function onResponseClick() { showDialog('MailTo.aspx?ArticleID=' + GetPostVariable("ArticleID", null), 350, 420) }
getTimeString('2008/09/14 14:06:15');10 năm di động của BlackBerry
C |
Từ máy nhắn tin màn hình màu xanh
Ngày 26 tháng 8 năm 1998, chiếc máy nhắn tin này (359 USD) là một trong những sản phẩm chính thức đầu tiên của BlackBerry với bàn phím kiểu máy tính, màn hình LCD có đèn sáng, hiển thị 6-8 dòng tin nhắn với tối đa 16.000 ký tự cho một tin nhắn. Bộ nhớ 1MB cho phép lưu khoảng 1.000 số.
Đến tính năng email
Ngày 11 tháng 4 năm 2000, BlackBerry tiến thêm bước nữa với máy cầm tay không dây RIM 957 Wireless Handheld (500 USD) với tính năng email, Internet, bộ nhớ 5MB và bàn phím kiểu máy tính dễ sử dụng kèm theo modem không dây.
Tính năng gọi điện bằng giọng nói
Phải mất 4 năm, đến ngày 4 tháng 3 năm 2002, RIM mới sản xuất ra được điện thoại BlackBerry 5810 (749 USD) với tính năng gọi điện qua giọng nói.
Tích hợp giọng nói và dữ liệu
Vài tháng sau khi điện thoại gọi bằng giọng nói ra đời, điện thoại BlackBerry 6710 (749 USD) có mặt trên thị trường với dịch vụ email, điện thoại, Internet, và nhắn tin hai chiều vào ngày 17 tháng 10 năm 2002. Tính năng nổi trội của chiếc 6710 này so với 5810 là BlackBerry Web Client giúp bạn truy cập vào nhiều tài khoản email.
Xanh đại dương mạnh mẽ
Ngày 17 tháng 3 năm 2003, BlackBerry 6210 (299 USD) được tung ra thị trường với vỏ màu xanh đại dương. Đây là chiếc điện thoại có hỗ trợ tính năng xem file đính kèm ở các định dạng Microsoft Word, Excel, PowerPoint, WordPerfect, Adobe PDF và ASCII.
Từ màu sắc
BlackBerry 7320 (399,99 USD) trở thành chiếc máy màn hình màu độ phân giải cao đầu tiên với mục đích phục vụ cả công việc và giải trí vào ngày 11 tháng 8 năm 2003. Đây cũng là điện thoại thông minh với bàn phím QWERTY, hỗ trợ email, SMS và duyệt web.
Đến bàn phím với công nghệ SureType
Chiếc BlackBerry 7100 là sản phẩm đầu tiên với công nghệ SureType và là máy BlackBerry rẻ nhất với giá 199 USD để vừa trong túi áo ngực. Công nghệ SureType hội tụ bàn phím điện thoại di động và bàn phím QWERTY giúp gõ rất nhanh, giảm bớt những khó chịu cho người sử dụng khi phải sử dụng bàn phím điện thoại nhỏ truyền thống.
Tới công nghệ EDGE
Ngày 1 tháng 11 năm 2005, BlackBerry 8700 (299 USD) được giới thiệu với người tiêu dùng kèm theo công nghệ mạng EDGE rất nhanh giúp lướt Web nhanh hơn. Máy cũng hỗ trợ Bluetooth.
Sự ra đời của Pearl
BlackBerry 8100 (hay còn gọi là Pearl) có mặt trên thị trường ngày 7 tháng 9 năm 2006. Đây là chiếc điện thoại thời trang với máy ảnh kỹ thuật số 1,3 megapixel đi kèm, cho phép chia sẻ ảnh qua email, MMS hoặc BlackBerry Messenger, cài đặt ảnh cho các ID, tai cắm nghe nhạc và xem video với các định dạng MP3, ACC, MPEG4 and H.263. Sản phẩm có giá 199 USD với 2 năm hợp đồng.
BlackBerry nhỏ và nhẹ
Được tung ra thị trường vào ngày 30 tháng 5 năm 2007, BlackBerry Curve 8300 giữ một số tính năng của Pearl với bàn phím QWERTY. Đây là chiếc điện thoại bàn phím QWERTY nhỏ nhất và nhẹ nhất trong lịch sử của BlackBerry với máy ảnh 2.0 megapixel và giắc cắm tai nghe 3.5mm.
