Quán được mở từ khi nào? theo anh văn hóa trà là gì? Phong tục uống trà Việt có từ bao giờ?

thu
thu
Trả lời 11 năm trước
Lịch sử uống trà đã có 4000 năm, xuất phát từ cái nôi vùng gió mùa Đông Nam Á đã lan rộng ra toàn cầu. Vì những giá trị nhiều mặt về vật chất và tinh thần trong đời sống con người, trà được uống nhiều và phổ biến hàng ngày, xếp thứ nhì sau nước với 50% dân số thế giới uống trà.

Văn hóa trà Việt

Chè ngon, nước chát xin mời
Nước non non nước, nghĩa người chớ quên
( ca dao Việt Nam )

Đã từ lâu, chè đi vào thơ ca Việt Nam như một biểu tượng của tâm hồn người Việt và nó mang đậm nét bản sắc dân tộc Việt Nam.

Văn hóa trà là gì?

Văn hóa trà Việt Nam, là một thành tố của văn hóa ẩm thực, là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất ( vật thể ) và tinh thần ( phi vật thể ) của cây chè do người Việt Nam sáng tạo và tích lũy, trong quá trình sản xuất tác động đến môi trường tự nhiên và quá trình tiêu dùng giao tiếp trong môi trường xã hội.

Lịch sử uống trà đã có 4000 năm, xuất phát từ cái nôi vùng gió mùa Đông Nam Á đã lan rộng ra toàn cầu. Vì những giá trị nhiều mặt về vật chất và tinh thần trong đời sống con người, trà được uống nhiều và phổ biến hàng ngày, xếp thứ nhì sau nước với 50% dân số thế giới uống trà. Trà là một loại nước uống giải khát và kích thích trí não không có cồn, đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản của con người và là một dược liệu lý tưởng bảo vệ sức khỏe trong mọi thời đại như: ngủ ít, an thần, mắt sáng, giải khát sinh nước bọt, thanh giải nhiệt, tiêu cảm, giải độc, khỏi nhức đầu, chống say nắng, dễ tiêu hóa, giảm béo, chống đầy bụng, trị tức ngực, làm lành vết thương, tăng khí lực, kéo dài tuổi thọ.... Trà là một thứ nước uống tốt nhất mà thế giới tự nhiên đã ban cho loài người. Để phát triển ngành trà bền vững và có hiệu quả, cần quan tâm đầy đủ đến các vấn đề văn hóa trà bao gồm sản xuất, chế biến và phong tục uống trà.

Cấu trúc của nền Văn hóa trà Việt Nam bao gồm ba lớp, tương ứng với nền văn hóa trà bản địa ( chè tươi – chè mạn ), rồi phát triển trong sự tiếp biến rất đậm nét với nền văn hóa trà khu vực Trung Hoa ( trà tàu – trà ô long ) và sau đó với nền văn hóa trà phương Tây ( trà đen, trà mảnh, trà đá, trà túi ). Đó là sự đan xen của các lớp văn hóa trà cổ kim đông tây, theo dân tộc, tâm lý, tín ngưỡng, tôn giáo nhiều màu sắc của xã hội Việt Nam.

Giá trị tinh thần của trà trong tổ chức đời sống con người

Uống trà không những để thưởng thức những giá trị vật chất, mà còn để hưởng thụ những giá trị tinh thần. Uống trà thường kết hợp với môi trường thiên nhiên, nghệ thuật gốm sứ, thi ca, vũ nhạc, hoa pháp, thư pháp, hội họa, kiến trúc, tôn giáo. Chính sự kết hợp hài hòa hai giá trị nêu trên trong văn hóa trà của Trung Hoa, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam đã tạo nên sắc thái văn hóa nghệ thuật của “ chén trà phương Đông “.

Trong văn hóa Việt Nam, trà có một vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội và điều tiết mối quan hệ giữa con người với con người còn gọi là trà lễ, trà đức. Trà có mặt trong giao lưu tình nghĩa ở ngày hội làng, đình đám, đưa đón khách thập phương về thăm quê nhà. Và chén trà đã làm cho mọi người xích lại gần nhau, xua đi những mặc cảm, oán thù, nó đã làm cho người gần người hơn. Trà còn được sử dụng như một phương tiện giao tiếp trong biếu xén, quà tặng, lễ tết, cầu phúc, cưới xin, thờ cúng. Trà khởi đầu một ngày mới và kết thúc sau bữa ăn tối của mọi gia đình, tạo nên sự ấm cúng, bình an trong tâm tưởng của mỗi con người

Việt Nam được xem là cái nôi của cây chè. Trà Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường của khoảng hơn 45 quốc gia, là một trong 10 nước xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Với diện tích trồng chè của cả nước khoảng 90.000 hecta, đạt sản lượng 330.000 tấn/năm. Hiện trong cả nước có rất nhiều vùng chè nổi tiếng như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái ...Trong đó phải kể đến Vùng chè Lâm Đồng, chè ở đây được trồng từ những năm 1930 và đến nay đã có nhiều công ty chế biến chè nổi tiếng với nhiều chủng loại như trà Trâm Anh, trà thiên nhiên Chu Việt, trà thảo dược tiến vua của Công ty Chu Việt sản xuất. Với thành phần chủ yếu là búp lá trà tươi non đặc biệt của loại trà mọc tự nhiên trên đồi núi ở độ cao 980m vùng cao nguyên tỉnh Lâm Đồng. Với kỹ thuật thu hái hoàn toàn tự nhiên, cùng với đôi bàn tay của những người thợ thủ công, trà thiên nhiên Chu Việt vẫn giữ được toàn bộ những chất có trong trà tươi với hàm lượng cao nhất.

Phong tục uống trà và sự phát triển của cây chè Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Người Việt xưa dù sống trên núi cao, dưới đồng bằng châu thổ hay bên bờ biển, dù là người sang, hay kẻ hèn tất thảy đều giữ một tập tục uống trà. Đó là tập tục biểu thị sự trân trọng, lòng hiếu khách. Dù vui hay buồn, dù nắng hay mưa khách cũng không thể từ chối một chén trà nóng khi chủ nhân trân trọng dâng mời.