Vì sao garage ôtô dễ bị bốc cháy?

Theo thống kê, có rất nhiều vụ hỏa hoạn xuất phát từ những garage sửa chữa ôtô. Vậy vì sao chúng lại dễ bắt lửa như vậy các cụ nhỉ?

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Theo thống kê, có rất nhiều vụ hỏa hoạn xuất phát từ những garage sửa chữa ôtô. Vậy vì sao chúng lại dễ “bắt lửa” như vậy?

Có nhiều nguyên nhân đặc thù khiến những garage sửa chữa ô tô dễ bắt lửa như chập điện, rò rỉ nhiên liệu từ xe đang sửa chữa, rò khí ga… Song, tất cả những nguyên nhân vừa kể đều xuất phát từ sự bất cẩn của con người.


Rò rỉ nhiên liệu

Rò rỉ xăng dầu, bảo quản hóa chất chưa đúng quy cách, một số vật dụng dễ bắt lửa như mút xốp hay giấy nhám không kiểm soát… có thể tạo một cơn hỏa hoạn ngoài sức tưởng tượng ngay tại các garage ôtô.

gara-Than-Chau-2.jpg

Một số khuyến cáo về việc đóng khóa xăng hoặc xác lập đặt nguồn nhiên liệu dễ cháy nổ ở khu vực riêng; đồng thời kiểm soát nguồn nhập, tránh dùng những loại nhiên liệu không rõ nguồn gốc hoặc kém chất lượng.

Các chất phụ gia, hóa chất chuyên dụng nên chứa trong các bồn, thùng đặc biệt; khi sử dụng cần lấy vừa đủ liều lượng kèm theo bình chữa cháy dung tích lớn phù hợp ở gần các bồn chứa.

Rò khí ga

Trong các garage sửa chữa ôtô thường dùng bình ga để hàn, xì hay cắt các chi tiết. Áp suất trong bình ga thường được nạp tới mức giới hạn, tuy nhiên trong một số trường hợp, lý do thường là hay quên hoặc chủ quan mà khí nén trong bình ga có thể đạt quá mức, đồng thời các van đóng mở không đúng quy cách sẽ dẫn đến hiện tượng tràn hơi ga, không may tiếp xúc với nguồn nhiệt cao tạo ra cháy nổ ngoài ý muốn.

Chập điện

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vụ cháy nổ, thậm chí có thương vong về người và của cải khá cao. Tuy được đào tạo bài bản về an toàn điện, cách thức thao tác để tránh xảy ra sự cố về điện nhưng chỉ một phút lơ đễnh là người thợ sửa xe hoặc chính bản thân chủ xe phải trả giá.

gara-Than-Chau-3.jpg

Hầu hết có thể kể đến nguyên nhân chập điện là do sạc bình ắc quy, mối hàn hoặc cắt các chi tiết, quá trình đấu dây cho hệ thống điện trên xe và cả lý do quên ngắt điện khi không có mặt tại khu vực sửa chữa.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Trong nhiều trường hợp xe bị cháy, người ta không tìm ra được nguyên nhân. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, việc tìm ra mầm mống tiềm tàng để hạn chế, tiến tới ngăn chặn rủi ro là việc không quá phức tạp và nằm trong tầm tay của chủ xe.

Hiện tượng cháy và nổ xe đã xảy ra tại Việt Nam từ cách đây vài năm và gây ra lo ngại lan rộng. Đến nay, trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đưa tin về những vụ cháy xe, còn cơ quan Nhà nước vẫn chưa thể đưa ra kết luận điều tra phần lớn các vụ cháy. Do đó, tốt nhất vẫn là người lái xe phải tự trang bị kiến thức và cách phòng chống để hạn chế rủi ro có thể xảy đến với mình.

xe-chay-rui_b8e01.jpgNgười lái xe phải tự trang bị kiến thức và cách phòng chống để hạn chế rủi ro có thể xảy đến với mình

Các nguy cơ dẫn đến cháy xe

Hệ thống cung cấp nhiên liệu gặp sự cố

Đây được coi là nguyên nhân có khả năng gây rủi ro với tỷ lệ lớn nhất. Nhiên liệu từ bình chứa tới được buồng đốt là phải qua một hệ thống đường ống phức tạp với rất nhiều điểm nối và tiếp xúc. Các đường ống dẫn nhiên liệu qua năm tháng sẽ bị lão hóa và dạn nứt, hoặc các rắc co đã bị oải, mòn hay han rỉ làm hở các đầu nối giữa các điểm tiếp xúc ống với nhau. Nhiên liệu theo các khe hở đó chảy ra ngoài bám vào thành động cơ rồi nhanh chóng lan tỏa trong khoang máy. Nhiệt độ trong khoang máy lên quá cao do vận hành lâu hoặc có tia lửa điện do chập hoặc hở các dây điện sẽ làm cho nhiên liệu rò rỉ bốc cháy.

