Trên thị trường có rất nhiều loại quạt như có thể chia ra làm 3 loại quạt chính như sau: quạt xịn, quạt bình dân và quạt nhái. Hàng nhái bây giờ nhiều quá, khi đi mua nếu không tinh ý dễ mua phải, mấy tiền mà chất lượng quạt không tương xứng. Chúng tôi đã từng khảo sát một số cửa hàng bán quạt 90% các loại quạt mang thương hiệu nôit tiếng như: Panasonic, Mitshubishi, KDK... là hàng Trung Quốc dán nhãn xịn.
Hàng một số công ty tại Việt Nam sản xuất: Điện cơ thống nhất, 91, ChingHai.... loại này chạy cũng ổn, phù hợp với túi tiền. Nhược điểm là: Kiểu dáng không bắt mắt, ít mẫu mã.
Hãy xem qua một số mẹo nhỏ sau đây biết đâu sẽ giúp bạn giải đáp được một số vấn đề trên.
Nếu cảm thấy thiếu một chiếc quạt bạn hãy mua ngay đi, chứ đừng băn khoăn, suy tính. Rồi đợi đến dịp tâm điểm của nắng nóng với mua. Vì khi đấy đảm bảo bạn sẽ phải mua những chiếc quạt với giá đắt gấp 2 đến 3 lần hiện tại.
Với quạt truyền thống, hạn chế chọn loại có thể thay đổi độ cao. Thực tế cho thấy đây là chi tiết mà bạn ít sử dụng nhất bởi có thể điều chỉnh hướng quạt theo hai chiều lên xuống. Đây cũng sẽ là chi tiết mau hỏng nhất của quạt (ngay cả với loại đắt tiền, có bộ chân bằng kim loại).
Nếu ít có nhu cầu thay đổi vị trí đặt quạt, bạn nên chọn loại quạt treo tường nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho trẻ em. Trên thị trường có hai loại quạt này: quạt có chân treo tường bằng nhựa và loại chân bằng sắt. Hẳn loại quạt có chân bằng sắt sẽ chắc chắn hơn, phần nào đó, tốc độ quạt cũng nhanh hơn vì nhà sản xuất sẽ có thể tăng thêm tốc độ quay cho mô-tơ mà không quá bận tâm về độ an toàn cho phép trong quá trình sử dụng.
Với quạt tháp, một số loại được nhà sản xuất tính toán rất kỹ, thêm vào thân quạt bộ lọc bụi trong không khí. Bộ phận này sẽ hạn chế tối đa bụi bẩn bám vào quạt làm giảm hiệu suất làm mát. Nếu có thể, nên chọn loại quạt có điều khiển từ xa để tiện điều khiển.
Khi thay đổi dù là khoảng nhỏ vị trí đặt quạt, bạn nên tắt và chờ khi quạt dừng quay hẳn mới di dời.
Chọn mua
- Quạt điện thường gồm: quạt bàn, quạt cây, quạt gắn tường và quạt trần. Thông số quan trọng là độ dài đường kính quạt. Quạt cây và quạt bàn dùng thông dụng trong gia đình thường có đường kính sải cánh: 30cm, 35cm và 40cm. Dùng quạt trần cần quan tâm đến kích thước nhà ở để chọn cho phù hợp. Nhà 15m2 trở xuống nên dùng loại có sải cánh 90cm; 15-20m2 là 105-120cm; trên 20m2 chọn loại 135cm.
- Sau khi chọn chủng loại, mẫu mã, nên kiểm tra phần cơ điện. Trước hết, hãy bấm hoặc quay số 1 (quạt quay chậm), sau đó ấn nút dừng quay. Làm như thế liên tục, mở rồi lại tắt khoảng 3-5 lần để xem cánh quạt có chuyển động hay không và đếm số lần chuyển động. Nếu số lần chuyển động càng nhiều thì độ nhạy càng cao. Quạt điện loại tốt khi chạy có tiếng vù vù rất nhỏ và đều. Khi quạt đang quay, dùng tay sờ vào phần vỏ của quạt không thấy có cảm giác rung. Quạt chuyển động được một lúc, sờ tay vào vỏ ngoài gần như không có cảm giác nóng lên là loại tốt.
