Mô tả sản phẩm: Nikon D5200 (AF-S DX Nikkor 18-55mm F3.5-5.6 G VR) Lens Kit
Điểm mạnh: Chất lượng ảnh chụp và video tuyệt vời, thiết kế trơn nhẵn, chắc chắn, Nikon D5200 đáng túi tiền mua.
Điểm yếu: Không có động cơ lấy nét tự động trong thân máy hạn chế tùy chọn ống kính.
Nikon D5100 là chiếc máy ảnh khá vừa túi tiền mà lại cho chất lượng ảnh chụp và video rất đẹp, nhưng hiệu năng hoạt động của máy vẫn còn kém so với các đối thủ. Nikon đã sửa những điểm yếu kém trên D5200 bằng một hệ thống lấy nét và đo sáng tương tự D600, cộng với một hệ thống kính ngắm được nâng cấp, dẫn đến trải nghiệm chụp ảnh tốt hơn đáng kể. Chính vì vậy, Nikon D5200 trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những kì nghỉ gia đình.
Video giới thiệu Nikon D5200:
Chất lượng ảnh chụp
Giống như Nikon D5100, chất lượng ảnh chụp của D5200 vẫn rất tuyệt vời, mặc dù sử dụng cảm biến mới và thuật toán xử lý ảnh được nâng cấp, so với D5100 thì khả năng chụp ảnh không tốt hơn là mấy. Máy ảnh vẫn có khả năng tùy biến ảnh JPEG rất tốt, trong khi đó định dạng ảnh RAW vẫn đem lại khả năng chỉnh sửa cao hơn. Mặc dù vậy, bạn sẽ không thể thấy lợi thế nào về độ sắc nét hay độ giảm nhiễu cho đến khi ISO tăng lên đến 1600. Các bức ảnh trông rất nét ở những mức ISO từ 800 trở xuống, ở mức tốt cho đến ISO 1600, và vẫn rõ ràng khi ISO lên tới 6400 tùy thuộc đối tượng chụp và kích thước ảnh chụp.
Độ phơi sáng và dải tần nhạy sáng trông đẹp, mặc dù máy ảnh có xu hướng tạo ra những vùng phơi sáng tối hơn trong một số trường hợp. Những chi tiết nổi bật và những vùng tối tương đương với một máy ảnh khác cùng loại. Máy ảnh ghi lại màu sắc với độ chính xác cao, thiết lập màu sắc mặc định không tạo ra quá nhiều độ tương phản và bão hòa màu; sự khác biệt lớn nhất giữa thiết lập Standard và Neutral nằm ở mức độ sắc nét.
Một số bức ảnh chụp bằng Nikon D5200:
Các đoạn video trông cũng khá tốt, thậm chí ngay cả trong tình huống thiếu sáng, mà nhiều máy ảnh thường xuất hiện nhiều đường vân sọc trên các cạnh do độ nhiễu tăng lên. Dải màu sắc của bức ảnh thu hẹp lại khi môi trường chụp ảnh trở nên tối hơn.
Hiệu năng chụp ảnh
Hiệu năng chụp ảnh của Nikon D5200 được cải tiến hơn một chút so với Nikon D5100, nhờ hệ thống lấy nét đã được nâng cấp. Bởi vì những bài test kiểm tra độ trễ khi chụp phối hợp khả năng lấy nét lại từ một khoảng cách lớn và điều chỉnh độ phơi sáng, chúng tôi bắt đầu với ống kính được điều chỉnh với một vật thế gần máy ảnh, ngoài phạm vi nguồn sáng trước khi tập trung vào khung hình ở xa có cường độ chiếu sáng khác, do đó, tốc độ mà ống kính chuyển sang vị trí mới ảnh hưởng đến thời gian trễ. Do Nikon D5200 không có động cơ lấy nét tính hợp ở bên trong, thời gian trễ sẽ bị ảnh hưởng bởi động cơ ở trong ống kính, và trong trường hợp này, ống kính 18-55 mm điều chỉnh tương đối chậm.
Thời gian từ lúc bật máy ảnh cho đến khi chụp ảnh rất nhanh, chỉ khoảng 0.3 giây. Thời gian lấy nét, phơi sáng và chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng tốt chỉ khoảng 0.5 giây và trong điều kiện thiếu sáng là khoảng 0.8 giây. Độ trễ giữa 2 lần chụp ảnh liên tiếp chỉ là 0.2 giây khi chụp ảnh JPEG lẫn ảnh RAW; sử dụng đèn flash sẽ tăng thời gian trễ lên 1.2 giây.
