Khi massage xông hơi cần lưu ý điều gì vậy nhỉ?

Trả lời 16 năm trước
Hiện nay không chỉ có các trung tâm chuyên dịch vụ massage, hầu hết các spa và cơ sở chăm sóc sắc đẹp đều đưa massage vào quy trình phục vụ khách hàng. Lợi ích của massage, xông hơi từ lâu đã được công nhận. Tuy nhiên, để massage, xông hơi phát huy đúng công dụng, bạn cần ghi nhớ các điểm sau: - Sau khi ăn no hoặc uống nhiều rượu bia, tuyệt đối không nên massage, xông hơi, có hại cho tim mạch. - Người bị suy tim, cao huyết áp, loãng xương, sốt cao, nhiễm trùng… phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, có thai… trước khi massage, xông hơi phải được kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng. Không nên tự ý làm theo sở thích, thói quen, rất dễ gây tai biến. Việc massage, xông hơi cần được thực hiện một cách chừng mực và cân nhắc theo từng thể trạng. Người từ 12 tuổi trở lên mới nên massage, xông hơi. Nếu thời gian thực hiện quá gần sẽ khiến cơ thể mất muối và chất điện giải, do đó dễ bị nhiễm lạnh. Sau khi xông hơi không nên tắm lại ngay, nếu có chỉ nên tắm bằng nước ấm. Mỗi lần xông hơi không quá 10 phút, bởi sự lạm dụng có thể gây nhiều biến chứng.
nguyenvanhien
nguyenvanhien
Trả lời 14 năm trước
Web tham khao ve massage ne www.massagetainha.com
thu
thu
Trả lời 11 năm trước

Lợi ích từ việc xông hơi
Y học cổ truyền coi xông hơi như một biện pháp quan trọng trị "cảm phong hàn" hữu hiệu. Không chỉ để chữa những chứng cảm phong hàn, những lúc cơ thể mỏi mệt, uể oải, đầu óc căng thẳng… xông hơi cũng mang lại hiệu quả bất ngờ.
Hơi nóng từ xông hơi sẽ giúp kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, lỗ chân lông mở rộng dưới tác động của nhiệt sẽ thúc đẩy sự đào thải các độc tố và chất bã nhờn. Xông hơi còn sưởi ấm cơ thể, thư giãn tinh thần. Tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô hấp trên, giúp cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi... Mặt khác, xông hơi cũng làm giãn các mạch máu dưới da, giúp mạch máu lưu thông, máu đến nuôi da nhiều hơn. Xông hơi kết hợp với massage và dùng các sản phẩm chăm sóc da sẽ giúp da hấp thụ dễ dàng các dưỡng chất.

Các phương pháp xông hơi và công dụng:
Hiện nay có hai phương pháp xông hơi là xông hơi ướt (steambath) và xông hơi khô (sauna). Mỗi cách xông hơi mang lại những lợi ích khác nhau. Xông hơi khô thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi vã ra thật nhiều. Còn xông hơi ướt giúp bài tiết mồ hôi, hơi nước còn làm ẩm da, các độc tố thải qua các lỗ chân lông nhờ đó giúp da mịn màng, người đang bị cảm sẽ thấy nhẹ nhàng hơn sau khi xông.
Xông hơi giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt. Nếu bạn có một thực đơn ăn kiêng vừa phải cùng với xông hơi thì bạn vẫn có thể giảm béo nhẹ nhàng mà không bị nhăn da.
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, lượng acid lactic ứ đọng trong các cơ, xông hơi ướt giúp giảm sự mệt mỏi, đau nhức tan biến. Xông hơi ướt cục bộ còn có thể tiến hành với những trường hợp bị viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, mụn trứng cá.
Một số lưu ý khi xông hơi:
Không nên xông hơi khi vừa ăn no, không có lợi cho sức khoẻ, nhất là tim mạch. Ngoài ra không nên xông hơi khi đang sốt cao, hay đang mắc các bệnh ngoài da, đang bị bệnh chàm; phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang mang thai…
Vì xông hơi được thực hiện trong phòng kín, nhiệt lượng và áp suất không khí cao, nên những người bị bệnh về tim mạch, huyết áp, phụ nữ mang thai, uống đồ chứa chất cồn không nên sử dụng dịch vụ này.
Điểm cần lưu ý nữa là không nên xông hơi liên tục trong tuần. Nếu xông hơi liên tục, cơ thể sẽ bị mất nhiều dương khí (năng lượng), làm cho cơ thể mệt hơn, bên cạnh đó còn có thể bị ảnh hưởng đến tim mạch.
Khi xông hơi, nên hít hơi vào từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra từ từ bằng đường miệng, có thể ngồi, hoặc nằm… với tư thế thoải mái nhất để cơ thể được thư giãn hoàn toàn. Xông hơi có nhiều lợi ích trong phục hồi sức khỏe con người, là biện pháp trị liệu không dùng thuốc, được cả thế giới áp dụng. Kinh nghiệm dân gian lâu đời cũng đã dùng nồi xông để chữa bệnh, nhất là để trị cảm cúm.

