Tầm 20 triệu mua laptop nào cho sinh viên viễn thông?

Chào các anh chị, em có tầm 20 triệu đồng muốn tìm mua 1 chiếc laptop cấu hình tốt để phục vụ việc học tập. Em đang học ngành điện tử viễn thông. 

Xin nhờ các anh chị tư vấn giúp em, em cảm ơn.

Lữ Chính Thuận
Lữ Chính Thuận
Trả lời 8 năm trước

Thằng bạn của mình cũng học viễn thông. Mà máy tính của nó ngoài chức năng chơi game với lướt web ra chả có công dụng gì cho việc học cả.

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Hãy cùng tham khảo danh sách 7 laptop “đáng đồng tiền bát gạo” dành cho sinh viên đã được trang TrustedReviews chọn lựa và xét lọc theo nhiều tiêu chí khác nhau trong phần dưới đây.

Những laptop “đầu bảng” dành cho sinh viên

Trong số các laptop được đề cử dưới đây có 5 laptop đã từng giành giải thưởng Bình chọn của TrustedReviews – một giải thưởng dành cho các laptop xuất sắc nhất trên thị trường.

Laptop giá rẻ tốt nhất (mức giá dưới 7 triệu): HP Stream 11 với màn hình 11 inch và chạy hệ điều hành Windows 8.1 là đại diện tiêu biểu nhất cho dòng laptop phân khúc dưới. Ưu điểm nổi trội của HP Stream là tính tiện nhẹ và dễ dàng mang theo mọi nơi.

Laptop tầm trung tốt nhất (mức giá tầm 10 triệu): Toshiba Chromebook 2 thực sự ghi điểm với màn hình sống động và sắc nét rộng 13 inch. Đây cũng được chọn là laptop chạy hệ điều hành Chrome OS nên thử nhất với những ai muốn biết về Chromebook.

Laptop lai giá rẻ tốt nhất: Surface 3 có rất nhiều ưu điểm của một dòng laptop lai như trọng lượng nhẹ, tính linh hoạt cao và thiết kế thời trang. Thêm vào đó, so về mức giá thì Surface 3 thực sự gây ấn tượng bởi khả năng vận hành bền bỉ. Một điểm cộng khác cho Surface 3 là các tính năng thân thiện với người sử dụng. Đây cũng là “gương mặt” mới trong danh sách tiêu biểu năm 2015.

Laptop lai tốt nhất: Surface Pro 3 với màn hình 12 inch là “ông hoàng” của dòng laptop lai bởi các tính năng tuyệt vời. Mặc dù được đánh giá là có thiết kế thiên về một chiếc máy tính bảng nhưng chắn chắn Surface Pro 3 sẽ làm mọi người dùng phải ngạc nhiên về tốc độ bàn phím “thần sầu” có thể biến mọi “gã nghiệp dư” thành các “anh hùng bàn phím” cự phách. Vì thế, Surface Pro 3 là sự lựa chọn lý tưởng cho sinh viên khi muốn ghi chú nhanh các bài giảng trên lớp mà không cần tới một chiếc laptop cồng kềnh.

Laptop thay thế tốt nhất cho Macbook: Asus Zenbook UX305 có màn hình rộng 13 inch và được mệnh danh là đứa con lai “thần thánh” của hệ điều hành Windows cùng thiết kế tinh tế của Macbook. Zenbook còn là sự kết hợp từ những ưu điểm “sàng lọc” của các thế hệ laptop đi trước.

Laptop chạy hệ điều hành Windows tốt nhất: Dell XPS 13 2015 là chiếc laptop gần như hoàn hảo dành cho sinh viên bởi nó đáp ứng mọi tiêu chí vàng về hiệu năng sử dụng, thời lượng pin và chất lượng màn hình cũng như âm thanh. Với mức giá tương đương 27 triệu, chiếc laptop 13 inch này thực sự đáng giá từng đồng bỏ ra.

Macbook tốt nhất cho các fan của Apple: Macbook Air là sản phẩm mới ra đời dựa trên các cải tiến mới nhất về trọng lượng và độ mỏng cũng như tiếp nối “truyền thống” các ưu điểm vốn có của dòng Macbook huyền thoại. Và bất kỳ ai sử dụng Macbook Air cũng bị chinh phục bởi 3 điểm: thiết kế tuyệt hảo, siêu mỏng siêu nhẹ và thời lượng pin bền bỉ.

Những tiêu chí “vàng” để lựa chọn laptop cho sinh viên

Khả năng “di động” của laptop

Không ai muốn phải “gồng mình” xách chiếc laptop nặng nề trên vai cả ngày và di chuyển từ khu giảng đường này sang khu giảng đường khác. Với sự phát triển vượt bậc của ngành thiết kế công nghiệp, các bộ phận và linh kiện của laptop được thiết kế gọn nhẹ hơn nên trọng lượng của một chiếc laptop giảm đi đáng kể, trung bình chỉ còn khoảng 1,5kg. Kích thước và độ dày của chiếc lap cũng được thiết kế nhỏ gọn và mỏng hơn, có thể nhét vừa các loại túi đeo chéo mini. Vì thế, sinh viên có thể biến laptop thành “giáo trình” đa năng cho mọi giờ học!