Ứng dụng quản lý đa phương tiện là một phần trong phần mềm BlackBerry Desktop với phần mềm Roxio Media Manager để tìm và xem file đa phương tiện trên máy tính, tạo file MP3 từ CD, copy hoặc chuyển ảnh, âm nhạc hoặc video để xem và nghe trên máy di động. Giá bán sản phẩm là 199 USD với 2 năm hợp đồng.
BlackBerry Bold
Tiếp theo là con dế đang được nhiều người mong chờ BlackBerry Bold 9000. Đây là chiếc điện thoại hỗ trợ HSDPA tốc độ cao hay 3G, mạng Wi-Fi (802.11 a/b/g) và GPS, bộ nhớ 1GB. Quả bóng xoay giúp bạn dễ dàng lướt Web hơn. “Dế” Bold có máy ảnh 2 megapixel. Bạn có thể xem ảnh, slideshows, xem video trên màn hình và sắp xếp các file nhạc theo ý muốnthe Bold. Sản phẩm này dự định có mặt trên thị trường Mỹ vào tháng 10 nhưng hãng chưa thông báo về giá bán.
BlackBerry vỏ gập đầu tiên
Và đến nay hãng Research In Motion (RIM) đa dạng hóa các dòng điện thoại BlackBerry với việc giới thiệu điện thoại vỏ gập đầu tiên của mình mang tên BlackBerry Pearl Flip 8220 có bàn phím Qwerty. Máy nhỏ nhắn hơn các điện thoại truyền thống của RIM nhưng vẫn giữ các tính năng cơ bản của BlackBerry.
Màn hình LCD bên ngoài giúp bạn xem email, tin nhắn và các cuộc gọi đến. Khi bạn mở nắp máy ra, số điện thoại sẽ hiện trên màn hình lớn hơn.BlackBerry Pearl Flip 8220 có máy ảnh 2 megapixel với đèn flash, pin cho thời gian đàm thoại bốn giờ, hai tuần ở chế độ chờ
BlackBerry Pearl Flip 8220 có phần mềm đa phương tiện để xem video và âm nhạc, sử dụng GSM tại các nước châu Mỹ, châu Âu và châu Á, kết nối với mạng dữ liệu EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution), Bluetooth 2.0 GPS và Wi-Fi 802.11b/g.
Thông tin chung về dòng điện thoại Blackberry
BlackBerry là sản phẩm của hãng Research in Motion (RIM), sử dụng hệ điều hành cùng tên, đáp ứng được các dịch vụ email, phone, lịch làm việc, nhắn tin...
I- Ưu điểm:
- HĐH RIM của BlackBerry có độ ổn định cao hơn so với các HĐH khác như WM, Palm, Symbian.
- Do hệ điều hành đơn giản nên BB tiêu thụ rất ít năng lượng. Trung bình pin dùng được từ 2 đến 5 ngày.
- Các thao tác nhanh thuận tiện với bàn phím và viên bi lăn.
- Màn hình rộng cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của dòng sản phẩm này.
II- Nhược điểm:
- Mặc dù rất thông minh nhưng BB có hệ thống menu phức tạp bậc nhất trong các thiết bị cầm tay.
- Để sử dụng thíêt bị này dứt khoát người dùng phải có vốn tiếng Anh nhất định vì máy không hỗ trợ tiếng Việt.
- Khác với các dòng điên thoại phổ thông, BlackBerry có rất nhiều tip (mẹo) mà để học được đủ các tip cần rất nhiều thời gian.
- Các điện thoại BB chỉ có thể kết nối internet bằng GPRS. Tuy nhiên những thiết lập để có thể kết nối thành công qua GPRS cũng không hề đơn giản.
- Bluetooth được tích hợp trong hầu hết các máy BB đời cao. Bluetooth này có thể đồng bộ với tai nghe bluetooth, gửi nhận tập tin media, nhưng không thể đồng bộ (sync) với máy tính qua Bluetooth.
- Blackberry có hệ điều hành hỗ trợ ít phần mềm nhất.