Xông hơi gây tác động nhiệt lên cơ thể giúp làm nóng và kích thích cơ thể, cũng như bài tiết mồ hôi và chất cặn bã, làm nhẹ gánh cho thận. Bởi vì da liên quan mật thiết với tất cả các cơ quan và hệ thống cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch, nên khi xông hơi các mạch máu da giãn rộng làm giảm sức cản ngoại vi. Kết quả lượng máu đi từ tim tăng lên, tim tăng tần số co bóp.

Xông hơi tác động lên hệ thần kinh làm tăng nhanh quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, làm giảm mệt mỏi nên giảm các chấn thương thường xảy ra, giúp cơ thể phản ứng nhanh với những hoàn cảnh luôn thay đổi của môi trường chung quanh, trong mức độ tự chủ của bản thân.


Xông hơi tác động tốt lên hệ hô hấp: không khí nóng làm tăng cường cung cấp máu cho lớp niêm mạc đường hô hấp, tạo điều kiện tái tạo lớp biểu mô và phát triển lưới mao mạch trong phổi. Do tác động của nhiệt, cơ hô hấp được thư giãn, các ống phế quản giãn rộng, hít thở trở nên dễ dàng hơn.

Xông hơi tác động lên cảm xúc và sự căng thẳng (stress): hệ thần kinh phản ứng với nhiệt khá nhanh, tắm hơi làm giảm mệt mỏi về tâm trí, gây cảm giác dễ chịu, làm bạn ngủ yên, ngủ sâu như là đang được nghỉ ngơi, sức lực được phục hồi.

Khi xông hơi cơ thể mất nhiều nước nên sẽ có hiện tượng cô đặc máu. Yêu cầu là không được mất nước quá 800ml trong 1 giờ. Ngoài ra khi mất nước nhiều do đổ mồ hôi thì kéo theo mất nhiều ion cần thiết như natri, clo, kali,… Nếu để mất nước quá nhanh sẽ cản trở quá trình trao đổi chất gây hại cho cơ thể. Do đó quá trình xông hơi làm giảm trọng lượng không quá 2% ban đầu là giới hạn an toàn.

Xông hơi có tác dụng đối với nhiều lứa tuổi, nhưng không nên dùng ở phụ nữ có thai và trẻ nhỏ do thúc đẩy co bóp tim quá mức. Ngoài ra những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, hay nhiễm trùng các loại cũng không nên xông hơi. Thời gian tắm hơi chỉ nên vừa đủ, dưới 15 phút. Nếu thấy khó chịu phải rời phòng hơi nóng ngay, tránh bị choáng nóng.

Lee Pham
Lee Pham
Trả lời 11 năm trước

Massage là để cơ thể thấy được thư giãn, đem lại cảm giác khỏe khoắn, nên cũng ko cần chú ý gì nhiều đâu, cứ đem người đến, phần còn lại là của nhân viên massage :)) .