Cách bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào ?

L2 love
L2 love
Trả lời 13 năm trước

Sắt nằm trong nhóm khoáng chất cần thiết phải cung cấp đủ cho cơ thể, nhất là phụ nữ. Cũng như nhiều chất khoáng khác, sắt cũng đóng một vai trò quan trọng bổ sung nguyên liệu cho việc tạo máu. Ngoài ra, sắt còn là những cơ chất giúp máu chuyên chở, phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể thông qua huyết sắc tố có gắn nguyên tử sắt +2 gắn kết với ôxy.

Mỗi khi sắt bị thiếu trong cơ thể dễ dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, xanh xao hay hồi hộp, tim có tiếng thổi, khó thở khi gắng sức, đề kháng kém, thai phụ dễ bị sinh non…thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc…

Một người phụ nữ có khoảng 2,5gram sắt, với nam giới là 4gram. Dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng nguyên tố vi lượng này lại rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể mất một lượng sắt nhất định qua các tế bào chết, bong da, phân và nước tiểu, phụ nữ hành kinh... Vì thế, chúng ta cần bù đắp đủ một lượng nhỏ sắt bị mất đi mỗi ngày.

Cần thường xuyên bổ sung sắt một cách hợp lý thông qua khẩu phần ăn.

Nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ): Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày, 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày, 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày. Nam 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày. Nam giới trưởng thành 10mg/ngày. Nữ giới trưởng thành 15mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10mg/ngày. Phụ nữ có thai 45mg/ngày.

Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể cần chọn lựa các thực phẩm giàu sắt mà bổ sung hợp lý vào khẩu phần ăn thường ngày. Đó là các loại gồm thịt đỏ, cá, tiết bò, gan gia súc gia cầm các loại, lòng đỏ trứng gà, rau muống, mộc nhĩ, nấm hương, nghệ, đậu tương…Trong thịt, các nhà khoa học đã phát hiện ra có hai loại sắt mà cơ thể có thể hấp thu là heme và non-heme. Sắt heme có trong các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt gà, cá… Sắt non-heme có trong các loại thực vật như đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại gia vị…

Vitamic C có nhiều trong cam kích thích khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng tăng sự đồng hoá sắt từ các thức ăn khác.

Song khi thừa sắt cũng rất nguy hiểm, có thể gây các bệnh về tim và rối loạn hoạt động não. Do vậy, việc sử dụng viên sắt để uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện dùng. Để an toàn cần có những thực đơn hợp lý trong các bữa ăn, khẩu phần ăn của từng đối tượng vì như đã nêu trên thì nhu cầu ở mọi lứa tuổi không giống nhau.

mùa xuân
mùa xuân
Trả lời 13 năm trước

Trong các loại vitamin và khoáng chất, sắt là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, đặc biệt là đối với chị em nói chung, các bà bầu và những người thiếu máu, mệt mỏi kinh niên… nói riêng.

Có 2 loại chất sắt ẩn chứa trong thực phẩm: heme iron (tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật) và non - heme (tìm thấy trong thực vật). Heme iron dễ hấp thụ hơn trong khi non - heme iron khó hấp thụ. Đó chính là lý do tại sao cơ thể những người ăn chay thường thiếu sắt và hệ quả là hay bị mắc các chứng thiếu máu. Hiện tượng thiếu máu do thiếu hụt chất sắt là nguyên nhân chính gây ra sự mệt mỏi kinh niên.
Thực phẩm chứa heme - iron
- Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) rất giàu chất sắt và dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Thịt càng sẫm màu, càng chứa nhiều chất sắt.
- Đối với thịt gia cầm, thịt đùi chứa nhiều chất sắt hơn phần thịt ở lườn.
- Cá cũng chứa chất sắt, đặc biệt là các loại cá béo và các động vật thân mềm (sò, trai…)
Thực phẩm chứa non - heme
- Các loại rau lá xanh chứa chất sắt chẳng hạn như rau cải xoong, rau bina, cải xoăn
- Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch, yến mạch
- Đậu Hà Lan, các loại đậu đỗ
- Một số loại hạt như: hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hồ đào, hạt hạnh nhân
- Lòng đỏ trứng
- Mật đường
Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
- Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt non - heme trong thực vật. Vitamin C có nhiều trong rau, hoa quả, và nên ăn cùng lúc với các thực phẩm chứa chất sắt.
- Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa bởi vì các sản phẩm từ sữa ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Nên tăng cường lượng chất sắt trong cơ thể bằng các sản phầm không từ sữa như là các loại hạt, đậu và các loại rau lá xanh.
- Chất caffeine cũng kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Không uống trà, cà phê, coca trong bữa ăn và chỉ uống sau ăn 2 tiếng.