* Những người chơi Blackberry thường tập trung tại diễn đàn www.tinhte.com (http://www.tinhte.com/) để thảo luận, chia sẻ thông tin, cách sử dụng và phần mềm.
Vẫn đảm bảo sự tiện lợi trong việc soạn thảo văn bản với bàn phím QWERTY đầy đủ các kí tự, nhưng 8100 có thiết kế nhỏ gọn, thanh lịch hơn phong cách truyền thống của các mẫu điện thoại Black Berry. Một chi tiết thiết kê đáng chú ý nữa là hệ thống điều hướng , thay vì thanh cuộn , 8100 có một viên bi lăn để thực hiện việc này tạo cảm giác rất khác lạ đối với những người từng dùng BlackBerry.
Ngoài gửi email, truy cập internet qua GPRS, bạn còn có thể chụp ảnh (máy ảnh 1.3 Mp nhưng có chất lượng ảnh chụp khá tốt), đọc các file văn bản (Word, Excel, Powerpoint, PDF) và thưởng thức âm nhạc (thẻ nhớ mở rộng MicroSD).
Tại một cửa hàng trong khu chợ điện tử ở Thâm Quyến (Trung Quốc), một người bán hàng nhanh nhẹn lấy ra cho khách mấy chiếc BlackBerry mới cứng, đủ các đời.
|
Phía sau lưng anh là những giỏ nhựa chất đống các loại linh kiện.
Linh kiện bán theo cân
Theo một người bạn Trung Quốc quen qua mạng, tôi tới một khu nhà cao tầng, nằm hơi khuất khỏi các khu bán hàng điện tử tại trung tâm của Thâm Quyến. Khu nhà này có cả trăm gian hàng nhỏ san sát. Trong một gian hàng đề biển "Hắc Môi" (nghĩa là "BlackBerry"), sau dãy tủ bày điện thoại bóng bảy là các loại linh kiện cho điện thoại như main (bo mạch chủ), màn hình LCD, bàn phím, vỏ máy… chất từng giỏ lớn.
Tôi đưa máy ảnh lên chụp thì một người bán hàng liền giơ tay ra hiệu ngăn lại. Người bạn Trung Quốc bảo, khu chợ này quy định cấm chụp ảnh, kể cả bằng camera phone. Khách mua có thể thoải mái thử chức năng chụp ảnh của máy điện thoại, nhưng sau đó dù có mua, chủ cửa hàng cũng lập tức xóa ảnh khỏi thẻ nhớ.
BlackBerry 7290 "dựng" bày bán trong một cửa hàng ở Thâm Quyến. |
Bạn bảo, số main chất trong các giỏ đều bị đục lỗ, là hàng bị thải loại từ Mỹ và một số nước khác, được mua về với giá tính theo cân. Loại hàng này sau đó sẽ được thợ làm sạch rồi kiểm tra, phân loại theo chất lượng. “350.000 đồng một màn hình, 250.000 đồng một chip nhớ (flash), mua nhiều sẽ giảm giá”, người bán hàng báo giá tiền Việt. Loại linh kiện để lắp ráp BlackBerry phổ biến thuộc dòng 8300 và 8800, bởi nó được các chủ hàng điện thoại từ Việt Nam sang rất ưa chuộng.
Tại một cửa hàng khác, một chiếc BlackBerry 8320 dựng hoàn chỉnh, chạy thử ngon lành, có giá bán lẻ chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng một chút. Về đến các cửa hàng ở Hà Nội, loại này được bán với giá trên 3 triệu đồng một máy. Nếu là hàng tốt, vỏ đẹp, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (gồm hộp, sạc, sách hướng dẫn, bao da) và thêm thao tác khóa máy bằng mã (code) giống như các máy xách tay từ Mỹ hoặc châu Âu, giá có thể lên tới trên dưới 5 triệu đồng. Trong khi đó, BlackBerry 8320 mua từ các nhà phân phối lớn trên thế giới như AT& T, Cingular (Mỹ) hay Roger (Canada) được rao trên mạng với giá không dưới 7 triệu đồng. Còn một chiếc BlackBerry 8320 chính hãng của RIM do Viettel phân phối có giá lên tới 12,9 triệu đồng.