Và sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc tới các sản phẩm máy tính lai, có thể sử dụng linh hoạt như một chiếc laptop với bàn phím cứng dễ dàng gõ văn bản, làm tiểu luận; và tiện gọn như một chiếc máy tính bảng để phục vụ các nhu cầu giải trí mọi lúc mọi nơi. Sở hữu một chiếc máy tính lai đồng nghĩa bạn sắm 1 được 2, là phép tính “hời” cho người mua khi so sánh giữa giá trị bỏ ra và giá trị sử dụng.

Trừ khi bạn cần một chiếc laptop có cấu hình mạnh để đáp ứng nhu cầu các môn học chuyên ngành (thiết kế, đồ họa) thì lời khuyên tốt nhất dành cho mọi sinh viên là một chiếc laptop được thiết kế mỏng và trọng lượng nhẹ trong khoảng 2kg.

Hiệu năng sử dụng và giá thành

Trong khi phần cứng không phải là yếu tố quyết định đến thiết kế của máy thì ngược lại, hiệu năng sử dụng của máy lại có liên quan mật thiết tới giá thành. Ngày nay, những thế hệ bộ vi xử lý mạnh nhất có thể hỗ trợ người dùng xử lý game 3D cấu hình cao hay chỉnh sửa video. Tuy nhiên, để sở hữu chip “khủng” như vậy thì cái giá bỏ ra không hề rẻ chút nào, và chỉ những dòng laptop phân khúc trên mới được trang bị các bộ vi xử lý mạnh nhất.

3 laptop đắt nhất trong danh sách đề cử ở trên có mức giá khoảng 24 triệu, có thể thấp hơn tùy vào cấu hình và các gói ưu đãi giảm giá dành cho sinh viên. Với mức giá này, bạn có thể tạm hài lòng với việc sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo hay xử lý game ở mức độ “dành cho người mới bắt đầu”. Nếu như bạn muốn nâng level và xử lý các hiệu ứng, kỹ xảo có độ khó hơn, phức tạp hơn thì tốt nhất bạn nên trang bị thêm cho laptop của mình bộ vi mạch xử lý nhanh hơn và lắp thêm RAM.

Nhưng sinh viên thường bị giới hạn bởi ngân sách eo hẹp nên lựa chọn cũng bị “khoanh vùng” trong các phân khúc laptop tầm trung và laptop giá rẻ. Vì thế, 4 laptop trong danh sách trên (với mức giá không quá 14 triệu) sẽ là lựa chọn lý tưởng và “đáng đồng tiền bát gạo”. Các laptop này phù hợp với những tác vụ thông thường như xử lý văn bản, truy cập mạng và lướt web.

Thời lượng pin

Việc mang theo một chiếc laptop trở nên vô nghĩa nếu như thời lượng pin của nó không thể vượt quá một ngày học (khi không được sạc “tiếp sức”). Hiểu rõ điều này, TrustedReviews chọn ra danh sách 7 laptop đều là những đại diện tiêu biểu với thời lượng pin dài lâu và bền bỉ. Thậm chí, một số laptop trong danh sách này còn có thời lượng pin kéo dài lên tới 10 tiếng đồng hồ (cho một lần sạc đầy). Nhờ vậy, laptop của bạn có thể “vượt qua” mọi giới hạn và làm việc liên tục từ đầu cho đến hết buổi học dài mệt nhoài mà vẫn hiệu quả và không bỏ sót một thông tin nào cần thiết.

Màn hình hiển thị và chất lượng âm thanh

Giải trí và phim ảnh rõ ràng là những sở thích hàng đầu của mọi lớp sinh viên. Vì thế, khi lựa chọn một chiếc laptop dành cho sinh viên không thể bỏ qua các tiêu chí về chất lượng và độ rộng của màn hình. Nhiều người thường chỉ nhớ tới độ phân giải mà không biết rằng các yếu tố khác như số lượng điểm màu, mức đen và các góc nhìn đều ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hiển thị của màn hình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý chọn kích thước màn hình dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế. Ví dụ như bạn thường xuyên sử dụng lap khi di chuyển thì màn hình cỡ 10 inch hoặc nhỏ hơn là phù hợp. Trong khi đó, với những fan của các bộ phim điện ảnh thì một màn hình cỡ 11 inch hoặc hơn sẽ mang đến cảm giác sống động với hình ảnh rõ nét.

Một số màn hình của laptop trong danh sách đề cử của TrustedReviews có màn hình cảm ứng, giúp việc tương tác dễ dàng hơn so với bàn phím truyền thống. Theo đó, Surface Pro 3 được nhận định là ví dụ tiêu biểu nhất cho màn hình cảm ứng.