Bui Thu Phuong
Bui Thu Phuong
Trả lời 13 năm trước

Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt là tốt nhất.

Chức năng chính:

Chất sắt giúp máu và các cơ vận chuyển ôxy cung cấp cho các tế bào để chuyển hoá chất đường cần thiết.

Sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch, rất tốt cho sự phát triển của não và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Cơ thể cần bao nhiêu chất sắt?

Cơ thể có thể dự trữ và dùng lại hầu hết chất sắt tuy nhiên lương chất sắt mất đi khoảng từ 5% - 10% mỗi ngày do đó cần bổ sung sự thiếu hụt này qua chế độ ăn.

Nam giới có thể dự trữ nhiều chất sắt hơn phụ nữ, trong suốt thời gian mang bầu và trong kì “nguyệt san” chị em cần cung cấp đủ chất sắt.

Lượng chất sắt cần thiết với phụ nữ trên 50 tuổi và nam giới là 8mg mỗi ngày

Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 18-50 thì lượng chất sắt là 18mg mỗi ngày.Trẻ em nên bổ sung 10mg mỗi ngày.

Cách bổ sung chất sắt qua chế độ ăn?

Có 2 dạng chất sắt trong thực phẩm hàng ngày: chất sắt có trong các loại thịt động vật mà cơ thể có thể hấp thu trực tiếp và chất sắt có trong các loại rau xanh. Tuy nhiên, chất sắt trong thực vật không thể hấp thụ trực tiếp mà tuỳ thuộc vào nhu cầu cơ thể.

Chế độ ăn giàu vitamin C giúp hấp thụ các chất sắt có từ rau xanh. Tuy nhiên uống nhiều trà, cà phê, rượu vang đỏ hoặc cơ thể quá nhiều kẽm, mangan hoặc canxi sẽ làm giảm sự hấp thụ này.

Cơ thể thiếu sắt gây ra bệnh gì?

Tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài có thể gây ra bệnh thiếu máu trong đó số lượng và kích cỡ các tế bào máu đỏ đều giảm. Thiếu máu làm giảm ôxy trong máu gây mệt mỏi, đau đầu, hay cáu gắt và buồn rầu.

Thiếu máu tạm thời có thể gây ra do số lượng lớn tế bào máu bị mất đi do ra nhiều máu trong kỳ “nguyệt san”, bị chảy máu do bị viêm loét, bị bệnh trĩ hay ung thư ruột kết.

Ngược lại, cơ thể thừa sắt sẽ bị nhiễm độc gây hại cho gan và tim.

Cách bổ sung chất sắt tốt nhất

Cách tốt nhất đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể là có chế độ ăn cân bằng. Các bác sĩ khuyên chỉ nên dùng viên nang cung cấp chất sắt với những trẻ em mới biết đi, phụ nữ mang thai và những người đang cho con bú.

Cung cấp chất sắt cho cơ thể từ các loại rau xanh sẽ tốt hơn từ các loại thịt.

Nấu các thực phẩm có tính axit như cà chua trong nồi nấu bằng sắt sẽ làm tăng chất sắt trong chế độ ăn.