Trong những ngày hè nóng bức, sử dụng máy điều hoà nhiệt độ được coi là giải pháp tối ưu đối với những người ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, khi dùng điều hoà, để chế độ nào, nhiệt độ bao nhiêu vừa tiết kiệm điện, vừa bảo đảm sức khoẻ, chưa hẳn ai cũng biết.
Cách sử dụng điều hoà nhiệt độ và quạt điện trong mùa hè
Cách sử dụng điều hoà nhiệt độ
Trong những ngày hè nóng bức, sử dụng máy điều hoà nhiệt độ được coi là giải pháp tối ưu đối với những người ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, khi dùng điều hoà, để chế độ nào, nhiệt độ bao nhiêu vừa tiết kiệm điện, vừa bảo đảm sức khoẻ, chưa hẳn ai cũng biết.
Thông thường, khoảng cách nhiệt độ ở ngoài trời với trong nhà khoảng từ 8-10 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể người. Theo các chuyên gia y tế, trong mùa nóng, mở máy điều hoà ở nhiệt độ 26 độ C sẽ là mức phù hợp nhất giúp cơ thể bạn khoẻ mạnh, tránh được những bệnh mùa hè như: ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt… khi bạn từ trong phòng lạnh bước ra ngoài trời.
Vào những ngày nắng nóng, mọi người rất hay chỉnh nhiệt độ điều hoà xuống dưới 20 độ C, và cũng theo thói quen, chúng ta thường bật nhiệt độ xuống rất thấp mỗi khi đi từ ngoài đường vào trong nhà để giảm nóng. Về điều này, các chuyên gia y tế cho biết: Chính thói quen này sẽ tạo ra rất nhiều điều bất lợi cho cơ thể bạn, là môi trường giúp các loại vi khuẩn và virus có điều kiện phát triển. Cũng chính ko khí nóng - lạnh bất thường sẽ khiến cơ thể bạn dễ bị cúm hơn trong những ngày hè nóng nực.
Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn ko nên ngồi trong phòng điều hoà quá 2 tiếng đồng hồ mỗi lần. Lúc bật điều hoà nên để nhiệt độ cố định ở 26 độ C. Uống nhiều nước cũng là cách bạn chống khô họng khi phải ngồi trong phòng điều hoà quá nhiều, quá lâu.
Bên cạnh đó, bạn nên để một chậu nước trong phòng có điều hoà, lau sàn nhà bằng giẻ thấm nước và mỗi khi đi từ phòng lạnh ra ngoài nên mở to cửa và đứng ở cửa khoảng 2 - 3 phút để cơ thể thích nghi với ko khí mới.
Cách sử dụng quạt điện
- Gió từ quạt điện sẽ làm bạn dịu đi cái nóng bức giữa trưa hè oi ả. Thế nhưng các nhà y học nghiên cứu thấy rằng số người bị phát bệnh vì dùng quạt điện cũng ko ít mà nguyên nhân chính là họ thiếu những hiểu biết thường thức về cách sử dụng quạt.
Có người muốn mát nhanh, đặt quạt gần người mình và cho chạy rất lâu ko dừng. Làm như vậy, phần hướng về phía gió sẽ khiến mồ hôi bốc hơi rất nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt; còn phần ko có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng. Lúc này sự tuần hoàn máu của cả cơ thể bị mất cân bằng, việc bài tiết mồ hôi cũng vậy, có thể phát sinh triệu chứng đau đầu, váng đầu, toàn thân bứt rứt, nặng thì dẫn tới trúng gió.
Có người đang rất nóng, mồ hôi như tắm, đột nhiên bật quạt số lớn, dễ dẫn tới nhiễm phong. Nếu lúc ngủ còn để quạt, sẽ bị cảm cúm.
Vậy dùng quạt điện thế nào mới đúng?
-ko bật số cao. Theo khoa học, tốc độ gió trong phòng tốt nhất nên khống chế ở mức 0,2 - 0,5 mét/giây, tối đa ko quá 3 mét/giây. Vậy trong căn phòng tương đối thoáng gió thì chỉ nên mở quạt số nhỏ cho gió thổi nhẹ.
- ko để quạt thẳng vào người. Gió thổi thẳng vào người dễ khiến cho khí phong hàn xâm nhập vào cơ thể, nhất là đối với người suy nhược hoặc đang đầm đìa mồ hôi. Tốt nhất, nên để quạt thổi gió lệch sang phía khác.
