Trãi Nghiệm Siêu Phẩm Asus Zenfone 4
Zenfone 4 là sản phẩm nhỏ nhất trong bộ ba Zenfone 4, 5 và 6 (con số tương đương với kích thước màn hình) và rẻ nhất, 1,99 triệu đồng ở thị trường Việt Nam.
Yếu tố cơ bản khiến Zenfone 4 nhận được sự quan tâm trên thị trường smartphone vốn đang rất nhiều lựa chọn hiện nay là có cấu hình tốt hơn hẳn so với các máy cùng tầm giá. Điện thoại này có màn hình 4 inch độ phân giải 800 x 480 pixel tương tự các smartphone cùng tầm giá khác nhưng các cấu hình cơ bản khác hấp dẫn hơn, như bộ vi xử lý Intel lõi kép 1.2GHz, RAM 1GB, bộ nhớ lưu trữ 8GB (còn gần 5GB trống cho người dùng), có đủ hai camera phía sau (5MP) và phía trước (VGA). Trong khi đó, máy cũng hỗ trợ 2 SIM, các kết nối cơ bản (3G, Wi-Fi, Bluetooth, GPS) và phiên bản Android 4.3 khá mới.
Sản phẩm này có thiết kế đơn giản, dễ tháo lắp và nhiều linh kiện cơ bản trong máy đến từ các nhà cung cấp có thương hiệu như bộ vi xử lý, RAM, bộ nhớ trong, chip quản lý năng lượng, bộ truyền nhận sóng và giải mã tín hiệu 2G/3G.
Thiết kế
Zenfone 4 có 5 màu: trắng, đen, đỏ, xanh và vàng.
Vỏ máy của Zenfone 4 có chất liệu nhựa với bề mặt nhám giúp bám tay và đỡ lưu dấu vân tay. Lưng máy của Zenfone 4 được bo nhẹ, tạo cảm giác ôm tay khi cầm. Ở phía mặt trước, các góc máy cũng được bo tròn trông khá mềm mại. Thiết kế ở phía mặt trước của Zenfone 4 có viền dày, cổng sạc micro-USB được đưa lên phía trên cạnh trái.
Các chi tiết như phím âm lượng, phím nguồn và các cổng kết nối (giắc âm thanh, cổng sạc micro-USB) cũng được hoàn thiện tốt, đường nét gọn gàng.

Màn hình
Màn hình của Zenfone 4 có kích cỡ: 4 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel với mật độ điểm ảnh là 233 PPI.
Màu sắc trên màn hình của Zenfone 4 thể hiện khá tươi, nhiệt màu cân bằng, không bị ngả xanh và độ sáng màn hình cũng tương đối cao. Trên Zenfone 4, Asus cũng đưa vào tính năng cho phép người dùng tự điều chỉnh nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái cho màn hình theo sở thích ở ứng dụng Splendid.
Khi đo trên thiết bị và phần mềm chuyên dụng, Zenfone 4 thể hiện tốt hơn các sản phẩm cùng tầm giá ở nhiều tiêu chí cơ bản như độ đen, độ tương phản, nhiệt độ màu và cả độ chính xác màu.

Camera
Xét trên thông số, camera cũng là chi tiết mà Zenfone 4 có ưu thế so với các máy cùng tầm giá. Điện thoại này có camera 5MP phía sau và camera 0.3MP (VGA) phía trước. Đặc biệt, chiếc camera chính phía sau có thể quay phim độ phân giải tới Full-HD với tốc độ 30 khung hình/giây (fps).
Ứng dụng camera hỗ trợ nhiều tính năng chụp ảnh gồm HDR, toàn cảnh (panorama), ảnh động GIF, ảnh tự sướng, chụp đêm, xóa phông, xóa đối tượng chuyển động trong ảnh, làm đẹp da và đặc biệt là chế độ chụp đêm. Ngoài ra, camera của Zenfone 4 cũng có các tùy chỉnh cơ bản để cải thiện chất lượng ảnh như chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng, lấy nét tay.
