Bổ sung kẽm hằng ngày bao nhiêu là đủ?

Tôi không thích ăn các loại trai, sò, hến... nhưng tôi nghe nói những thực phẩm này cung cấp nhiều kẽm cho cơ thể. Vậy tôi có thể bổ sung kẽm bằng các thực phẩm khác được không và nhu cầu kẽm hàng ngày với mỗi người như thế nào là đủ?
tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Kẽm là một nguyên tố cần thiết duy trì sự sống cho con người và động vật. Nếu thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thị giác, vị giác, trí nhớ và thần kinh. Ở nam giới, kẽm còn có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất tinh dịch. Thiếu hụt kẽm ở nam giới có thể dẫn đến giảm lượng tinh trùng và tần suất tình dục. Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu về kẽm lại khác nhau. Đối với trẻ sau sinh đến 3 tháng tuổi cần 120-140mcg kẽm/1kg thể trọng/ngày. Trẻ 6-12 tháng nhu cầu giảm dần và chỉ còn khoảng 1/4 so với 3 tháng đầu. Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể phát triển nhanh nên nhu cầu kẽm lại tăng cao, khoảng 0,5mg/ngày. Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu kẽm tương đối cao, khoảng 100mg trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ (nhu cầu cao gấp đôi người không mang thai). Trai, sò là những thực phẩm cung cấp nhiều kẽm cho cơ thể nhưng ngoài ra còn rất nhiều thực phẩm khác cũng chứa hàm lượng kẽm không kém, chẳng hạn như thịt nạc đỏ (thịt lợn, thịt bò), thịt gia cầm, đậu, các loại quả có nhân, ngũ cốc thô, hạt bí, hạt hướng dương... Bạn có thể lựa chọn để bổ sung kẽm cho cơ thể.
Pham Thi Thanh Van
Pham Thi Thanh Van
Trả lời 13 năm trước

Tầm quan trọng của chất kẽm trong cơ thể (1, 5, 6)

Kẽm là một chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Kẽm có liên quan với hoạt động của hơn 200 enzyme trong cơ thể cũng như có vai trò trong sự tăng trưởng cơ thể và phát triển tâm-thần kinh. Ngoài ra, kẽm còn có chức năng trong các hoạt động của hệ miễn dịch, tuyến ức. Ở giai đoạn cơ thể tăng trưởng nhanh như ở trẻ nhỏ, thiếu niên hay trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhu cầu kẽm của cơ thể tăng cao. Nếu thiếu kẽm ở giai đoạn này sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng kể.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh: kẽm làm giảm thời gian và độ trầm trọng của tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài cũng như các nhiễm trùng hô hấp cấp. Tình trạng thiếu kẽm chịu trách nhiệm đến 16% trường hợp suy hô hấp cấp. Theo khuyến cáo của WHO, bổ sung 20mg kẽm mỗi ngày trong vòng 2 tuần ở trẻ em từ 6 đến 59 tháng và 10mg kẽm mỗi ngày trong vòng 2 tuần ở trẻ em dưới 6 tháng khi trẻ em bị tiêu chảy hay nhiễm trùng hô hấp sẽ làm giảm sự trầm trọng của bệnh và ngăn ngừa tái nhiễm trong 2-3 tháng sau đó (WHO 2004). Những nghiên cứu về tầm quan trọng của kẽm đã được biết đến từ những năm 1960 nhưng hiện nay điều này vẫn chưa được tất cả các bác sĩ cũng như cộng đồng quan tâm.

II. Chuyển hóa kẽm trong cơ thể và nhu cầu kẽm của cơ thể (7)

Chuyển hóa kẽm trong cơ thể

  • Trong cơ thể có khoảng 2,5 g kẽm liên kết với các protein, trong đó có 60% tồn tại trong các cơ (dạng hoạt động), 30% ở xương (dạng ít hoạt động). Ngoài ra còn một lượng nhỏ tồn tại ở tiền liệt tuyến, tóc và mắt. Gan chứa 5 % lượng kẽm toàn cơ thể, là cơ quan điều hòa sự phân phối kẽm của cơ thể.
  • Không có một xét nghiệm đơn giản nào có thể đo toàn bộ lượng kẽm trong cơ thể. Người ta nghi ngờ thiếu kẽm ở một người có chế độ ăn nghèo kẽm, nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp và độ tập trung kẽm trong tóc thấp.

