Say tàu xe có chữa khỏi được không? Có loại nào dùng có trẻ nhỏ không?

Chào mọi người,

Mình bị say xe từ nhỏ. Học 4 năm đại học mình toàn đi xe bus. Ngày thường thì ko sao nhưng cứ sau 2 hay 3 hôm không đi xe là lại bị say. Giờ mình đi làm đi bằng xe máy, không đi xebus mấy. Giờ lại say xe như chưa bao giờ đi ô tô vậy. Huhu. Có thuốc nào chữa khỏi không nhỉ?

Cả đứa cháu 4 tuổi của mình cũng say. Mà trên thị trường có thuốc chống say nào cho trẻ nhỏ và dạng siro thì tốt nhỉ? trẻ con dễ uống.

Cảm ơn mọi người trước nha

ghjhgj
ghjhgj
Trả lời 12 năm trước

Say xe thường do chức năng tiền đình của trẻ quá mẫn cảm. Ngồi xe lắc lư, dễ khiến tiền đình của bé tăng độ hưng phấn, ảnh hưởng đến các chức năng hệ thần kinh, hệ tiêu hoá…gây ra các chứng như buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi…

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc, dạ dày và ruột không tốt hay bị cảm lạnh đau đầu… cũng dễ dẫn đến say xe. Người lớn có thể uống thuốc chống say để làm giảm cảm giác khó chịu này, nhưng những loại thuốc này có tác hại nhất định đến sự phát triển của hệ thần kinh, tuyệt đối không dung cho trẻ nhỏ.

Dưới đây là một số cách để giảm cảm giác say xe cho bé:

1.Trước khi lên xe, không nên cho trẻ ăn quá no, cũng không để bụng đói. Nên cho bé ăn trước đó 2 giờ, và ăn thanh đạm.

2. Trong suốt thời gian ngồi xe, không cho trẻ các thực phẩm gây trướng khí như lạc, táo tàu…; tránh uống các đồ uống có ga. Có thể ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá như nước hoa quả, sữa chua…

3.Chuyển hướng chú ý của bé bằng cách kể chuyện, chơi trò chơi bằng miệng…

4.Cố gắng ngồi ghế đầu, mở một phần cửa sổ để không khí lưu thông nếu ngồi xe khách hoặc xe buýt. Với xe tự lái, bố mẹ không nên hút thuốc trong xe, và không dùng nước hoa hoặc mỹ phẩm có hương quá đậm.

5.Nếu phải đi đường dài, có thể chọn đi đêm, cố gắng dỗ cho bé vào giấc ngủ.

6.Trong trường hợp trẻ bị say xe, có thể dùng lực vừa phải ấn vào huyệt hổ khẩu ở giữa ngón trỏ và ngón cái của bé sẽ có tác dụng làm giảm cảm giác say.

Ngoài ra, ngày thường nên tăng cường luyện tập chức năng tiền đình cho trẻ như chơi xích đu, ôm chặt bé từ từ xoay tròn, hoặc cho trẻ đi thang máy thường xuyên...