Manufacturer: Asus
Giới thiệu về Zenphone 4
Zenphone 4 là dòng điện thoại giá rẻ của Asus. Nó có vẻ ngoài giống với các dòng trước như Asus Fonepad hoặc Fonepad 2.
Nó có giá 1,99 triệu đồng ở thị trường Việt Nam, nhưng có thể Zenphone 4 có thể không cạnh tranh được với Motorola Moto G với một chiến dịch marketing lớn. Có thể Zenphnoe 4 không hoàn hảo nhưng nó là một chiếc điện thọa giá rẻ phù hợp cho đâị đa sso người dân
Về Thiết Kế
Zenfone 4 có nhiều lựa chọn màu trẻ trung . Theo Asus, điện thoại này sẽ có 5 lựa chọn màu gồm trắng, đen, đỏ, xanh và vàng
Asus thiết kế nắp lưng với các vòng tròn đòng tâm và đây là một sản phẩn giá rẻ nên dùng chết liệu nhựa
Vỏ máy của Zenfone 4 có chất liệu nhựa với bề mặt nhám giúp bám tay và đỡ lưu dấu vân tay. Lưng máy của Zenfone 4 được bo nhẹ, tạo cảm giác ôm tay khi cầm. Ở phía mặt trước, các góc máy cũng được bo tròn trông khá mềm mại. Tuy nhiên, thiết kế ở phía mặt trước của Zenfone 4 có viền dày, nhất là phần phía dưới màn hình làm cho máy dài hơn hẳn các smartphone 4 inch khác. Thêm nữa, cổng sạc micro-USB của điện thoại này được đưa lên phía trên cạnh trái, không thẩm mỹ và tiện dụng như đặt ở dưới đáy.
Ngoài hai chi tiết tên, thiết kế của Zenfone 4 không có điểm nào đáng chê trách. Máy cầm bám tay và cho cảm giác khá chắc chắn. Các chi tiết như phím âm lượng, phím nguồn và các cổng kết nối (giắc âm thanh, cổng sạc micro-USB) cũng được hoàn thiện tốt, đường nét gọn gàng.
Màn hình
Màn hình của Zenfone 4 có kích cỡ và độ phân giải tương đương các smartphone cùng tầm giá khác: 4 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel với mật độ điểm ảnh là 233 PPI. Đây là độ phân giải trung bình ở mức đủ để đọc báo mạng và sử dụng các ứng dụng trên điện thoại.
Khi đánh giá bằng mắt thường, các màu sắc trên màn hình của Zenfone 4 thể hiện khá tươi, nhiệt màu cân bằng, không bị ngả xanh như nhiều máy giá rẻ khác và độ sáng màn hình cũng tương đối cao. Trên Zenfone 4, Asus cũng đưa vào tính năng cho phép người dùng tự điều chỉnh nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái cho màn hình theo sở thích ở ứng dụng Splendid.
Điểm yếu đáng chú ý nhất ở màn hình này góc nhìn kém. Khi cầm máy theo chiều ngang, màu sắc và độ tương phản gần như biến mất khi nhìn chếch từ bên trái sang. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các trải nghiệm cần nhìn nghiêng vào màn hình, chẳng hạn như chơi các game đua xe (Need for Speed, Asphalt 7/8) hay đua thuyền (Riptide). Kính bảo vệ màn hình cũng hơi bóng, nên hơi khó nhìn khi dùng ngoài trời nắng. Ngoài ra là máy giá rẻ nên màn hình của Zenfone 4 cũng không có cảm biến ánh sáng để tự động điều chỉnh độ sáng, nên người dùng phải tự tăng giảm độ sáng cho phù hợp với các môi trường khác nhau.
Khi đo trên thiết bị và phần mềm chuyên dụng, Zenfone 4 thể hiện tốt hơn các sản phẩm cùng tầm giá ở nhiều tiêu chí cơ bản như độ đen, độ tương phản, nhiệt độ màu và cả độ chính xác màu. Tuy nhiên, cũng lưu ý là các màn hình trên điện thoại giá rẻ thường hiển thị màu không chuẩn như trên các máy tầm trung và cao cấp.
Camera
Xét trên thông số, camera cũng là chi tiết mà Zenfone 4 có ưu thế so với các máy cùng tầm giá. Điện thoại này có camera 5MP phía sau và camera 0.3MP (VGA) phía trước. Đặc biệt, chiếc camera chính phía sau có thể quay phim độ phân giải tới Full-HD với tốc độ 30 khung hình/giây (fps).
Ứng dụng camera hỗ trợ nhiều tính năng chụp ảnh gồm HDR, toàn cảnh (panorama), ảnh động GIF, ảnh tự sướng, chụp đêm, xóa phông, xóa đối tượng chuyển động trong ảnh, làm đẹp da và đặc biệt là chế độ chụp đêm. Ngoài ra, camera của Zenfone 4 cũng có các tùy chỉnh cơ bản để cải thiện chất lượng ảnh như chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng, lấy nét tay.
Phần mềm và hiệu năng
Zenfone 4 được cài sẵn phiên bản Android 4.3 (nhà sản xuất cho biết máy sẽ sớm được cập nhật lên Android 4.4 KitKat) cùng với giao diện tùy biến Zen UI của Asus. Giao diện Zen UI trên điện thoại này nhìn khá đơn giản với các icon được thiết kế vuông vắn.
Nhìn vào giao diện của Zenfone 4 có thể nhận thấy Asus đã kết hợp một chút phong cách thiết kế phẳng của iOS lên Zen UI của mình. Asus cũng tích hợp vào máy một vài ứng dụng nhỏ bên cạnh các ứng dụng quen thuộc của Google như quản lý file, ghi chú, phần mềm chỉnh chế độ nhạc (AudioWizard) và chỉnh màn hình (nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái màu).