Camera của điện thoại này có ưu thế về chế độ chụp đa dạng, khả năng chụp tối tốt và chất lượng ở các môi trường khác

Phần mềm và hiệu năng
Zenfone 4 được cài sẵn phiên bản Android 4.3 cùng với giao diện tùy biến Zen UI của Asus. Giao diện Zen UI trên điện thoại này nhìn khá đơn giản với các icon được thiết kế vuông vắn.
Nhìn vào giao diện của Zenfone 4 có thể nhận thấy Asus đã kết hợp một chút phong cách thiết kế phẳng của iOS lên Zen UI của mình. Asus cũng tích hợp vào máy một vài ứng dụng nhỏ bên cạnh các ứng dụng quen thuộc của Google như quản lý file, ghi chú, phần mềm chỉnh chế độ nhạc (AudioWizard) và chỉnh màn hình (nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái màu).
Chiếc Zenfone 4 được trang bị cho bộ vi xử lý lõi kép 1.2GHz từ Intel và RAM tới 1GB. Điều này đã giúp máy hoạt động mượt mà và chơi được cả những game 3D nặng mà các sản phẩm cùng tầm giá không chạy nổi hoặc chạy rất giật.
Zenfone 4 hoạt động nhanh nhẹn với thao tác di chuyển giữa các màn hình chính, các màn hình trong khay ứng dụng và đối với việc sử dụng các ứng dụng cơ bản có sẵn trên máy như gọi điện, nhắn tin hay mở danh bạ. Tốc độ lướt web cũng nhanh, chỉ mất khoảng 4-5 giây để mở một trang web trên đường mạng Wi-Fi tốt của VnReview và việc cuộn trang cũng chạy tương đối mượt.
Zenfone 4 có bộ nhớ tới 8GB (còn 4,6GB trống cho người dùng) cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài mở rộng tới 64GB.

Thời gian pin
Với viên pin khá nhỏ 1.200 mAh, có lẽ thời gian sử dụng pin là vấn đề người dùng quan tâm nhất trên chiếc Asus Zenfone 4.
Zenfone 4 thể hiện tương đối tốt ở hoạt động xem phim (4 giờ 15 phút) và gọi điện (8 giờ 35 phút).
Zenfone 4 mất tới 18% pin sau 30 phút chơi game Temple Run 2, 13% pin sau 30 phút lướt web trên mạng Wi-Fi và 20% pin sau 30 phút xem video ca nhạc trên YouTube.
Ở chế độ để chờ qua đêm, Zenfone 4 mất khoảng 4% pin sau 8 tiếng trong khi máy vẫn bật Wi-Fi.


Review Zenphone 4 - Đánh giá Zenphone 4
Cấu Hình
Intel Atom Z2520 1.2GHz CPU; 1GB RAM; Android 4.3 with ZenUI; 4-inch 480 x 800 LCD screen; 8GB storage
Manufacturer: Asus
Giới thiệu về Zenphone 4
Zenphone 4 là dòng điện thoại giá rẻ của Asus. Nó có vẻ ngoài giống với các dòng trước như Asus Fonepad hoặc Fonepad 2.
Nó có giá 1,99 triệu đồng ở thị trường Việt Nam, nhưng có thể Zenphone 4 có thể không cạnh tranh được với Motorola Moto G với một chiến dịch marketing lớn. Có thể Zenphnoe 4 không hoàn hảo nhưng nó là một chiếc điện thọa giá rẻ phù hợp cho đâị đa sso người dân
Về Thiết Kế
Zenfone 4 có nhiều lựa chọn màu trẻ trung . Theo Asus, điện thoại này sẽ có 5 lựa chọn màu gồm trắng, đen, đỏ, xanh và vàng
Asus thiết kế nắp lưng với các vòng tròn đòng tâm và đây là một sản phẩn giá rẻ nên dùng chết liệu nhựa
Vỏ máy của Zenfone 4 có chất liệu nhựa với bề mặt nhám giúp bám tay và đỡ lưu dấu vân tay. Lưng máy của Zenfone 4 được bo nhẹ, tạo cảm giác ôm tay khi cầm. Ở phía mặt trước, các góc máy cũng được bo tròn trông khá mềm mại. Tuy nhiên, thiết kế ở phía mặt trước của Zenfone 4 có viền dày, nhất là phần phía dưới màn hình làm cho máy dài hơn hẳn các smartphone 4 inch khác. Thêm nữa, cổng sạc micro-USB của điện thoại này được đưa lên phía trên cạnh trái, không thẩm mỹ và tiện dụng như đặt ở dưới đáy.
