Tình hình em đang muốn mua một con bán chuyên tầm 4-4,5tr về tập tành nhưng đang phân vân chưa biết chọn con nào. Nhờ các bác có kinh nghiệm chỉ bảo giúp.
Em cũng đã tìm hiểu và khá kết mấy mẫu của Fuji như Finepix s1800 và s1600 vì hình thức khá đẹp và Zoom khá tốt nhưng chưa biết chất lượng ảnh thế nào và xuất xứ của máy Fuji là Trung Quốc hay Nhật Bản (em rất sợ hàng TQ hix)? Nhờ các bác tư vấn giúp em xem với tầm tiền hạn chế như thế mà muốn có một con bán chuyên siêu Zoom thì nên chọn loại gì và có thể mua ở cửa hàng nào cho đảm bảo vì em ở Huế nên có lẽ phải mua qua mạng.
Thanks!
Năm máy ảnh dưới đây nhắm tới người dùng "chê" máy du lịch nghiệp dư nhưng lại ngại sự cồng kềnh của máy ảnh ống kính rời (D-SLR). Trong một thân máy khá gọn, bạn sẽ nhận được ở chúng những tính năng “pro” như phơi sáng chỉnh tay, chụp ảnh RAW... Đặc biệt như ứng viên mới nhất của Olympus, model E-P1 còn cho phép đổi ống kính.
Trước đây, thời máy ảnh phim, các tay máy chuyên nghiệp thường phải trang bị tới hai máy, một chiếc ống kính rời (SLR) cho công việc và một chiếc máy ảnh nghiệp dư (compact) nhỏ gọn cho chụp ảnh thoải mái hằng ngày. Tuy nhiên, đến thời máy ảnh số, có khá nhiều lựa chọn ở khoảng giữa hai chủng lọai máy ảnh không chuyên và bán chuyên này (dựa trên kích cỡ cảm biến và bộ tính năng). Chọn dòng bán chuyên bạn sẽ có một chiếc có thân máy khá nhỏ gọn mà nhiều tính năng nâng cao thường gặp ở máy chuyên nghiệp D-SLR.
Nếu cần tìm một chiếc bán chuyên khá nhẹ mà có ống kính với góc chụp siêu rộng, hãy nghĩ đến chiếc Panasonic LX3 có ống kính 24mm. Nếu bạn là fan của máy ảnh D-SLR Olympus và tìm kiếm một chiếc nhỏ gọn hơn dòng này, hãy quan tâmtới chiếc E-P1 mới nhất cho phép bạn dùng thêm ống kính Four Thirds thông qua một cơ cấu adapter.
Chiếc Nikon CoolPix P6000 hấp dẫn bởi tính năng định vị toàn cầu GPS cung cấp các thông tin về địa lý. Canon PowerShot G10 là lựa chọn nổi bật nhất nếu xét một cách toàn diện khi bạn không quan tâm lắm đến khả năng thay đổi ống kính. Với tiêu chí chụp hình tốt trong các điều kiện thiếu sáng, Fujifilm FinePix F200EXR là một trong những ứng viên xuất sắc nhất.
E-P1 sử dụng công nghệ Micro Four Thirds giúp thân máy nhỏ gọn so với các máy D-SLR thông thường và cho khả năng ghép thêm ống kính Four Thirds. Là bản kỹ thuật số của dòng máy ảnh phim D-SLR Pen F ra đời từ năm 1959 (máy này cho phép chụp được 72 kiểu ảnh trên 36 phim loại 35mm), E-P1 có ngoại hình khá giống Pen F trừ gờ nổi bọc da. Nó cũng dập khuôn giao diện và nhiều tính năng chỉnh tay vốn chỉ có ở các máy ảnh chuyên D-SLR đời mới cùng hãng.