Công nghệ “tái chế”
Công nghệ biến điện thoại cũ thành mới phát triển rất nhanh không kém công nghệ chế tạo ra nó. Qua rồi thời kỳ BlackBerry hàng dựng có phím xộc xệch, vỏ máy được sơn rất "dại”, logo mạng cung cấp trong máy một đằng, in trên vỏ một kiểu, thậm chí không có cả logo. Giờ nếu nhìn bề ngoài, không thể phân biệt đâu là hàng thật, hàng giả. Thay vì phải xử lý từng bộ nhớ, thợ máy giờ chỉ việc “nhân bản vô tính” bằng cách dùng một thiết bị điện tử chép data (dữ liệu) từ flash này qua flash khác, rồi đóng vào một main còn tốt. Cách làm hàng dựng này vừa nhanh, vừa không đụng chạm tới chất lượng phần cứng của máy.
Chính vì làm từ linh kiện cũ, lỗi, cộng thêm việc không tốn tiền nghiên cứu sản xuất và tiếp thị, giá một chiếc BlackBerry hàng dựng quá rẻ là điều dễ hiểu. Song loại máy "nhân bản vô tính" này có chung số IMEI và mã PIN, nên nhiều khách hàng dễ dàng nhận ra vì không thể sử dụng các phần mềm điện thoại có bản quyền.
Để đánh gục sự hồ nghi của những khách hàng muốn dùng "sản phẩm chính hãng" với giá... hàng dựng, các ông thợ ở Thâm Quyến đã giúp các chủ bán máy ở Việt Nam chiêu "tự nhập code (chuỗi mã số) để mở máy". Loại BlackBerry "tự nhập code" này được tin là sản phẩm chính hãng, bởi chỉ có ở các hãng dịch vụ mobile lớn trên thế giới phân phối nó. Với máy hàng dựng, một chuỗi mã số đã được nhúng sẵn vào chip nhớ. Điểm khác biệt là ở chỗ code này dùng để mở máy, chứ không phải mở mạng như của các nhà cung cấp dịch vụ nêu trên.
Cuối cùng, để hoàn tất một chiếc BlackBerry hàng dựng, dân buôn từ Việt Nam sang chỉ cần ra chợ mua một ít tem bảo hành giả. Có đủ loại tem FPT, Viettel giả được in sẵn lên những tờ giấy có khổ A4. Chưa hết, các hàng bán BlackBerry dựng ở Thâm Quyến, dù nhỏ, cũng kiêm luôn dịch vụ bảo hành, tất nhiên chỉ cho người mua số lượng lớn. Máy có vấn đề, chỉ cần chủ hàng gửi lại là được thay ngay máy khác. Phần lớn BlackBerry dựng ở Việt Nam người bán bảo hành 1 - 3 tháng. Nhưng sau thời gian này mà máy bắt đầu trục trặc thì người dùng... ráng chịu.
Trong hai năm trở lại đây, số lượng người dùng BlackBerry tăng lên chóng mặt. Không chỉ là một chiếc máy độc, đây còn là những model có giá rất rẻ, từ 500.000 đồng (6710) đến trên dưới 1 triệu đồng (7290) hay trên 2 triệu đồng (8700, 8100).
Tuy nhiên, phần lớn điện thoại BlackBerry bán tại Việt Nam đều là hãng "dựng" lại từ Trung Quốc. BlackBerry "dựng" hay còn gọi là những chiếc điện thoại có main board cũ, được tân trang lại như thay vỏ mới, thay pin. Một người bán loại điện thoại này tại Hà Nội tiết lộ, "ở Trung Quốc, main BlackBerry được "bán theo cân".
Bo mạch cũ được thu gom lại từ BlackBerry dùng rồi, người ta sẽ làm vỏ, thay pin và chạy lại phần mềm. Không chỉ vậy, các "chuyên gia trang điểm" tại đất nước này cũng tiến hành làm hộp, tem. Vì thế, BlackBerry "dựng" trông long lanh không kém điện thoại mới.