Ngoài hai chi tiết tên, thiết kế của Zenfone 4 không có điểm nào đáng chê trách. Máy cầm bám tay và cho cảm giác khá chắc chắn. Các chi tiết như phím âm lượng, phím nguồn và các cổng kết nối (giắc âm thanh, cổng sạc micro-USB) cũng được hoàn thiện tốt, đường nét gọn gàng.
Màn hình
Màn hình của Zenfone 4 có kích cỡ và độ phân giải tương đương các smartphone cùng tầm giá khác: 4 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel với mật độ điểm ảnh là 233 PPI. Đây là độ phân giải trung bình ở mức đủ để đọc báo mạng và sử dụng các ứng dụng trên điện thoại.
Khi đánh giá bằng mắt thường, các màu sắc trên màn hình của Zenfone 4 thể hiện khá tươi, nhiệt màu cân bằng, không bị ngả xanh như nhiều máy giá rẻ khác và độ sáng màn hình cũng tương đối cao. Trên Zenfone 4, Asus cũng đưa vào tính năng cho phép người dùng tự điều chỉnh nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái cho màn hình theo sở thích ở ứng dụng Splendid.
Điểm yếu đáng chú ý nhất ở màn hình này góc nhìn kém. Khi cầm máy theo chiều ngang, màu sắc và độ tương phản gần như biến mất khi nhìn chếch từ bên trái sang. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các trải nghiệm cần nhìn nghiêng vào màn hình, chẳng hạn như chơi các game đua xe (Need for Speed, Asphalt 7/8) hay đua thuyền (Riptide). Kính bảo vệ màn hình cũng hơi bóng, nên hơi khó nhìn khi dùng ngoài trời nắng. Ngoài ra là máy giá rẻ nên màn hình của Zenfone 4 cũng không có cảm biến ánh sáng để tự động điều chỉnh độ sáng, nên người dùng phải tự tăng giảm độ sáng cho phù hợp với các môi trường khác nhau.
Khi đo trên thiết bị và phần mềm chuyên dụng, Zenfone 4 thể hiện tốt hơn các sản phẩm cùng tầm giá ở nhiều tiêu chí cơ bản như độ đen, độ tương phản, nhiệt độ màu và cả độ chính xác màu. Tuy nhiên, cũng lưu ý là các màn hình trên điện thoại giá rẻ thường hiển thị màu không chuẩn như trên các máy tầm trung và cao cấp.
Camera
Xét trên thông số, camera cũng là chi tiết mà Zenfone 4 có ưu thế so với các máy cùng tầm giá. Điện thoại này có camera 5MP phía sau và camera 0.3MP (VGA) phía trước. Đặc biệt, chiếc camera chính phía sau có thể quay phim độ phân giải tới Full-HD với tốc độ 30 khung hình/giây (fps).
Ứng dụng camera hỗ trợ nhiều tính năng chụp ảnh gồm HDR, toàn cảnh (panorama), ảnh động GIF, ảnh tự sướng, chụp đêm, xóa phông, xóa đối tượng chuyển động trong ảnh, làm đẹp da và đặc biệt là chế độ chụp đêm. Ngoài ra, camera của Zenfone 4 cũng có các tùy chỉnh cơ bản để cải thiện chất lượng ảnh như chỉnh ISO, cân bằng trắng, bù trừ sáng, lấy nét tay.
