầm cảm, cao huyết áp vitamin A liều cao.
* Điều trị ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư làm ngăn chặn quá trình phân bào của tóc, tóc trở nên mỏng, gầy và rụng thường xảy ra sau điều trị từ 1-3 tuần. Bệnh nhân có thể mất tới 90% tóc nhưng sẽ mọc lại sau điều trị.
* Thuốc tránh thai: Phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên có xu hướng rụng tóc giống như di truyền. Khi điều này xảy ra cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa để điều chỉnh thuốc. Sau khi ngừng thuốc, tóc có thể tiếp tục rụng sau 2, 3 tháng và có thể đến 6 tháng sau đó dừng lại, giống như là rụng tóc sau khi sinh.
* Nhiễm nấm da đầu: Có thể bắt đầu bằng những mảng nhỏ như lợp ngói. Sau đó lan rộng và hậu quả là gãy tóc và tấy đỏ, sưng, thậm chí rỉ nước. Đây là bệnh lây thường gặp nhất ở trẻ em và uống thuốc có thể chữa được.
* Chứng giật tóc: Trẻ con và người lớn thường dứt tóc, xoắn vặn, lôi hoặc kéo cho đến khi nó "tuột ra", đặc biệt là ở trẻ con. Đây là thói quen xấu, thói quen này sẽ bớt đi nếu được giải thích cặn kẽ bởi nó liên quan đến tình trạng ức chế tâm lý và có khi là dấu hiệu nặng thì cần phải khám chuyên khoa tâm lý học.
Khi nào phải đi khám bác sĩ chuyên khoa?
Tóc rụng quá nhiều do rất nhiều nguyên nhân khác tóc sẽ tự mọc lại ở một số thể rụng tóc, một số thể khác phải được chữa bởi bác sĩ chuyên khoa, cũng có một số thể có chữa cũng không khỏi. Có những công trình đang nghiên cứu hy vọng sẽ cho kết quả khả quan trong tương lai.
(Tóc đẹp)
hoảng 90% tóc luôn luôn ở giai đoạn "mọc" (phát triển), kéo dài từ 2-6 năm, khoảng 10% ở giai đoạn không mọc hay còn gọi là nghỉ ngơi, kéo dài từ 2-3 tháng. Ở cuối giai đoạn này là tóc sẽ rụng. Khi 1 sợi tóc rụng thì một sợi tóc khác sẽ mọc lên và chu kỳ mọc mới lại bắt đầu. Tóc mọc khoảng 1,2cm/tháng, theo tuổi tác tóc mọc chậm dần. Người tóc vàng có nhiều tóc nhất khoảng 140.000 sợi, tóc đen: 105.000 sợi, tóc hoe đỏ: 90.000 sợi.
Hầu hết tóc rụng theo chu kỳ bình thường vào khoảng 50-100 sợi/ngày.
Nguyên nhân
Chăm sóc và sử dụng thuốc "thẩm mỹ" tóc không đúng. Rất nhiều người sử dụng các hóa chất lên tóc như: nhuộm, tẩy màu, uốn sấy… Những phương pháp này ít khi làm hỏng tóc nếu được làm đúng kỹ thuật. Tuy nhiên có thể làm yếu và gãy nếu các hóa chất được dùng thường xuyên.
Tóc cũng bị gãy nếu hóa chất để trên đầu quá lâu hoặc là can thiệp hai thủ thuật cùng một lúc một ngày như vừa nhuộm vừa uốn hoặc khi tóc lại được tẩy màu trên nền, tẩy màu của lần trước, hoặc tóc sẽ trở nên giòn, dễ gãy. Cách tốt nhất là dừng tất cả mọi thứ đợi đến khi tóc mọc lại.
* Kiểu tóc cuốn lô hoặc tết tóc nếu cuốn chặt, căng liên tục có thể gây ra rụng tóc đặc biệt ở hai bên thái dương.
* Gội đầu, chải đầu, cuốn lô quá nhiều có thể làm hại tóc và gây ra gãy tóc. Khi tóc ướt thường yếu hơn, do vậy tránh cuốn tóc bằng khăn bông hoặc chải bằng lược nhám, răng lược dày thay vào đó sử dụng lược răng to và đầu tà.
* Rụng tóc di truyền: Rụng tóc di truyền hay tóc mỏng là nguyên nhân hay gặp nhất.