Có thể nói Asus đã trang bị cho chiếc Zenfone 4 phiên bản Android khá mới cùng với giao diện người dùng Zen UI đơn giản. Tuy nhiên, phần mềm không phải là yếu tố được quan tâm trên điện thoại này mà hiệu năng mới là điểm được chú ý.
Các smartphone ở tầm giá cạnh tranh với Asus Zenfone 4 hiện nay như Nokia X và Samsung Galaxy Trend Lite thường chỉ có bộ vi xử lý lõi đơn hoặc lõi kép 1GHz và RAM phổ thông là 512MB. Trong khi đó, chiếc Zenfone 4 được nhà sản xuất ưu ái trang bị cho bộ vi xử lý lõi kép 1.2GHz từ Intel và RAM tới 1GB. Điều này đã giúp máy hoạt động mượt mà hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh và chơi được cả những game 3D nặng mà các sản phẩm cùng tầm giá không chạy nổi hoặc chạy rất giật.
Khi trải nghiệm thực tế, Zenfone 4 hoạt động nhanh nhẹn với thao tác di chuyển giữa các màn hình chính, các màn hình trong khay ứng dụng và đối với việc sử dụng các ứng dụng cơ bản có sẵn trên máy như gọi điện, nhắn tin hay mở danh bạ. Tốc độ lướt web cũng nhanh, chỉ mất khoảng 4-5 giây để mở một trang web trên đường mạng Wi-Fi tốt của VnReview và việc cuộn trang cũng chạy tương đối mượt.
Điện thoại giá rẻ này cũng xử lý tốt các game phổ thông như Temple Run 2. Đối với các game nặng như Need for Speed Most Wanted, Zenfone 4 chơi không thật mượt nhưng không giật, chậm đến mức khó chịu. Nhìn chung, máy có hiệu năng xử lý rất tốt trong tầm giá. Chỉ có một vấn đề cần lưu ý là góc nhìn màn hình hạn chế, gây ảnh hưởng nhiều đến các trải nghiệm cần nghiêng màn hình điều khiển giống như chơi game Need for Speed. Ngoài ra trong thử nghiệm pin, Zenfone 4 cũng hao pin nhanh đối với hoạt động chơi game.
Khi đo trên phần mềm đo hiệu năng tổng thể Antutu và Quadrant, Zenfone 4 đạt điểm cao hơn nhiều so với các máy tầm giá 3-4 triệu đồng và đạt mức điểm theo đánh giá của hai phần mềm này là đủ chơi tốt các game di động có đồ họa đẹp.
Zenfone 4 có bộ nhớ tới 8GB (còn 4,6GB trống cho người dùng), cũng là ưu thế lớn so với các máy cùng tầm giá đều chỉ có 4GB cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài mở rộng tới 64GB. Tuy nhiên, loa ngoài của máy có âm lượng hơi nhỏ và hình ảnh mổ sản phẩm phát hiện loa ngoài của điện thoại này không có hộp loa. Có thể đây là lý do loa ngoài của máy có âm lượng nhỏ, vì nếu âm lượng lớn khi không có hộp loa sẽ khiến âm thanh bị rè, kém chất lượng.
Thời gian pin
Với viên pin khá nhỏ 1.200 mAh, có lẽ thời gian sử dụng pin là vấn đề người dùng quan tâm nhất trên chiếc Asus Zenfone 4.
Trong thử nghiệm tiêu chuẩn của VnReview đối với hoạt động xem phim, gọi điện và chơi game trong môi trường giả lập, Zenfone 4 thể hiện tương đối tốt ở hoạt động xem phim (4 giờ 15 phút) và gọi điện (8 giờ 35 phút) nhưng lại hao pin nhanh ở bài thử nghiệm chơi game (1 giờ 45 phút).
Trong trải nghiệm thực tế, máy hao pin nhanh khi chơi game và xem video trên YouTube, còn lướt web thì pin cạn chậm hơn. Cụ thể, Zenfone 4 mất tới 18% pin sau 30 phút chơi game Temple Run 2, 13% pin sau 30 phút lướt web trên mạng Wi-Fi và 20% pin sau 30 phút xem video ca nhạc trên YouTube. Với kết quả như vậy, những người dùng Zenfone 4 cho nhu cầu chơi game và xem video trên mạng nhiều sẽ phải tính đến việc sử dụng viên pin thứ hai được tặng kèm khi mua máy.
Ở chế độ để chờ qua đêm, Zenfone 4 mất khoảng 4% pin sau 8 tiếng trong khi máy vẫn bật Wi-Fi. Đây là mức độ hao pin chấp nhận được đối với smartphone giá rẻ dù vẫn cao hơn so với các máy tầm trung như Sony Xperia M2 chỉ mất có 2% sau khoảng thời gian chờ tương tự.
Kết luận
Máy có thiết kế dễ cầm, nhiều lựa chọn màu và được cài sẵn phiên bản Android 4.3 khá mới trong khi lại được nhà sản xuất hứa hẹn sớm cập nhật lên Android 4.4 KitKat.
Vấn đề đáng lưu tâm nhất ở điện thoại này là viên pin dung lượng nhỏ và máy chứng tỏ hao pin nhanh với hoạt động chơi game và xem video trên YouTube. Mặc dù được nhà sản xuất tặng kèm một viên nữa để dự phòng nhưng do không có dock sạc nên việc sử dụng viên pin tặng thêm này thiếu thuận tiện. Ngoài ra, màn hình của Zenfone 4 có góc nhìn kém, ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu chơi các game cần nghiêng màn hình điều khiển.