Phần mềm và hiệu năng
Zenfone 4 được cài sẵn phiên bản Android 4.3 (nhà sản xuất cho biết máy sẽ sớm được cập nhật lên Android 4.4 KitKat) cùng với giao diện tùy biến Zen UI của Asus. Giao diện Zen UI trên điện thoại này nhìn khá đơn giản với các icon được thiết kế vuông vắn.
Nhìn vào giao diện của Zenfone 4 có thể nhận thấy Asus đã kết hợp một chút phong cách thiết kế phẳng của iOS lên Zen UI của mình. Asus cũng tích hợp vào máy một vài ứng dụng nhỏ bên cạnh các ứng dụng quen thuộc của Google như quản lý file, ghi chú, phần mềm chỉnh chế độ nhạc (AudioWizard) và chỉnh màn hình (nhiệt màu, độ bão hòa và sắc thái màu).
Có thể nói Asus đã trang bị cho chiếc Zenfone 4 phiên bản Android khá mới cùng với giao diện người dùng Zen UI đơn giản. Tuy nhiên, phần mềm không phải là yếu tố được quan tâm trên điện thoại này mà hiệu năng mới là điểm được chú ý.
Các smartphone ở tầm giá cạnh tranh với Asus Zenfone 4 hiện nay như Nokia X và Samsung Galaxy Trend Lite thường chỉ có bộ vi xử lý lõi đơn hoặc lõi kép 1GHz và RAM phổ thông là 512MB. Trong khi đó, chiếc Zenfone 4 được nhà sản xuất ưu ái trang bị cho bộ vi xử lý lõi kép 1.2GHz từ Intel và RAM tới 1GB. Điều này đã giúp máy hoạt động mượt mà hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh và chơi được cả những game 3D nặng mà các sản phẩm cùng tầm giá không chạy nổi hoặc chạy rất giật.
Khi trải nghiệm thực tế, Zenfone 4 hoạt động nhanh nhẹn với thao tác di chuyển giữa các màn hình chính, các màn hình trong khay ứng dụng và đối với việc sử dụng các ứng dụng cơ bản có sẵn trên máy như gọi điện, nhắn tin hay mở danh bạ. Tốc độ lướt web cũng nhanh, chỉ mất khoảng 4-5 giây để mở một trang web trên đường mạng Wi-Fi tốt của VnReview và việc cuộn trang cũng chạy tương đối mượt.
Điện thoại giá rẻ này cũng xử lý tốt các game phổ thông như Temple Run 2. Đối với các game nặng như Need for Speed Most Wanted, Zenfone 4 chơi không thật mượt nhưng không giật, chậm đến mức khó chịu. Nhìn chung, máy có hiệu năng xử lý rất tốt trong tầm giá. Chỉ có một vấn đề cần lưu ý là góc nhìn màn hình hạn chế, gây ảnh hưởng nhiều đến các trải nghiệm cần nghiêng màn hình điều khiển giống như chơi game Need for Speed. Ngoài ra trong thử nghiệm pin, Zenfone 4 cũng hao pin nhanh đối với hoạt động chơi game.
Khi đo trên phần mềm đo hiệu năng tổng thể Antutu và Quadrant, Zenfone 4 đạt điểm cao hơn nhiều so với các máy tầm giá 3-4 triệu đồng và đạt mức điểm theo đánh giá của hai phần mềm này là đủ chơi tốt các game di động có đồ họa đẹp.
Zenfone 4 có bộ nhớ tới 8GB (còn 4,6GB trống cho người dùng), cũng là ưu thế lớn so với các máy cùng tầm giá đều chỉ có 4GB cùng khe cắm thẻ nhớ ngoài mở rộng tới 64GB. Tuy nhiên, loa ngoài của máy có âm lượng hơi nhỏ và hình ảnh mổ sản phẩm phát hiện loa ngoài của điện thoại này không có hộp loa. Có thể đây là lý do loa ngoài của máy có âm lượng nhỏ, vì nếu âm lượng lớn khi không có hộp loa sẽ khiến âm thanh bị rè, kém chất lượng.