Ưu điểm của G10 là dễ dàng truy cập các cài đặt ở mặt trên của máy, ống kính góc rộng 28mm, ảnh cho màu sắc tự nhiên và tốc độ chụp khá nhanh. Ngược lại, nó bị chê là thân máy hơi thô và nặng, không có nhiều cải tiến lớn về tính năng so với G9. Tuy nhiên, G10 vẫn là đối thủ đáng gờm nhất của Lumix LX3 và những model bán chuyên khác chủ yếu là chất lượng hình ảnh. Dù bộ tính năng không thay đổi nhiều, sản phẩm vẫn đủ làm hài lòng những người đang tìm kiếm một máy ảnh nhỏ gọn có nhiều tính năng cài đặt của máy D-SLR.
Thế mạnh của LX3 là khả năng chụp được ảnh phân giải cao ở nhiều kích cỡ, khẩu độ mở ống kính tới F2.0, các chế độ cài đặt lại tùy chọn nâng cao cho người dùng và cảm biến ảnh lớn cho ảnh ấn tượng.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là ảnh khổ 16:9 không thể đạt độ phân giải tối đa, dùng nắp ống kính có thể gặp một số phiền toái và phần mềm xử lý ảnh RAW có sẵn chưa đạt yêu cầu. Dẫu vậy, LX3 vẫn được coi là một lựa chọn tốt nhờ bộ tính năng vượt trội hơn bất kỳ máy ảnh ngắm chụp (point-and-shot) thông thường nào.
P6000 có thiết kế chuyên nghiệp, tính năng thêm thông tin vật lý (định vị GPS) khá dễ dùng, hai chế độ mặc định cho người dùng, thực thi khá nhanh và cho phép dùng cổng LAN để tải ảnh. Nhưng bạn sẽ khá mất thời gian để khóa chế độ GPS và ảnh RAWđược hỗ trợ bởi phần mềm ViewNX độc quyền của hãng, trong khi chất lượng ảnh là chấp nhận được nhưng chưa phải là ấn tượng lắm so với các model cùng loại. Có thể coi tính năng GPS trong P6000 là một dấu ấn khá thú vị của Nikon, nhưng ở tầm này bạn vẫn còn nhiều lựa chọn sáng giá hơn.
Sản phẩm cho ảnh đẹp cả ở những mức nhạy sáng cao; công tắc chuyển chế độ cài đặt làm việc chính xác và cho dải động rộng. “Gót chân Achilles” của F200EXR là có thiết kế dập khuôn nhàm chán, chức năng phơi sáng chỉnh tay hạn chế và thiếu chức năng quay video độ nét cao. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những máy ảnh compact hạng trung tốt nhất từng thấy, đặc biệt là chất lượng ảnh đẹp đến khó tin.
Chơi máy ảnh D-SLR bán chuyên
Một số người chụp ảnh không chuyên lại thích chọn các loại máy bán chuyên. Các máy chụp ảnh số bán chuyên trong chừng mực nào đó cho người dùng can thiệp vào chất lượng tấm ảnh chụp, đưa được ý đồ kỹ thuật vào tấm ảnh... nhờ có thể tự mình chỉnh được một số các chức năng của máy.
Olympus E-330. |
Những model máy ảnh kỹ thuật số nghiệp dư quá mỏng, quá gọn dễ gây chán vì chông chênh, người sử dụng khó can thiệp để có những tấm ảnh theo ý thích do mọi thứ đều auto. Cho nên có một tầng lớp người dùng không chuyên thích chuyển sang dùng các máy bán chuyên.
Chụp được theo ý mình
Nhưng chúng cũng không quá phức tạp để giúp cho người sử dụng chỉ cần có một trang bị cơ bản về chụp ảnh là có thể sử dụng được. Và điều cơ bản nhất là chúng không quá mắc tiền so với các dòng máy ảnh "pro".