Bên cạnh việc xem xét màn hình, chất lượng loa cũng là tiêu chí không thể bỏ qua nhất là khi âm nhạc là một phần tất yếu của cuộc sống của bạn. Đánh giá một cách khách quan thì các laptop góp mặt trong danh sách của TrustedReviews đều ghi điểm về dung lượng và độ trong của âm thanh, tuy nhiên độ bass lại là “một điểm trừ” nho nhỏ có thể tạm chấp nhận của các dòng laptop này.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

A đang xài cái Dell core i5 giá 5 triệu, hàng cũ, xài cũng được lắm em à. Ngày trước a học ngành CNTT mà không có tiền mua máy tính xài, phải xài ké với bạn cũng phòng. Còn rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình em đi học, tiết kiệm để đủ trang trải em à.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Mình đang sv năm 2 ĐH Bưu Chính Viễn Thông đây, đồng chí năm mấy thế, cf giao lưu nhỉ :)
Viễn thông thì theo mình nên mua laptop dạng Universal, vì học viễn thông sẽ rất cần những cái đó. Về Ram thì mình nghĩ nên từ 8-16TB thôi, vì nhu cầu cơ bản chỉ có thế.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

SV 15 tr thì nhiều lựa chọn, SV thiên về độ bền hơn đi. 15 tr cấu hình bạn khong dùng hết được, chíp M cho ai dùng đồ họa, game thủ (M khỏe, chay luột hơn, nóng hơn U khi dùng đò họa nhiều, U tiết kiệm điện, mát, không khỏe bằng M)

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Tôi cũng đang làm trong lĩnh vực viễn thông, theo kinh nghiệm mình bạn mua máy tầm 8, hoặc 9 triệu (HP, lenovo...) cấu hình core i3 (mua dòng VGA on chạy mát máy và bền hơn VGA rời) sau đó cắm thêm 8G Ram và ổ SSD 128G (nâng cấp mất khoảng 2 triệu) ......đã thử so sánh khởi động và chạy các tác vụ nặng ăn đứt các dòng 14, 15 triệu.

Hà Bá Thiên
Hà Bá Thiên
Trả lời 8 năm trước

Tầm tiền này với nhu cầu của bạn thì Lenovo Yoga 500 thích hợp với bạn đấy, vừa với túi tiền nữa

Đinh Chiêu Phong
Đinh Chiêu Phong
Trả lời 8 năm trước

Có điều kiện thì dung Macbook của Apple còn không thì cứ chiến dòng DELL hay HP những dòng này cực bền bỉ nhất là DELL dùng 10 năm ko phải suy nghĩ gì nhiều về hỏng hóc.

Trần Chấn Phong
Trần Chấn Phong
Trả lời 8 năm trước

Tầm tiền này bạn tham khảo mua lenovo Z50 nha
CPU: Intel Core i5-4210U Processor (2 x 1.70GHz), Max Turbo Frequency: 2.70GHz
RAM: 1 x 4GB DDR3L/ 1600MHz (2 slots)
Ổ cứng: 1000 GB SATA3
Màn Hình: 15.6" Full HD LED (1920 x 1080), 16:9 widescreen
VGA: NVIDIA GeForce 840M (4GB DDR3 VRAM, Bus Width: 64 Bit) ; Intel HD Graphics 4400 - WIN8.1 x64: 1792MB

Bùi Mạnh Cường
Bùi Mạnh Cường
Trả lời 8 năm trước

Thinkpad W520, DELL M4600 hoặc HP 8560w. Những laptop này dùng i7 2nd Gen, graphic card Quadro 1000M hoặc 2000M. Rất thích hợp cho học Multimedia và vừa túi tiền bạn.

Cái đáng nói ở đây là độ bền. Đây là dòng workstation nên mức độ ổn định và độ bền hơn hẳn các laptop đang bày bán trên thị trường. Hàng này chỉ xuất hiện ở VN dưới dạng hàng cũ xách tay vì dân VN chỉ thích máy nhẹ đẹp nên các nhà phân phối không nhập về.

Mình đang dùng W520 với 32GB RAM và SSD 256GB cho công việc. Chuyên ngành của mình là Enterprise Software System do vậy i7 và 32GB RAM rất quan trọng. Lúc viết trả lời này thì máy của mình đã chạy liên tục được gần 1 tuần chưa shutdown, 1 ngày mình làm việc với nó hơn 12 tiếng. Suốt 3 năm nay, có những lúc máy rất nóng nhưng chưa bao giờ (CHƯA BAO GIỜ) 1 lần bị tắt máy ngang giữa chừng. Có những lúc dùng đến hơn 90% CPU và 28GB RAM máy vẫn chạy rất mượt. Chạy ở mode power saving, với cục pin 9-cell vẫn dùng được gần 4 tiếng.

Đây không phải là máy chơi game nhưng vẫn chơi được Starcraft 2, World of Warcraft... còn những game để test graphic card thì ko phải sở trường của nó. Tôi chủ yếu sử dụng cho công viêc còn chơi game thì đã có máy bàn, chơi máy bàn sướng tay hơn nhiều, tha hồ đập.