Thời gian pin
Với viên pin khá nhỏ 1.200 mAh, có lẽ thời gian sử dụng pin là vấn đề người dùng quan tâm nhất trên chiếc Asus Zenfone 4.
Trong thử nghiệm tiêu chuẩn của VnReview đối với hoạt động xem phim, gọi điện và chơi game trong môi trường giả lập, Zenfone 4 thể hiện tương đối tốt ở hoạt động xem phim (4 giờ 15 phút) và gọi điện (8 giờ 35 phút) nhưng lại hao pin nhanh ở bài thử nghiệm chơi game (1 giờ 45 phút).
Trong trải nghiệm thực tế, máy hao pin nhanh khi chơi game và xem video trên YouTube, còn lướt web thì pin cạn chậm hơn. Cụ thể, Zenfone 4 mất tới 18% pin sau 30 phút chơi game Temple Run 2, 13% pin sau 30 phút lướt web trên mạng Wi-Fi và 20% pin sau 30 phút xem video ca nhạc trên YouTube. Với kết quả như vậy, những người dùng Zenfone 4 cho nhu cầu chơi game và xem video trên mạng nhiều sẽ phải tính đến việc sử dụng viên pin thứ hai được tặng kèm khi mua máy.
Ở chế độ để chờ qua đêm, Zenfone 4 mất khoảng 4% pin sau 8 tiếng trong khi máy vẫn bật Wi-Fi. Đây là mức độ hao pin chấp nhận được đối với smartphone giá rẻ dù vẫn cao hơn so với các máy tầm trung như Sony Xperia M2 chỉ mất có 2% sau khoảng thời gian chờ tương tự.
Kết luận
Máy có thiết kế dễ cầm, nhiều lựa chọn màu và được cài sẵn phiên bản Android 4.3 khá mới trong khi lại được nhà sản xuất hứa hẹn sớm cập nhật lên Android 4.4 KitKat.
Vấn đề đáng lưu tâm nhất ở điện thoại này là viên pin dung lượng nhỏ và máy chứng tỏ hao pin nhanh với hoạt động chơi game và xem video trên YouTube. Mặc dù được nhà sản xuất tặng kèm một viên nữa để dự phòng nhưng do không có dock sạc nên việc sử dụng viên pin tặng thêm này thiếu thuận tiện. Ngoài ra, màn hình của Zenfone 4 có góc nhìn kém, ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu chơi các game cần nghiêng màn hình điều khiển.

Đánh giá về Asus Zenfone 4
Thông số kĩ thuật Asus Zenfone 4
Màn hình: WVGA, 4.0", 480 x 800 pixels
CPU: Intel Atom Z2520, 2 nhân, 1.2 GHz
Ram: 1GB
Hệ điều hành: Adroi 4.3(Jelly Bean)
Sim: 2 sim 2 sóng
Camera: 5.0 MP
Bộ nhớ trong: 8GB
Thẻ nhớ ngoài: 64GB
Dung lượng pin: 1600 mAh
Một loại máy mới của hãng asus, với thiết kế nhỏ gọn, vẻ ngoài bắt mắt, Asus Zenfone 4 nhanh chóng được ưa chuộng. Chưa kể đến mức giá cũng rất "hạt dẻ" - giao động từ 2.000.000 trở xuống. Không những vậy, với cấu hình ổn định với bộ vi xử lí dual-core 1.2GHz, RAM 1GB cùng bộ nhớ trong 8GB. Người dùng có thể thỏa sức lướt web, xem phim,...Máy còn có hai camera để bạn có thể thỏa sức selfie. Ngoài ra Asus Zenfone 4 có 2 sim 2 sóng cực tiện lợi.
Phong cách thiết kế chắc chắn, các góc bo tròn cùng hai màu trắng đen phổ biến đã tạo nên dáng vẻ thời trang cho chiếc smartphone này.
Bạn sẽ không còn lo lắng vì giá rẻ nên màn hình nhỏ. Bạn hãy thử tìm đến với Asus Zenfone 4, màn hình rõ nét, rộng 4 inch, có thể chỉnh gam màu cũng như ánh sáng tùy thích, màn hình rộng rãi sẽ mang cho bạn những hình ảnh thật sắc nét, xem phim cũng thật "phiêu".