Khi về đến Việt Nam, những sản phẩm trên được bán với giá rẻ hơn nhiều so với model mới. Một chiếc 8100 được rao bán trên trang web của nhà cung cấp T-Mobile có giá tương đương 4,5 đến trên 5 triệu đồng (kèm hợp đồng) nhưng ở Việt Nam chỉ từ 2 đến 3 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng vẫn quảng cáo đó là hàng mới.
Chính vì giá rẻ, nên việc chọn mua BlackBerry cũ đôi khi cũng gặp nhiều rủi ro như dùng được vài ngày máy "chết", phần mềm lỗi. Hải Anh (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, "mua BlackBerry cũ là xác định "hên, xui", bởi dù sao thì "tiền nào của ấy", muốn dùng điện thoại tốt thì phải thêm tiền mua hàng mới".
Hàng mới là điện thoại được đặt hàng trực tiếp và xách tay từ nước ngoài về, chưa nhập code. Theo anh Nhật Khánh (TP HCM), để chọn được một chiếc BlackBerry không phải hàng dựng, phải xem xét máy, phụ kiện và nhập code để unlock.
Máy mới trên board không có tem, trong khi hàng Trung Quốc thì tem nhiều. Hộp phụ kiện máy mới phải có logo của nhà cung cấp dịch vụ, pin chưa lắp vào máy (chưa có vết trầy xước trên vỉ đồng chỗ tiếp xúc điện). Về phần nhập code, gồm 16 số, khi nhập người dùng vào option - advance option, sau đó kích hoạt.
Tuy nhiên, một chủ cửa hàng ở Hà Nội cho biết, việc tạo code với hàng Trung Quốc không khó khăn gì, đó là một "xảo thuật qua mắt khách hàng mà thôi".
Một kinh nghiệm để chọn một chiếc BlackBerry tốt là nên xem tem phía sau máy. Anh Thái Long (Hà Nội) cho biết, những máy chưa chạy lại phần mềm, bo mạch chưa thay đổi thì tem dán thường rõ ràng, chữ viết sắc nét. Trong khi máy đã chạy lại phần mềm, chủ hàng thường dán tem có emei mới, chữ in đậm nhạt khác nhau và có thể bị lem mực.
Giữa ma trận BlackBerry mới, cũ, hàng dựng lại, việc tìm mua được một một thiết bị khá khó khăn. "Cách tốt nhất là người dùng nên trang bị một ít kiến thức, chọn những cửa hàng uy tín. Bên cạnh đó, các thương gia cũng nên nói rõ cho khách biết, hàng nào và giá nào", anh Long chia sẻ.
Kinh nghiệm để không mua phải Black Berry Tàu
Khi mua một em Black Berry, người mua đều quan tâm là: BB có Code hay không Code. Và tại sao có Code lại đắt hơn không Code tận 2M???
Có Code đồng nghĩa với lại hàng chưa unlock (hàng xịn), còn không có Code nghĩa là hàng đã qua sử dụng. Nhưng bây giờ hàng có code cũng lởm đầy được mấy anh "Ủa ai lỉ" xử lý mông má lại đó. Nói chung tiền nào của nấy, nếu có điều kiện thì nhờ mua xách tay là ngon nhất, giá tiền khoảng gấp 2 lần so với mua tại Việt Nam.
Lại nói về Code, Code là chính là khóa mở máy với thông thường là 16- ký tự số (8- ký tự số với hàng sx tại Anh quốc)
Cũng mạo muội xin trình bày EXP khi đi mua BB của các "bậc đàn anh đi trước" truyền đạt lại:
- Hàng thật khi được mua ở các nước thường có hóa đơn mua bán để chứng thực, khi về đến Việt Nam thì sẽ có giấy tờ hải quan. Yếu tố này là đảm bảo nhất.
- Hàng thật cầm chắc chắn, đầm tay, không bị ọp ẹp, mầu sắc vỏ mịn và các khe vỏ đều không bị giơ, vênh...
- Biểu tượng logo của hãng và tem dán IME nhìn rõ nét không bị lem nhem, các khía vạch nắp pin nhẵn, thẳng, không bị nham nhở.
- Hàng thật mới mua về sẽ chưa mở khóa (unlock), hay còn gọi là chưa nhập mã số (code), những code này có độ dài mã số tùy từng hãng. Ví dụ: T-Mobile Mỹ và AT&T là 16 số; Vodafone của Anh là 8 số…, với số lần cho phép nhập mã số mở khóa là 10 lần.