- ko nên để quạt thổi lâu vào một vị trí cố định trên cơ thể. Nên dùng quạt xoay chiều. Người già yếu, người suy nhược và trẻ em nên ít dùng quạt điện. Quạt điện chủ yếu chỉ dùng để điều tiết khí lưu trong phòng, qua đó gián tiếp làm mát.
- Khi mồ hôi ra nhiều, ko nên lập tức bật quạt, vì lúc này mạch máu ngoài da toàn thân đang giãn rộng, đột nhiên bị gió mát thổi tới sẽ co lại, khiến việc bài tiết mồ hôi lập tức ngưng trệ, gây mất cân bằng giữa việc sinh nhiệt và tán nhiệt trong cơ thể, nhiệt lượng dư thừa ko được phát tán ra ngoài.
Khi gió mát thổi, chức năng phòng ngự cục bộ giảm sút, virút và vi khuẩn xâm nhập có thể gây bệnh cảm nhiễm đường hô hấp, đau khớp, thậm chí đau bụng tiêu chảy.
Các biện pháp cụ thể như sau: - Không để dàn nóng bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, không bị cản gió, tốt nhất nên lắp ở hướng Bắc hoặc Nam. Nếu lắp ở hướng Đông hoặc Tây thì nên có mái che nắng, tuy nhiên mái che không được cản trở luồng gió lưu động qua dàn nóng. - Dàn lạnh nên lắp ở vị trí có thể toả lạnh đều trong phòng và đường gió cũng không bị cản trở. - Dàn nóng và dàn lạnh lắp càng gần nhau càng tốt, độ cao chênh lệch giữa 2 dàn càng nhỏ càng tốt, như thế sẽ rất tiết kiệm điện. Ngoài những yếu tố trên, việc hút chân không dàn lạnh cẩu thả, ga nạp trong máy quá nhiều hoặc quá ít, để rò rỉ ga, cách nhiệt đường ống và mối nối không tốt... đều dẫn đến tiêu thụ điện năng cao. Tiến sĩ Lợi cũng lưu ý, không cài đặt nhiệt độ trong nhà quá thấp vì vừa lãng phí vừa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: cảm cúm, ho, cảm lạnh.... Nên để điều hòa ở 27 hoặc 28, thậm chí 29 độ C vào ban đêm, sử dụng kèm với quạt sẽ rất tiết kiệm điện. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến hệ thống lưu thông gió để đảm bảo không khí tươi trong nhà. Với nhà kiểu cũ, phòng cửa gỗ thì không cần thông gió vì gió lọt do rò rỉ là đảm bảo cho nhu cầu ôxi của người trong phòng. Nhưng đối với các kiểu nhà hiện đại, cửa kính thì cần bố trí lấy gió tươi bằng quạt gắn sát trần. Nếu không có điều kiện thì thi thoảng phải mở cửa để có sự trao đổi không khí với bên ngoài. Việc mất lạnh khi mở cửa là không tránh khỏi, tuy nhiên mỗi lần mở cửa ta được khoảng 3 m3 không khí tươi. Một chi tiết quan trọng nữa là khi tắt máy điều hoà thì phải tắt nguồn (tắt aptômat). Vì nếu chỉ tắt bằng điều khiển từ xa thì máy vẫn tiêu tốn điện. Việc vệ sinh thường xuyên cho máy cũng giúp tiết kiệm năng lượng. Thông thưòng 2 tuần vệ sinh phin lọc không khí trong nhà một lần, một năm vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh tổng thể một lần. Nếu khu vực có nhiều bụi phải vệ sinh 2 hoặc nhiều lần. Nếu sợ môi trường điều hòa khô, bạn có thể làm tăng độ ẩm cho phòng bằng quạt hơi nước là tốt nhất. Nếu không chỉ cần đặt một chậu nước trong phòng, phơi một khăn ướt thấm nước cũng là đủ.
Hướng dẫn sử dụng điều hòa nhiệt độ
Mình giới thiệu một số tính năng cơ bản trên điều khiển từ xa của điều hòa nhiệt độ
-ON/OFF: Tắt và bật máy
-MODE: chọn chế độ máy chạy
+AUTO : Chế độ tự động . Ở chế độ này máy sẽ tự động ổn định nhiệt độ trong phòng khoảng từ230C - 250C
+HEAT: Máy chạy chế độ làm nóng
+COOL : Máy chạy chế độ làm lạnh
+DRY: Máy chạy chế độ hút ẩm
+FAN:Chỉ cho quạt gió hoạt động
-E - ion / Ionizer: Chức năng lọc khí – Tạo ion
-FAN SPEED: Chức năng chọn chế độ quạt . Có 4 chế độ : Mạnh – Vừa – Yếu – Tự động
-AIR SWING: Chọn hướng gió thổi hoặc chọn chế độ tự động đảo hướng gió lên xuống .