Máy hoạt động bằng hệ điều hành Adroi 4.3 Jelly Bean và bộ vi xử lý Intel Atom Z2520 Dual-core 1.2GHz nên bạn có thể hoàn toàn hài lòng về nó. Không chỉ có vậy, cùng bộ nhớ Ram 1GB và bộ nhớ trong 8GB, vì vậy bạn sẽ được tải rất nhiều ứng dụng ưa thích.
Camera 5MP chụp ảnh nhanh, rõ nét cùng công nghệ Pixel Master, Asus Zenfone 4 sẽ giúp bạn lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp với gia đình, bạn bè.
Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ 2 sim 2 sóng, Asus Zenfone 4 còn giúp bạn tiết kiệm, tiện lợi cho việc liên lạc.

Điểm mạnh
· Bộ nhớ trong khá ổn so với mức giá
· Hiệu năng sử dụng thông thường khá ổn
· Thiết kế nhiều màu sắc
· Ứng dụng camera được tích hợp sẵn
Điểm yếu
· Thời lượng pin kém
· Màn hình không phải IPS
· Giao diện khó sử dụng
Đặc tính quan trọng: Chip xử lý Intel Atom Z2520 1.2GHz; RAM 1GB; Android 4.3 cùng ZenUI; màn hình LCD 4 inch 480 x 800; bộ nhớ 8GB
Nhà sản xuất: Asus
Tổng quan về Asus Zenfone 4
Asus Zenfone 4 là nỗ lực đầu tiên của Asus nhắm đến thị trường điện thoại giá rẻ.
Thiết kế
Asus Zenfone 4 là một chiếc điện thoại nhỏ khá dễ thương, thể hiện một sự nỗ lực rất lớn đối với một công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất điện thoại. Vỏ máy bằng nhựa với các góc được bo tròn. Lưng máy có khá nhiều màu và mẫu sản phẩm thử của chúng tôi có màu vàng hơi một chút bóng kim loại, ngoài ra còn có các màu như đỏ hồng, xanh dương trắng và đen.
Asus đã đưa một thiết kế có tính thương hiệu của mình vào Zenphone 4- đó là kết cấu vòng tròn đồng tâm thường thấy ở những chiếc laptop Zenbook.
Zenfone 4 là một chiếc điện thoại giá rẻ khá nhỏ bé với màn hình chỉ 4 inch. Tuy nhiên chiếc máy lại không hề mỏng một chút nào, với độ dày lên tới 11.5mm giúp cầm khá chắc tay. Các nút nguồn và điều chỉnh âm lượng được bố trí ở cạnh bên phải.
Vỏ sau của máy có thể tháo lắp khá dễ dàng với các khe cắm micro Sim và khe cắm thẻ nhớ micro SD bên trong. Bộ nhớ trong của máy là 8GB, tuy không lớn nhưng lại khá ấn tượng với một chiếc điện thoại giá rẻ.
Màn hình
Tất nhiên với màn hình chỉ 4 inch, Zenfone 3 sẽ không bao giờ có thể mang lại trải nghiệm chơi game ở đẳng cấp cao. Chất lượng màn hình cũng không phải hàng đầu, khi sử dụng khung hiển thị TN chứ không phải IPS. Vấn đề chính của một màn hình TN, vốn chỉ thường được sử dụng với những chiếc laptop giá rẻ, là độ tương phản không ổn định. Nghiêng Asus Zenfone 4 về phía trước hoặc phía sau, bạn có thể thấy rõ độ tương phản lên xuống một cách thất thường. Tuy nhiên với một màn hình TN thì chất lượng hình ảnh của Zenfone 4 không đến nỗi tồi.
.
Giống như những chiếc máy tính bản của Asus, Zenfone 4 cho bạn khả năng kiểm soát toàn bộ hiển thị bằng một ứng dụng gọi là Asus Spenlid. Ứng dụng này cho phép bạn điều chỉnh nhiệt độ cũng như độ đậm của màu sắc.