Nikon D70. |
Không khác gì một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, dòng máy ảnh số bán chuyên có ống kính rời có thể thay đổi được; có đèn kèm theo máy, có kèm theo các chương trình chụp ảnh song song với các chế độ chụp tuỳ theo ý thích của người sử dụng; hỗ trợ 1- 2 chuẩn thẻ tuỳ theo hãng sản xuất; những sai số về màu sắc, chế độ và tốc độ chụp nằm trong khoảng chấp nhận được; có kiểu dáng thiết kế gọn nhẹ; tốc độ chụp ảnh khá nhanh, từ 2,5 - 3 tấm/ giây; chức năng làm sạch bụi bằng sóng siêu âm sau mỗi lần mở và tắt máy, hệ thống lấy nét đa dạng, thời gian hoạt động của pin dài hơn, chụp được từ 350 - 550 tấm tuỳ theo việc sử dụng flash nhiều hay ít, khả năng chống rung tốt...
Sony Alpha 100. |
Các loại máy bán chuyên còn được thiết kế bộ lọc quang học 3 lớp (LPF) giúp giảm tối thiểu sai lệch màu sắc do tác động của ánh sáng hồng ngoại. Nhiều máy còn được thiết kế hệ thống lấy nét 9 điểm với độ chính xác cao giúp chụp được ảnh chính xác trong mọi điều kiện, có chức năng cân bằng trắng tự động (AWB) giúp tạo màu sắc tự nhiên bằng cách đo toàn bộ khung ảnh và tạo sự hoà hợp giữa cân bằng trắng với nguồn ánh sáng...
Chọn loại nào?
Hiện nay trên thị trường, số lượng những dòng máy ảnh kỹ thuật số bán chuyên chưa nhiều. Một số model đang được người sử dụng biết đến như: 30D, 350D và mới nhất là 400D (đây là phiên bản nâng cấp của 350D) của hãng Canon; các model dòng E của hãng Olympus như E300, E500, mới nhất có E330...; D70 của Nikon; Alpha 100 của Sony; S3 của hãng FujiFilm... Thế mạnh của các dòng máy Canon là tính năng Picture Styles. Tính năng này cho phép cài đặt trước các thông số thường dùng như độ nét, tương phản, bão hoà và tông màu phù hợp với điều kiện chụp.
Canon EOS 30D. |
So với các dòng máy E của Olympus thì các dòng máy bán chuyên của Canon có tốc độ chụp nhanh hơn. Các model của Nikon được xem là chụp nhanh nhất. Chính vì chuyện tốc độ chụp nhanh chậm này mà tại các cửa hàng bán máy ảnh bán chuyên tại TP HCM, các model của Nikon bao giờ cũng được quan tâm nhiều nhất, tiếp theo là Canon, rồi mới tới Olympus...
Olympus với giá dao động từ 600 - 1.500 USD (bao gồm một thân máy và một ống kính 28 - 90 mm), các model của hãng Canon như Canon 400D có giá 1.250 USD, cao giá nhất là các model của Nikon.
Đây là những máy ảnh sở hữu bộ điều khiển bằng tay, zoom quang học “siêu lớn” và nhiều tính năng nổi bật hơn máy ảnh bỏ túi.
Việc xếp hạng loại máy này dựa vào những thông tin gần đây nhất về giá cả và tính năng kỹ thuật.
Cannon Powershot G10
Độ phân giải: 14.7MP, zoom quang học 5X, vùng phóng đại tối thiểu 28mm, trọng lượng 403 gam, thẻ nhớ SD.
Powershot G10 là một máy ảnh thú vị, thiết kế rất phong cách, tuy nhiên tiêu cự yếu, hiệu suất ánh sáng thấp là những điểm làm thất vọng người tiêu dùng.
Giá tham khảo: 14.480.000 VNĐ
Casio Exilim Pro EX-F1
Exilim Pro EX-F1 có cảm biến hình ảnh 6MP, zoom quang 12X, vùng phóng đại cực tiểu 36mm, trọng lượng 814 gam, thẻ nhớ tương thích SD.
Điểm mới đáng kể của máy này là tốc độ chụp nhanh 60 khung hình/giây.
Giá tham khảo: 17.500.000 VNĐ
Panasonic Lumix DMC-FZ28
Độ phân giải 10.1MP, zoom quang học 18X, vùng phóng đại nhỏ nhất 27mm, nặng 428 gam, sử dụng thẻ nhớ SD.