Nikon D5200 có hiệu năng chụp ảnh liên tiếp rất tuyệt vời, tốc độ 5 fps khi chụp ảnh JPEG với số lượng không giới hạn (hơn 40 ảnh liên tục) mà không hề bị chậm lại. Khi chụp ảnh RAW, tốc độ chụp liên tiếp được giữ ở 5.5 fps với 8 bức ảnh, sau đó chậm lại còn khoảng 2.2 fps.
Hệ thống lấy nét tự động được nâng cấp hoạt động nhanh, chính xác, cũng như hệ thống theo dõi vật thế cũng hoạt động khá tốt. Mặc dù vậy, tùy chọn Autofocus lại không thông minh như những mẫu máy cũ, thường có xu hướng lựa chọn vùng ảnh ở gần nhất hoặc sáng nhất. Mặc dù tôi chưa thực hiện phép thử với tốc độ lấy nét tự động của Live View, thực tế cho thấy nó rất nhạy trong hầu hết các trường hợp, cả khi chụp ảnh tĩnh hoặc quay phim. Trong khi Nikon D5200 sử dụng tính năng Autofocus liên tục trong khi quay video, nó không nhanh và yên tĩnh bằng hệ thống Autofocus tương phản STM của Canon, hay nói cách khác, nó nhanh và yên tính cho hầu hết trường hợp và không cần phải sử dụng một bộ ống kính đắt tiền mới.
Thiết kế và các tính năng
Giống như những máy ảnh có cùng giá bán, lớp vỏ của D5200 được làm từ chất liệu plastic nhưng rất chắc chắn và có trọng lượng nhẹ. Phần vai trên cùng, bên phải của máy ảnh có một nút xoay với tùy chọn chế độ Chủ động (Manual), Bán chủ động (Semimanual) và Tự động (Automatic), và một nút công tắc Live View. Nút Quay phim, nút Info và nút điều chỉnh độ phơi sáng nằm ngay phía sau cụm nút chụp và công tắc nguồn, với một nút Drive Mode ở bên phải.
Các nút điều khiển ở mặt sau máy được sắp xếp theo một cách thức riêng biệt. Nút chỉnh sửa thông tin (đừng bị nhầm lẫn là nút Info ở phía trên) cung cấp cho người dùng một bảng thông tin tương tác mà bạn có thể thay đổi hầu hết thiết lập chụp ảnh. Tôi cảm thấy rất hài lòng với nút Record và thấy rằng nút Drive mode có cảm giác chạm không được tốt, nhưng nhìn chung máy ảnh đem lại một trải nghiệm chụp ảnh dễ dàng.
Các điểm lấy nét trong mỗi hệ thống kính ngắm
Mặc dù hệ thống kính ngắm có đặc điểm giống hệt với D5100, nhưng nó lại có vùng lấy nét lớn hơn và giao diện ô vuông.
Giống như thiết kế thân máy, bộ tính năng cũng không có nhiều thay đổi so với phiên bản cũ, nhưng nó rất tinh gọn đúng với mức giá bán của nó. Nikon D5200 còn có nhiều tùy chọn hiệu ứng hấp dẫn, bao gồm chế độ Night Vision, một cách thức rất hữu dụng để tận dụng khả năng chụp ảnh ở ISO 102400. Nếu chụp ảnh màu, tính năng này sẽ vô dụng. Bằng cách chuyển đổi ảnh chụp sang dạng đen trắng, bạn có thể chụp ảnh trong một khu vực rất tối. Tính năng Night Vision dùng để chụp ảnh lẫn quay phim.
Để sử dụng được tính năng HDR, bạn phải đi vào trong menu và kích hoạt nó sau mỗi lần chụp ảnh, trừ khi ấn định tính năng này vào nút Fn. Trong cả 2 trường hợp, Nikon coi nó như một tính năng chèn ảnh hơn là mọt thiết lập. Ngoài ra, 2 bức ảnh chụp với chế độ HDR không đem lại một dải nhạy sáng "cao", mà chỉ mở rộng nó thêm một chút. Ngược lại, Nikon vẫn luôn có thế mạnh trong việc chụp ảnh "time-lapse", và tính năng kiểm soát khoảng cách vẫn là một lợi thế chủ chốt.
Do không có mô-tơ AF trong thân máy nên Nikon D5200 yêu cầu người dùng phải sử dụng các ống kính AF-S của chính hãng. Mặc dù vậy, đây không phải là bất lợi vì những người dùng phổ thông sẽ không cần mua quá nhiều ống kính, nhưng thật hơi thất vọng khi bạn muốn kết hợp một thân máy không đắt tiền với ống kính đắt tiền.
Theo CNet