Tuy nhiên, màn hình cũng gặp một chút vấn đề. Độ phân giải chỉ đạt 800x480. Mật độ điểm ảnh là 233ppi, khá thấp so với các mẫu máy giá rẻ khác như Moto E, Moto G và EE Kestrel. Ngoài ra máy còn không có thiết lập độ sáng tự động, có nghĩa là bạn cần phải chỉnh sáng lại bằng tay mỗi khi ra ngoài hay về nhà.
Phần mềm
Asus Zenfone 4 chạy phiên bản Android 4.3, mặc dù có giao diện khá gọn gàng nhưng vẫn hơi có chút lỗi thời.
Tiếp xúc mạnh nhiều khi lại không có tác dụng đối với một chiếc điện thoại có màn hình chỉ 4 inch. Ví dụ, có những 2 menu mà bạn có thể truy cập bằng cách kéo xuống từ phía trên chứ không phải một. Kéo xuống từ phía bên trái bạn sẽ nhận được các thông báo, và từ bên phải bạn sẽ có thể bật tắt các tính năng.
Zen UI cho phép bạn có thể truy cập vào thông báo một cách dễ dàng nhất trong tầm với của ngón cái. Ngoài ra bạn cũng cần phải truy cập vào chỉnh sáng trong thiết lập màn hình một vài lần trong ngày bởi điện thoại không có thiết lập tự động chỉnh sáng.

Bàn phím hơi khó sử dụng một chút, mặc dù giao diện khi nhắn tin khá ổn, nhưng khi gõ trình duyệt lại khá bất tiện, bởi các nút là quá nhiều, khiến cho nút space bar, vốn được sử dụng nhiều nhất lại trở nên quá nhỏ.
Hiệu năng và chơi game
Giao diện của Zenfone 4 khá linh hoạt, không có hiện tượng giật lag. Giống như máy tính bảng của Asus, Zenfone 4 sử dụng chip Intel Atom chứ không phải những tùy chọn nền tảng ARM phổ biến như Qualcomm Snapdragon hay Mediatek. Đó là con chip Intel Atom Z2520 lõi kép 1.2 GHz. Nghe thì có vẻ khá yếu, nhưng sức mạnh của mỗi lõi vi xử lý Intel nhìn chung là tốt hơn nhiều so với những chip ARM. Khá thất vọng là Zenfone 4 chỉ có độ phân giải hình ảnh 400x800.
Chip xử lý được sử dụng là Intel Atom Z2520 lõi kép 300MHz PowerVR SGX 544MP2, yếu hơn một chút so với phiên bản Exynos của Samsung Galaxy S4.
Tất nhiên hiệu năng thuần túy không phải là điều duy nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game trên Zenfone 4. Chúng tôi nhận thấy rằng hiệu ứng thay đổi độ tương phản trên khung hiển thị TN sẽ gây mất tập trung với những trò chơi nhiều chuyển động, đồng thời màn hình 4 inch là quá nhỏ.
Camera
Asus Zenfone 4 sử dụng camera 5 megapixel, và mặc dù không có flash, máy vẫn có khả năng tự động lấy nét.
Ngoài ra Asus còn trang bị thêm cho máy ảnh một số tính năng như sau:
Depth of field: sử dụng tự động lấy nét để chia các vật gần và xa, giúp bạn có thể làm mờ bối cảnh.
Time rewind: chụp ảnh liên tục, cho phép bạn lưu một tấm hình chụp trước khi bạn bấm nút chụp.
Selfie: chụp ảnh khi camera nhận dạng đủ số lượng khuôn mặt. Giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng camera sau để chụp ảnh.
Miniature: hiệu ứng thay đổi độ nghiêng
Điều khiển thông minh: Chế độ chụp liên tục cho phép bạn loại bỏ các vật chuyển động khỏi cảnh.
All Smiles: Chế độ chụp liên tục cho phép bạn điều chỉnh khuôn mặt mọi người.
Chân dung: Sử dụng hiệu ứng face-distortion để chụp chân dung.