Nhẹ, bền, và dễ sử dụng là những ưu điểm của DMC-FZ28. Đây là dòng máy zoom “cực lớn” mới nhất của Panasonic, sở hữu nhiều tính năng tuyệt vời, có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện.
Giá tham khảo: 6.300.000 VNĐ
Fujifilm FinePix S8100fd
Độ phân giải tối đa 10MP, zoom quang học 18X, vùng phóng đại tối thiểu 27mm, trọng lượng 530 gam, sử dụng được với nhiều loại thẻ nhớ như xD, SD.
Loại máy trọng lượng nhẹ này trang bị ống kính phóng đại hoạt động tốt ở cả hai chế độ chụp góc độ rộng và xa cực đại.
Giá tham khảo: 7.020.000 VNĐ
Fujifilm Finepix F60fd
F60fd có cảm biến hình ảnh 12MP, zoom quang học 3X, trọng lượng 178 gam, thích hợp với nhiều loại thẻ nhớ xD, SD.
Là sự tiếp bước tuyệt vời của Fujifilm Finepix F50fd, F60fd bổ sung công nghệ tự động nhận diện khung cảnh vào danh sách những tính năng ấn tượng của mình.
Giá tham khảo: 5.250.000 VNĐ
Nikon vừa công bố ra mắt dòng máy ảnh bán chuyên CoolPix P100 được trang bị ống kính có zoom quang học lên đến 26x cùng khả năng quay phim Full HD với tốc độ 30 khung hình/giây.
Chiếc máy ảnh bán chuyên CoolPix P100 hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng những bức ảnh tuyệt đẹp khi được trang bị bộ cảm biến CMOS Backside Illumination 10,3 megapixel, hệ thống ống kính liền thân có khả năng zoom quang học 26x cùng độ nhạy sáng tối đa ISO 3.200. Chẳng những thế, máy được trang bị công nghệ HDR (High Dynamic Range) cùng công nghệ ổn định ảnh quang học Vibration Reduction 5-way giúp máy có thể bắt sáng được tốt hơn trong mọi điều kiện.
Nikon CoolPix P100. |
CoolPix P100 được trang bị màn hình LCD 3 inch (460.000 điểm ảnh), cổng kết nối HDMI lẫn khe đọc thẻ nhớ hỗ trợ chuẩn SDHC. Máy có kích thước các chiều 82,7 x 114,4 x 98,6 mm (cao x rộng x dày), cân nặng 481 gram, sẽ được bán ra thị trường vào tháng tới với giá 400 USD.
Bên cạnh P100, Nikon cũng trình làng hai dòng máy ảnh du lịch với giá thành phải chăng dành cho đại đa số người dùng, đó là L110 và L22. Cả hai chiếc máy ảnh này đều được trang bị bộ cảm biến có độ phân giải 12 megapixel, công nghệ ổn định ảnh quang học Vibration Reduction (VR), công nghệ tự động chọn ngữ cảnh (Scene Auto Selector) cùng hệ thống chụp ảnh chân dung thông minh (Smart Portrait System).
Nikon CoolPix L110. |
Có kiểu dáng như một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, CoolPix L110 sẽ xuất hiện trên thị trường với giá bán 280 USD. Máy được trang bị màn hình LCD 3 inch (460.000 điểm màu), bộ nhớ tích hợp 64 MB cùng độ nhạy sáng tối đa ISO 6400.
Nikon CoolPix L22. |
Bình dân hơn, Nikon CoolPix L22 với kiểu dáng chuẩn của dòng máy ảnh du lịch dù cũng được trang bị bộ cảm biến 12 megapixel nhưng độ nhạy sáng tối đa chỉ ở mức ISO 1600, bộ nhớ tích hợp 19 MB cùng màn hình LCD có số điểm ảnh 230.000. Máy có giá bán cũng khá rẻ, chỉ 130 USD.