Dây dẫn và các thiết bị không đạt chuẩn

chay-xe-2.jpgDây dẫn chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn về công suất cũng là nguyên nhân dẫn đến các sự cố cháy xe

Việc lắp thêm còi, đèn cao áp với các dây dẫn chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn về công suất cũng là nguyên nhân dẫn đến các sự cố cháy xe. Trong vài năm trở lại đây, đã không ít trường hợp xe bị cháy toàn bộ cụm đèn pha trước chỉ vì chủ xe lắp bóng đèn siêu sáng (không phải bóng xe-non). Các loại bóng siêu sáng này (thường được nhập từ Trung Quốc) có công suất rất lớn, và tỏa nhiệt rất cao, trong khi hệ thống dây dẫn và chóa đèn được thiết kế theo bóng chuẩn với công suất thấp. Việc lắp bóng công suất cao không chỉ là nguyên nhân làm cháy cụm đèn mà còn có thể làm hư hỏng toàn bộ dây dẫn của hệ thống chiếu sáng, gây chập điện.

Hệ thống đánh lửa bị hở mạch

Dây cao áp của hệ thống đánh lửa cũng là bộ phận nhạy cảm trong khoang xe và cũng rất dễ gặp sự cố nếu sử dụng lâu ngày hoặc do thay thế loại chất lượng không đảm bảo. Dưới tác động của nhiệt độ cao trong khoang máy, cộng với việc chịu tải điện cao áp, đường dây này có thể bị lão hóa, dạn nứt hoặc bị chảy làm điện đánh ra ngoài làm cháy các bộ phận bằng nhựa hoặc cao su gần nó. Đặc biệt nguy hiểm là khi khoang máy lại bị dính nhiều dầu mỡ do lâu ngày không được vệ sinh và nhiên liệu rò rỉ (như đề cập ở trên).

chay-xe-3.jpgDây cao áp của hệ thống đánh lửa là bộ phận nhạy cảm trong khoang máy và cũng rất dễ gặp sự cố

Máy phát hay máy đề quấn lại không đảm bảo

Máy phát và máy đề là những bộ phận có thể bị hư hỏng bất ngờ trong quá trình sử dụng xe. Khi xảy ra trường hợp này, các chủ xe không nên tham rẻ mà mang xe đi sửa chữa để quấn lại cuộn máy phát hay máy đề tại những service không tin cậy. Việc sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền cộng với kỹ thuật yếu kém tại các “service vỉa hè” có thể là nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc rồi cháy nổ chỉ sau một thời gian ngắn sửa chữa. Giải pháp tốt nhất là mang xe đến các trung tâm uy tín để khắc phục hoặc thay thế.

Các chất gây cháy, nổ trên xe

Bình ga, bình xịt giảm đau, nước hoa, bật lửa và một số loại hóa chất chứa ga khác là những thứ dễ cháy hoặc nổ, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè. Nhiều người thường có thói quen để những vật dụng này trên xe khi đi tập thể thao hoặc đi du lịch, rất nguy hiểm. Theo lời khuyên của một số trung tâm nhận chuyển phát nhanh, một số mặt hàng nhạy cảm như nước hoa, dầu xịt… cần phải được bảo vệ cẩn thận trong hộp xốp kín và chắc chắn để cách nhiệt trước khi đưa vào trong xe.

Phòng cháy xe thế nào?

Để có thể chủ động trong việc giảm nhẹ thậm chí là loại trừ các rủi ro có thể xảy ra, chủ xe trước hết phải tự nâng cao ý thức cũng như những hiểu biết cần thiết trong việc sử dụng xe hơi. Bên cạnh việc kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ, chủ xe cũng cần kết hợp rửa xe và vệ sinh khoang máy thường xuyên. Thường xuyên chú ý tình trạng nước làm mát và dầu bôi trơn.

chay-xe-4.jpgChủ xe cần kết hợp rửa xe và vệ sinh khoang máy thường xuyên

Trường hợp sửa chữa và nâng cấp xe, nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của các cơ sở có uy tín và trách nhiệm. Khi thay thế và trang bị thêm các phụ kiện như đèn, còi, thiết bị âm thanh… cần chú ý nguồn gốc, xuất xứ, tính năng cũng như sự tương thích của thiết bị mới đối với xe.

Tuyệt đối không để các chất gây cháy nổ trong xe. Trong trường hợp cần thiết phải có một số thứ nhạy cảm như bật lửa ga, lọ nước hoa… phải chú ý bảo quản cẩn thận trong điều kiện mát mẻ, tránh để những vị trí có thể tiếp xúc với nhiệt độ cao.