- Bên trong máy, hãy vào tính năng Options, chọn Cerficates nếu là hàng “nhái” thì chỉ load được trên 50% là máy sẽ bị treo.
- Bấm tổ hợp phím: ALT + CAP +H, máy sẽ hiện ra một loạt thông số, trong đó mã PIN là quan trọng nhất vì nó quyết định máy có nguyên bản hay không, nếu máy hiện lên một loạt chữ F thì đó là máy đã bị làm lại.
Khi bạn mua blackberry pearl 8100 cần kiêm tra chức năng chụp hình, nghe , gọi , pin, những đặc điểm định dạng của máy. Java
- Xem file văn bản (Word, Excel, Powerpoint, PDF) bằng phần mềm PC
- Media player
- SureType keyboard software
- Sắp xếp lịch làm việc
- Máy tính cá nhân
- Loa ngoài
Những sản phẩm BlackBerry mà các cửa hàng bán trên thị trường Việt Nam có xuất xứ từ đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
Không dễ phân biệt đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Khách hàng của BlackBerry chủ yếu là các doanh nhân, nên các tính năng của sản phẩm này được thiết kế để làm sao phục vụ tốt nhất cho các khách hàng ruột và công việc kinh doanh của họ.
Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng điện thoại BlackBerry ngày càng lớn, nhưng việc tìm sản phẩm chính hãng dường như lại là một điều gian truân! Bởi nếu không có kiến thức nhận biết hàng chính hãng, việc mua nhầm phải hàng nhái là chuyện không khó xảy ra.
Giả, thật lẫn lộn…
Từ tháng 10 năm nay, điện thoại BlackBerry sẽ được phân phối và bán rộng rãi ở Việt Nam thông qua nhà phân phối Viettel. Đây là một tin mừng cho tất cả nhũng ai yêu mến dòng điện thoại này, giờ đây họ không phải trằn trọc và lang thang trên mạng hàng giờ để kiếm cho mình được một sản phẩm chính hãng.
Nhưng hiện đấy vẫn là chuyện của tương lai, bởi Viettel vẫn chưa cho thấy động thái gì đáng chú ý kể từ khi ký kết với RIM. Những người muốn sử dụng sản phẩm BlackBerry vẫn phải tìm tới những cửa hàng điện thoại lớn hoặc những trang web mua bán trực tuyến để mua cho mình một sản phẩm phù hợp với túi tiền.
Vậy những sản phẩm BlackBerry mà các cửa hàng bán trên thị trường có xuất xứ từ đâu? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong thời gian qua.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những sản phẩm BlackBerry hiện đang bán trên thị trường được du nhập vào Việt Nam qua hai đường chính: một là xách tay, và hai là nhập linh kiện rời từ Trung Quốc về rồi tự lắp ráp.
Hàng chính hãng được xách tay về Việt Nam thường có chất lượng đảm bảo và có nguồn gốc xuất xứ đàng hoàng. Giá thành cho những sản phẩm chính hãng thường có giá thành cao hơn 1/3 so với những máy không có xuất xứ được bán rộng rãi trên thị trường.
Còn những sản phẩm được “đánh” về từ Trung Quốc được chia làm 2-3 loại, tùy theo chất lượng của máy, nhưng ngoại hình thường được làm giả rất “thật”.
Không những vậy, các “chuyên gia trang điếm” còn in thêm tem, số IME, trang bị phụ kiện nhìn bắt mắt để “giúp” người tiêu dùng yên tâm rằng mình đã mua được hàng mới, với giá thành khá “mềm” nếu như đem so với giá bán ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ...