* Phụ nữ bị mắc bệnh tóc thưa, mỏng nhưng không hói hoàn toàn. Tình trạng này gọi là bệnh hói kiểu AdrohGenetic.Bệnh có thể bị từ lúc 10 tuổi, không chữa được mặc dù các thuốc gần đây có sẵn trên thị trường và có thể giúp ích cho một vài người. Điều trị bằng cách bôi tại chỗ lên da đầu 2 lần/ngày với thuốc Minoxidil…
Khi ở vùng bị mỏng hoặc hói có thể làm phẫu thuật chuyển tóc từ phần có nhiều tóc sang phần có ít tóc. Hoặc lấy bỏ da đầu không có tóc và khâu lại… Đây là 1 phẫu thuật cần có thời gian và tiền bạc, cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn chọn cách nào.
* Khi sinh đẻ: Phụ nữ có thai thì tóc mọc nhiều hơn, tuy nhiên sau khi sinh rất nhiều sợi tóc bước vào chu kỳ nghỉ. Trong vòng 2-3 tháng sẽ thấy có nhiều tóc rụng khi chải đầu hoặc gội đầu. Sự việc này có thể kéo dài từ 1-6 tháng, nhưng mọi việc sẽ đâu vào đấy sau 6 tháng.
* Sốt cao, nhiễm khuẩn, cúm nặng: Thường là 4-6 tuần sau khi bị bệnh, thường người bệnh cảm thấy "choáng" khi tóc rụng quá nhiều, quá trình rụng tóc này tự nó sẽ điều chỉnh về bình thường.
* Bệnh tuyến giáp: Cường hay thiểu giáp đều gây ra rụng tóc. Người ta chẩn đoán bệnh tuyến giáp qua xét nghiệm, rụng tóc do tuyến giáp có thể phục hồi nếu điều trị đúng.
* Ăn không đủ đạm (protein): Một số người ăn kiêng, dẫn đến thiếu protein, suy dinh dưỡng. Cơ thể dành protein cho việc khác mọc tóc tạm rơi vào giai đoạn nghỉ ngơi, tóc rụng nhiều sau 2-3 tháng, dứt tóc đến đâu rụng đến đấy một cách dễ dàng. Tình trạng này có thể phục hồi và ngăn chặn bằng cách ăn đủ đạm.
* Dùng thuốc: Một số thuốc có thể gây ra rụng tóc tạm thời, như thuốc chữa gút, viêm khớp, trầm cảm, cao huyết áp vitamin A liều cao.
* Điều trị ung thư: Một số phương pháp điều trị ung thư làm ngăn chặn quá trình phân bào của tóc, tóc trở nên mỏng, gầy và rụng thường xảy ra sau điều trị từ 1-3 tuần. Bệnh nhân có thể mất tới 90% tóc nhưng sẽ mọc lại sau điều trị.
* Thuốc tránh thai: Phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên có xu hướng rụng tóc giống như di truyền. Khi điều này xảy ra cần đi khám bác sĩ sản phụ khoa để điều chỉnh thuốc. Sau khi ngừng thuốc, tóc có thể tiếp tục rụng sau 2, 3 tháng và có thể đến 6 tháng sau đó dừng lại, giống như là rụng tóc sau khi sinh.
* Nhiễm nấm da đầu: Có thể bắt đầu bằng những mảng nhỏ như lợp ngói. Sau đó lan rộng và hậu quả là gãy tóc và tấy đỏ, sưng, thậm chí rỉ nước. Đây là bệnh lây thường gặp nhất ở trẻ em và uống thuốc có thể chữa được.
* Chứng giật tóc: Trẻ con và người lớn thường dứt tóc, xoắn vặn, lôi hoặc kéo cho đến khi nó "tuột ra", đặc biệt là ở trẻ con. Đây là thói quen xấu, thói quen này sẽ bớt đi nếu được giải thích cặn kẽ bởi nó liên quan đến tình trạng ức chế tâm lý và có khi là dấu hiệu nặng thì cần phải khám chuyên khoa tâm lý học.
Khi nào phải đi khám bác sĩ chuyên khoa?
Tóc rụng quá nhiều do rất nhiều nguyên nhân khác tóc sẽ tự mọc lại ở một số thể rụng tóc, một số thể khác phải được chữa bởi bác sĩ chuyên khoa, cũng có một số thể có chữa cũng không khỏi. Có những công trình đang nghiên cứu hy vọng sẽ cho kết quả khả quan trong tương lai.