Ảnh GIF: tạo gifs trên điện thoại của bạn.
Về chất lượng hình ảnh, có một số vấn đề thường xảy ra với điện thoại giá rẻ, tuy nhiên nhìn chung vẫn tương đối ổn.
Đầu tiên đến với những điểm trừ. Asus Zenfone 4, giống như nhiều chiếc điện thoại giá rẻ khác, rất khó khăn để tạo ra màu đỏ chân thực, vốn thường có xư hướng đậm hơn các màu khác. Và màu xanh lá cây thì lại quá nhạt, khiến mất cân bằng màu sắc.
Độ sắc nét khá ổn, tuy nhiên ảnh hơi nhiễu và màu sắc thì khá thiếu trung thực.
Ngoài ra hình ảnh cũng bị nhiễu, màu sắc sau, khó lấy nét ở điều kiện ánh sáng kém. Bạn chỉ có thể chụp ảnh chuẩn sau ít nhất 2 giây. Đôi khi chế độ HDR lại rất khó hiểu.
Thỉnh thoảng chế độ HDR lại giúp hình ảnh trông khá nghệ thuật.
Còn xa mới đến mức hoàn hảo, tuy nhiên độ sắc nét là khá ổn, máy ảnh nhìn chung khá linh hoạt và đặc biệt chế độ HDR rất hiệu quả.
Với mức giá 100 bảng, có thể nói đây là một trong những chiếc điện thoại có camera tốt nhất.
Chất lượng video cũng rất tốt. Bạn có thể quay với độ phân giải tối đa 1080p, và có một phần mềm ổn định giúp tránh hiện tượng rung lắc có thể xảy ra khi bạn cầm máy chụp.
Điện thoại không có camera trước, do đó nếu muốn selfie, bạn nên sử dụng camera sau kết hợp với chế độ Selfie.
Thời lượng pin
Điểm yếu nhất của Zenfone 4 có lẽ chính là thời lượng pin. Mặc dù pin có dung lượng lên tới 1600mAh, nhưng điện thoại chỉ có thể hoạt động tối đa 1 ngày cho dù đã kích hoạt chế độ tối ưu năng lượng.
Mặc dù đã kích hoạt chế độ Ultra Saver, giúp hạn chế các dữ liệu nền khi điện thoại không sử dụng, chúng ta vẫn mất 10% pin mỗi giờ trong suốt 4 giờ, mặc dù chỉ tiến hành một số thử nghiệm rất nhỏ trong thời gian đó. Pin sẽ còn kiệt nhanh hơn nếu bạn đang bật 3G. Nguyên nhân một phần có lẽ là vì chip xử lý Intel Atom.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm chạy một video MP4 720p ở độ sáng 60%. Kết quả là pin chỉ duy trì được 4 tiếng 45 phút. Kết quả này thật tồi tệ. Chúng tôi vẫn hi vọng ở mức 7 đến 8 tiếng đồng hồ.
Những vấn đề khác
Asus Zenfone 4 không có bất kì điểm gì đặc biệt với loa gọi và loa chính. Cuộc gọi có một chút tạp âm, nhưng nhìn chung là khá rõ ràng. Loa bên trong không quá khó nghe, nhưng âm lượng không nổi bật và không có hiệu ứng bán. Có một loa đơn ở sau lưng điện thoại, giống như Motorola Moto G.
Đây là thời đại mà những chiếc điện thoại 4G ngày cảng rẻ hơn. Tuy nhiên, Zenfone 4 vẫn chỉ hỗ trợ 3G. Điều này khá dễ hiểu vì đây chỉ là một chiếc điện thoại giá rẻ.
Zenfone 4 thiếu một số kết nối như NFC hay phát hồng ngoại. Tuy nhiên vẫn có GPS, Bluetooth 4.0 và Wifi.

Dự đoán
Asus Zenfone 4 có giá rất cạnh tranh với ngoại hình ưa nhìn, tuy nhiên lại mắc phải một số vấn đề về màn hình cũng như thời lượng pin.