Những sản phẩm “nhái” được các cửa hàng bán điện thoại “đánh” về thường không đảm bảo chất lượng, hay lỗi phần mềm, dùng không ổn định và pin không đảm bảo. Để khách mua thêm “vững tin”, các cửa hàng còn khôn khéo đánh vào tâm lý người dùng bằng chế độ bảo hành như: từ 1 đến 3 tháng với các dòng đời thấp như BlackBerry 6710, 6230, 6280… và từ 3 đến 6 tháng với các dòng đời cao: BlackBerry 8700, 8310, 8320…
Chính những điều này đã làm cho nhiều người tiêu dùng hoang mang trước những sản phẩm BlackBerry đang bán tràn lan trên thị trường, họ không biết đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
Mua hàng trên mạng, dễ thiệt
Hiện nay, việc tìm cho mình một chiếc BlackBerry “ưng ý” trên các trang web rao vặt hoặc bán hàng trên mạng không khó. Khi chọn xong sản phẩm rồi thì việc giao dịch cũng rất đơn giản, chỉ cần một địa điểm gặp gỡ, dăm cuộc điện thoại là “xong”.
Các cửa hàng có mở thêm dịch vụ bán hàng online thì cũng rất biết “chiều” khách. Chỉ cần bỏ thêm chút tiền, hàng được đem đến tận nơi, chả phải đi đâu cho “bụi bặm”. Còn chế độ bảo hành? Rất đơn giản, chỉ cần thỏa thuận bằng miệng với những ai bán hàng online, còn với những cửa hàng thì người dùng nhận được một tờ giấy bảo hành có ghi đầy đủ thông số của máy.
Nhưng một điều mà người tiêu dùng không lường trước được khi mua bán trên mạng, đó là chế độ bảo hành máy. Nếu gặp được những cửa hàng lớn có uy tín thì việc bảo hành chỉ vài ngày là xong nhưng không may mua phải máy của người bán không có cửa hàng và là khách vãng lai thì việc bảo hành như “tra tấn” nhau.
Dạo qua một số diễn đàn có đăng thông tin rao vặt đồ công nghệ cao trên mạng, có thể thấy được vô vàn những phản ánh về chế độ bảo hành của các cửa hàng ra sao. Chẳng hạn, có cửa hàng vẫn bảo hành cho khách nhưng “ngâm” máy hàng tuần liền mặc cho chủ máy suốt ruột gọi điện. Hoặc khi bảo hành xong thì một vài tuần lại bị lại bệnh cũ, nhiều khách hàng chán chả buồn đem đến bảo hành đành chịu bỏ tiền ra để sửa một lần cho xong.
Điều lạ lùng là nhiều người tuy biết rõ đâu là BlackBerry “nhái”, nhưng vì sức hút về giá thành của nó mà vẫn bỏ tiền ra mua, và để rồi sau đó tự “mua dây buộc mình”.
Vài mẹo nhỏ
Với một chút thủ thuật nhỏ dưới đây, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm chút kinh nghiệm để không mua nhầm phải BlackBerry “nhái”:
- Hàng thật khi được mua ở các nước thường có hóa đơn mua bán để chứng thực, khi về đến Việt Nam thì sẽ có giấy tờ hải quan. Yếu tố này là đảm bảo nhất.
- Hàng thật cầm chắc chắc, đầm tay, không bị ọp ẹp, mầu sắc vỏ mịn và các khe vỏ đều không bị giơ, vênh...
- Biểu tượng logo của hãng và tem dán IME nhìn rõ nét không bị lem nhem, các khía vạch nắp pin nhẵn, thẳng, không bị nham nhở.
- Hàng thật mới mua về sẽ chưa mở khóa (unlock), hay còn gọi là chưa nhập mã số (code), những code này có độ dài mã số tùy từng hãng. Ví dụ: T-Mobile Mỹ và AT&T là 16 số; Vodafone của Anh là 8 số…, với số lần cho phép nhập mã số mở khóa là 10 lần.
- Bên trong máy, bạn hãy vào tính năng Options, chọn Cerficates nếu là hàng “nhái” thì chỉ load được trên 50% là máy sẽ bị treo.
- Bấm tổ hợp phím: ALT + CAP +H, máy sẽ hiện ra một loạt thông số, trong đó mã PIN là quan trọng nhất vì nó quyết định máy có nguyên bản hay không, nếu máy hiện lên một loạt chữ F thì đó là máy đã bị làm lại.