-POWERFUL: Chức nănglàm lạnh nhanh . Chế độ này sẽ làm căn phòng lạnh nhanh hơn khi mới bật máy .
-QUYET: Chức năng này làm giảm tối đa tiếng ồn cục trong nhà . Thích hợp khi ngủ .
-TIMER: Chức năng hẹn giờ
+ Cài đặt chức năng hẹn giờ mở : Nhấn nút ONđể chỉnh thời gian hẹn bật từ 1 – 12h . Sau đó nhấn nút SET để nhớ. Nhấn nút CANCEL để xóa chế độ hẹn giờ bật .
+ Cài đặt chức năng hẹn giờ tắt ( Chế độ này cài khi máy đang hoạt động ) : chọn nút OFF và điều chỉnh giờ cần tắt . Sau đó nhấn nút SET để nhớ . Nhấn nút CANCEL để xóa chế độ hẹn giờ tắt .
Đối với một số hãng như Fujitsu – General – LGcài đặt giờ theo đồng hồ thời gian trên màn hình điều khiển .
-ECONO: Chế độ tiết kiệm điện
-SLEEP : Chế độ khi ngủ . Khi đặt chế độ này máy sẽ tự động làm tăng nhiệt độ phòng lên 10C - 30C khi về sáng. Với chế độ này sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn trong khi ngủ và cũng tiết kiệm điện hơn .
Một số kinh nghiệm khi sử dụng điều hòa nhiệt độ :
- Nên để nhiệt độ cho máy chạy từ 230C - 280C . Nếu muốn tiết kiệm điện Quý khách nên sử dụng thêm quạt vừa làm thoáng phòng vừa làm nhiệt độ trong phòng đều hơn. khi đó chỉ cần đặt ở chế độ ở 280C - 290C là đủ . Nếu sử dụng theo cách này quý khách sẽ tiết kiệm được từ 30 % – 40 % tiền điện .
Không nên để nhiệt độ trong phòng điều hòa chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài quá 100C . Nếu nhiệt độ chênh quá nhiều rất dễ gây cảm lạnh cho người già và trẻ em .
Đặt nhiệt độ thấp cũng không làm nhiệt độ trong phòng lạnh nhanh hơn . Mà chỉ làm nhiệt độ trong phòng giảm sâu hơn. Muốn cho phòng lạnh nhanh hãy sử dụng nút POWERFUL. Nếu điều hòa của bạn không có chế độ này thì có thể tăng chế độ quạt gió mạnh nhất .
- Khoảng 1 – 3 tháng vệ sinh lưới lọc ở cục trong nhà một lần . Rút tấm lưới ra khỏi dàn lạnh và mang ra rửa .
-Vào đầu mùa hè nên kiểm tra giàn nóng ( cục ngoài trời ) xem cánh tản nhiệt có bị bụi bám nhiều không . Nếu có nhiều bụi bẩn nên gọi thợ đến bảo dưỡng và đo kiểm tra ga .Thông thường rất nhiều gia đình không chú ý đến việc bảo dưỡng định kỳ máy điều hòa .Nếu dàn ngoài trời bị bẩn bụi sẽ làm trao đổi nhiệt ở cánh tản nhiệt bị giảm. Do đó máy sẽ kém lạnh và làm việc quá tải gây hại máy và tốn điện . Nếu ga không đủ cũng dẫn đến hiệu suất làm lạnh bị giảm do đó thời gian làm lạnh cho phòng sẽ lâu hơn, dẫn đến tiêu thụ điện nhiều hơn .
Thường khoảng 1 năm quý khách nên bảo dưỡng toàn bộ máy một lần . Đối với máy chạy ở môi trường bụi bẩn thì nên kiểm tra thường xuyên hơn .
-Điện áp phải ổn định ở trong khoảng 200 – 220V . Nếu không phải sử dụng ổn áp riêng cho điều hòa .
-Nếu điều hòa không sử dụng trong thời gian dài quý khách nên tắt nguồn điện vào máy. Và nên tháo pin ra khỏi điều khiển để tránh chẩy nước ở pin gây ra hỏng điều khiển .