Nhu cầu kẽm của cơ thể

  • Trẻ nhũ nhi cần 5 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ nhỏ cần 10 mg kẽm mỗi ngày.
  • Người lớn cần 15 mg kẽm mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai hay cho con bú cần từ 20 đến 25 mg kẽm mỗi ngày.

III. Vấn đề thiếu kẽm trên thế giới (5):

  • 1,4 % số trường hợp tử vong trên thế giới (tương đương 0,8 triệu trường hợp) liên quan đến thiếu kẽm.
  • Gần 1/3 dân số thế giới thiếu kẽm (tương đương 2 tỷ người), tỷ lệ này thay đổi tùy vùng và tùy lứa tuổi, từ 4% đến 73%.

IV. Hậu quả của thiếu kẽm (1, 2, 5, 6)

  • Ngưng tăng trưởng, dẫn đến suy dinh dưỡng
  • Chậm phát triển sinh dục
  • Làm các nhiễm trùng kéo dài và trầm trọng hơn (như nhiễm trùng hô hấp cấp, tiêu chảy…)
  • Giảm sự ngon miệng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tổn thương da.
  • Các biến chứng trong thai kỳ và sinh nở:

    • Nguy cơ vỡ ối sớm ở phụ nữ thiếu kẽm cao gấp 3 lần nhóm chứng.
    • Chuyển dạ kéo dài cao gấp 2 đến 9 lần nhóm chứng.
    • Nguy cơ sinh non và suy dinh dưỡng bào thai tăng cao.

V. Nguyên nhân thiếu kẽm (1, 2, 5)

  • Thiếu kẽm bẩm sinh do mẹ thiếu kẽm khi mang thai.
  • Chế độ ăn không cung cấp đủ kẽm
  • Chức năng sinh lý tăng cao ở lứa tuổi tăng trưởng, phụ nữ có thai hay cho con bú hay đang nhiễm trùng. Ở những người này, nhu cầu kẽm tăng cao nên sẽ thiếu kẽm nếu lượng kẽm cung cấp không tăng.
  • Cung cấp đủ nhưng không hấp thụ được ở những người có rối loạn tiêu hóa, suy gan, suy thận, tiểu đường...

VI. Các thực phẩm giàu kẽm và sự tương tác thức ăn(6, 7)

Các thực phẩm giàu kẽm

    1. Dầu ăn cung cấp nhiều kẽm
    2. Thịt trong đó thịt đỏ (như thịt bò) và tim gan cung cấp nhiều kẽm hơn thịt trắng (như thịt heo, gà, vịt...) và cá.
    3. Hải sản, sữa, pho mai
    4. Đậu khô, ngũ cốc…


      • Số mg kẽm chứa trong 100 gam thực phẩm
        Dầu ăn 16 mg
        Gan bê 9 mg
        Mầm lúa mì 7 mg
        Bánh mì 5 mg
        Thịt bò 4 mg
        Lòng đỏ trứng 4 mg
        Đậu nành 3 mg
        Mỡ cá 2,5 mg
        Đậu khô 2 mg
        Sữa 0,5 mg
        Trứng 1 mg
    Sự tương tác thức ăn
  • Sự hấp thụ kẽm tăng khi tăng cung cấp protein có nguồn gốc động vật.
  • Rượu làm giảm hấp thụ kẽm
  • Các chất như phytate (trong trà), phosphat đồng, etain, cadmium, chì, thủy ngân, nhôm làm giảm hấp thụ kẽm.

VII. Kết luận

Thiếu kẽm là một vấn đề đáng lưu tâm, có ảnh hưởng rộng trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu kẽm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe, nhất là ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, việc giáo dục chế độ ăn thích hợp để ngăn ngừa thiếu kẽm là cần thiết. Ngoài ra, bổ sung kẽm đồng thời với các vi chất khác như Vit A, sắt, iod để ngăn ngừa sự thiếu hụt cũng như bổ sung kẽm khi mắc các bệnh nhiễm trùng theo khuyến cáo của WHO để làm giảm độ nặng và rút ngắn thời gian bệnh là thật sự quan trọng.