Vì sao ăn tốt vẫn gầy?

Cháu cao 1m75 nhưng chỉ nặng 45kg mặc dù cháu vẫn ăn uống bình thường, không có bệnh gì. Cháu rất mặc cảm với thân hình quá gầy của mình. Xin bác sĩ tư vấn giúp cháu cần ăn uống thế nào để tăng cân?

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Trường hợp ăn uống tốt nhưng không béo được là do cơ địa, có thể do chuyển hoá cơ bản tăng. Nếu xét về khía cạnh dinh dưỡng, người gầy là do ăn không đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu cần thiết cho cơ thể. Mức năng lượng tiêu hao nhiều hơn mức năng lượng ăn vào.

Nếu một người lao động nặng, hoạt động nhiều thì nhu cầu năng lượng ăn vào nhiều hơn so với người lao động nhẹ, ít hoạt động. Dù là ăn uống các loại thực phẩm nào đi chăng nữa thì có một nguyên tắc chung là bạn phải ăn uống đủ các chất dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1 g/kg mỗi ngày; năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tùy theo từng người; chất béo:15 g/ngày; đủ nước, muối khoáng và các vitamin. Trong đó, chất đạm động vật chiếm khoảng 25-30%, chất béo nguồn gốc thực vật là 30%, còn chất béo động vật chiếm 70% so với tổng số chất béo.

Ngoài ăn cơm, cần ăn thêm các loại trái cây và uống thêm sữa béo, đồng thời ăn thêm bữa phụ. Ngoài ăn uống còn cần chú ý thời gian biểu cho nghỉ ngơi và làm việc một cách hợp lý, tham gia các môn tập thể thao phù hợp giúp cơ bắp phát triển. Nếu đã thực hiện như trên một thời gian mà không tăng cân, bạn nên đi khám tổng quát có thể cần đo chuyển hoá cơ bản để tìm nguyên nhân.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Để tăng trọng lượng cơ thể cần hai yếu tố: khách quan và chủ quan. Trước hết, để đảm bảo cân nặng đạt chuẩn, bạn cần chú ý đưa năng lượng vào cơ thể chuẩn về số lượng lẫn chất lượng. Trong đó, cần lưu ý không phải cứ ăn nhiều sẽ tăng cân. Thay vào đó, cơ thể cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm dinh dưỡng.

Có 3 nhóm chất quan trọng bao gồm bột đường, chất đạm và chất béo. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất cũng khá quan trọng đối với cơ thể.

Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần chủ động và ý thức việc cân đối đủ 4 nhóm chất này, bởi thiếu hụt bất cứ thành phần nào cũng đều khiến cơ thể trở nên ốm yếu.

Tuy nhiên, thực tế, có người ăn rất nhiều song không thể tăng cân, thậm chí rất gầy.

Thức ăn vào cơ thể sẽ qua rất nhiều quá trình. Đầu tiên là quá trình chuyển hóa, ví dụ tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, chất đạm thành các axit amin, chất béo thành các axit béo. Những cấu trúc đơn giản ấy sẽ được cơ thể hấp thu qua hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ruột non. Dạ dày co bóp làm nhỏ thức ăn, đến ruột non thức ăn sẽ được hấp thu ở các mao mạch của ruột.

Hệ thống emzym – men tiêu hóa sẽ là chất xúc tác để chuyển hóa thức ăn. Nếu men tiêu hóa không đủ, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được thức ăn. Đó chính là lý do bạn không thể tăng cân”, lương y Vũ Quốc Trung giải thích.

Vì vậy khi cơ thể bị gầy dù đã được duy trì một chế độ ăn khoa học, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, điều trị của bác sĩ. Để khắc phục tình trạng kém hấp thu của cơ thể, trong tây y, bác sĩ sẽ giúp bạn bổ sung các vitamin, khoáng chất dưới dạng viên tổng hợp, axit amin. Còn trong đông y cũng có rất nhiều vị thuốc tốt, như mạch nha, hạt đậu trắng nảy mầm, sơn tra (táo mèo phơi khô), thần khúc,… Chúng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách toàn vẹn nhất.

nguyên tắc tăng cân cần đảm bảo hai yếu tố về dinh dưỡng và khả năng hấp thụ. Song, nhiều người vì quá sốt ruột muốn béo nên đã có những hành động sai lầm không những không thể tăng cân mà còn khiến cơ thể mắc bệnh.

- Ăn nhiều mỡ để béo: Không phải ăn mỡ sẽ béo. Muốn tăng cân phải cung cấp đủ dinh dưỡng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Nếu chỉ tập trung ăn nhiều chất béo sẽ khiến bạn khó tiêu hóa, đặc biệt gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

- Ăn liên tục: Những thứ bạn ăn chưa chắc đã cung cấp đủ năng lượng cần thiết. Trong khi đó, nếu ăn liên tục như vậy sẽ khiến hệ tiêu hóa mệt mỏi, khó hấp thu và đến bữa chính bạn lại không ăn được nhiều.

- Ăn đêm: Nhiều người cố tình ăn nhiều vào buổi tối để tăng cân. Song, đây là cách làm phản khoa học, lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi lại phải làm việc trong khi làm việc mệt mỏi lại không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết.

Do đó, muốn béo lên, bạn phải chú ý đến chế độ ăn uống và kiểm soát năng lượng nạp vào để tìm ra nguyên nhân khiến mình bị gầy. Trong trường hợp không thể điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, mới cần đến thuốc để điều trị.