1. Kinh nghiệm chọn blackberry 7290xem hình thức máy như thế nào? Cứng cáp không? Cầm chắc tay không?, vỏ đừng quá cũ, bóp thử 2 bên sườn máy xem nó có bị ọp ẹp không, cổng cắm usb bị oxy hóa không? xem cái vỏ của nó có được 99% không, dễ bị xước không? còn dễ trầy thì có lẽ do vỏ bị mông lại thôi ..
2. khi khởi động có phải tên của 1 hãng điện thoại nào đó vd:vodafone t-mobile …đừng chọn máy có chữ Blackberry (Còn tại sao em lại bảo bác chọn con khi khởi động lên phải có tên của 1 hãng đt nào đó là vì những con đó đc unlock = IMEI nên độ ổn định rất cao còn con có chữ BlackBerry thì đc Unlock= phần cứng nên dễ lỗi hơn và đặc biệt là pin không bao giờ sạc đầy 100%) •
Bấm Alt + Shift + H để ktra imei xem của máy có trùng với imei đc dán trong máy (dưới cục pin) không.
•Xem imei máy và phía sau máy có trùng không (bấm *#06# kiểm tra)
•Xem pin(code) trong máy và phía sau máy có trùng không (bấm Shift + Cap + H) kiểm tra mã pin có lỗi ffffffff không?
•Kiểm tra vendor ID bằng cách nhấn Alt + Cap + H, sau đó so sánh với Logo ở vỏ máy, nếu có sự sai khác nghĩa là máy bị thay vỏ hoặc can thiệp vào firmware.
3. Sau đó kiểm tra phím bấm (phím bấm êm) Thử tất cả các nút của máy có nhạy không = cách thử trong phần nhắn tin, xem bàn phím có bị dính phím không (không ấn được hoặc bị lộn nhấn chữ này ra chữ kia không, hoặc ấn 1 phát ra 2 - 3 phát)
•TrackWell cứng, trackwell cuộn tách tách, bấm không quá sâu, xem trackwheel có nhạy không? Có bị lộn không? Ấn vào có độ nẩy nữa là được
4. Thử loa và cuộc gọi đi, gọi đến xem âm thanh có rõ to không, thực hiện 1 cuộc gọi xem mic và loa thế nào
5. chọn pin nhìn không bị phồng, nghe gọi thử 1 lúc không thấy sụt,
6.Kiểm tra màn hình: mở miếng keo dán màn hình ra, xem màng hình có bị loang lỗ không? bị trầy không? Kiểm tra Khi nắng chiếu vào hay đèn neon rọi vào, màn hình bị rung li ti không? có thể kiểm tra ở chổ nào nhiều màu nhất (chỗ đường nằm ngang dưới đồng hồ)Thảo Luận về các thương gia BlackBerry
7. Tắt mở máy lúc kiểm tra, ngồi lâu xíu coi bị reset bất thường không?.
8. Khi mang về nhà nhân tiện test luôn pin (sạc có đầy 100% không?), sóng và sạc
BlackBerry 7290 hiện có vấn đề lỗi lớn nhất anh em cần lưu ý không chọn máy có các lỗi này:
1.Lỗi 523
2.Lỗi 411 ( lỗi này đa phần dính vào phần cứng)
3.Lỗi ăn nguồn ( chỗ hiện pin hiện dấu hỏi đỏ)
Đó là lỗi cơ bản nhất mà người dùng BB bắt buộc phải mang BB ra cửa hàng để hàng thay
1/ Check số Imei dán sau máy với số Imei hiển thị trong máy ( cách này không chính xác 100% vì số Imei và số Pincode của BB có thể tút lại đc)
2/ Xem thật kỹ tem và main sau máy (dưới cục pin)chữ trên tem phải mịn, ko bị nhòe.
3/ chú ý chất nhựa của khe lắp sim và chất nhôm của vỏ main phía dưới pin, cái này chỉ cảm quan bằng mắt thường, thấy nó dại dại là hàng lởm.
- Công ty Điểm sáng Việt 579 Kim Mã
- Tùng Sếu
- Tiến Cường Mobile, địa chỉ Thái Hà
- 521 đường Giải Phóng
- Tại http://www.sieuthibb.com/
Tham khảo
- Nhật cường 41 Lý quốc sư
-Huyền Mobile 3 đội cung
- 219 khương đình
-226 Lê Trọng Tấn