Hiểu thông tin thị trường để tìm được hàng như ý
Thị trường quạt phong phú với hàng chục kiểu mẫu của các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Bifan có mẫu quạt kẹp hoặc loại năm cánh nhỏ. Lifan có mẫu quạt mini cánh 10cm, Asia có mẫu quạt Quatvina với mạch đèn điện tử hiển thị chữ khi quay… Một mẫu của Trung Quốc cũng đang bán chạy trên thị trường nhờ thay đổi kiểu xoay cơ qua lại truyền thống của quạt thành chiều xoay theo vòng cung số 8.
Loại quạt đứng Rowenta (Đức) đổi kiểu bảng điều khiển bấm quạt nghiêng góc 45º, thuận tiện cho người sử dụng không cần nghiêng người hoặc cúi xuống bấm phím…
Loại quạt bàn, hộp, lửng, đa số là các mẫu mã của Asia, Lifan, Senko được nhiều người lựa chọn. Quạt đứng, quạt treo tường có sự cạnh tranh lớn khi có sự tham gia của nhiều công ty phân phối quạt ngoại nhập.
Riêng loại quạt đứng ngoại nhập giá từ 1 triệu – 2 triệu đồng, ở phân khúc cao cấp với nhiều thay đổi lớn trong thiết kế quạt như: lồng inox hoặc thép dày, không có nút cơ xoay ngang qua lại sau lưng do điều khiển bằng mạch điện trực tiếp trên bảng điều khiển, đế nặng chiếm 1/2 trọng lượng quạt (quạt đứng ngoại có trọng lượng trung bình khoảng 9kg, trong khi đó quạt đứng Việt Nam chỉ dao động từ 5–6kg), thân quạt tăng - giảm chiều cao bằng lò xo nén (tương tự như các loại ghế văn phòng)… Các loại quạt đứng cao cấp nổi bật trên thị trường của các công ty như KDK (Nhật), Mitsubishi, Panasonic (Thái Lan), Tatung (Đài Loan), Midea (Trung Quốc)…
Quạt hơi nước năm nay cũng có nhiều thay đổi tích cực khi các nhãn hiệu giới thiệu ra thị trường nhiều kiểu dáng và thiết kế mới lạ. Chẳng hạn như tại trung tâm điện máy Nguyễn Kim có hai loại quạt hơi nước dạng phun sương với bình nước có vòi phun sương đặt phía trước quạt, khi thổi tạo nên những làn sương phía trước quạt. Còn tại Thiên Hoà thì giới thiệu loại quạt hơi nước kiểu cánh quạt lồng sóc có thiết kế tựa quạt tháp với khoang chứa nước bên dưới. Midea cũng giới thiệu một kiểu quạt hơi nước mới nhưng thiết kế dạng tủ với quạt lồng sóc đặt nằm ngang và khoang chứa nước rộng.
Quạt tháp có nhiều mẫu khá đa dạng. Những hãng chuyên về loại quạt này bắt đầu giới thiệu nhiều loại khá bắt mắt với nhiều thay đổi về kiểu dáng như: Fujiyama có thiết kế quạt lồng sóc khá lớn, chiều cao từ 1,2 – 1,4m sang trọng, thích hợp trong các loại phòng khách cao cấp, tính năng cũng được thêm thắt nhiều như lọc khí, hẹn giờ, chế độ chạy ngắt nhịp…
Riêng Nikikendo giới thiệu một mẫu quạt tháp mới với thiết kế khung tháp kết dính hoàn toàn (thường loại quạt tháp lồng sóc có trục môtơ quay nằm bên dưới, nên sau một thời gian sử dụng liên tục thì tạo nên độ rung khi đỉnh quạt có cảm giác rung nhẹ, kêu to). Loại tháp kết dính đã khắc phục nhược điểm này vì phần đỉnh tháp sẽ kết chặt với phần dưới (nơi gắn trục môtơ quay), hạn chế rung khi sử dụng liên tục.
Chúc bạn có những kinh nghiệm để chọn mua được chiếc quạt điện tốt nhất cho gia đình mình!