Dân phòng có quyền thu giữ xe máy để ở vỉa hè?

Tôi dựng xe ở vỉa hè và bị dân phòng đưa phương tiện về UBND phường với lý do lấn chiếm vỉa hè. Xin hỏi dân phòng có quyền giữ xe của tôi không?

Theo quy định của pháp luật, lực lượng dân phòng có những quyền gì?

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Chỉ có công an khu vực hoặc trưởng công an phường quận đó khi có chỉ thị bằng văn bản của cấp trên mới có quyền phạt bạn . Lưu ý phải lập biên bản tại chỗ chứ không cho công an đem xe lên phường (trừ khi bạn không mang giấy tờ xe ) , Khi nào lập xong lấy biên bản lên phường lấy giấy tờ xe về ( phải có biên lai hóa đơn ) . Dân phòng không được phép và quyền hạn để tạm giữ xe của bạn . Bạn có thể quay video lại để làm bằng chứng để kiện những người dân phòng lạm quyền như vậy . Dân phòng chỉ là lực lượng hỗ trợ công an trong việc thi hành pháp luật và không có quyền tạm giữ hay mang tài sản cá nhân của bạn đi . Bạn có thể kiện lên tòa án hoặc gửi đơn khiếu nại lên công an phường , quận hoặc lên PC thành phố HCM .

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bảo vệ dân phố chỉ được thu gom xe của bạn mang về UBND phường khi phát hiện có vi phạm và phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự…

Nếu không có các lực lượng trên, bảo vệ dân phố chỉ có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Tôi thấy lực lượng Dân phòng là lực lượng hỗ trợ để đảm bảo an ninh trật tự của khu vực, trong trường hợp bạn bị đưa xe về phường thì:
- Thứ Nhất : tại thời điểm lực lượng dân phòng làm việc thì chủ phương tiện không có mặt hoặc tránh mặt.
- Thứ Hai: bạn không hợp tác cùng để giải quyết công việc có liên quan đến phương tiện và trật tự đô thi.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Mình nghĩ dân phòng chỉ có quyền nhắc nhở, dẹp trật tự, lập biên bản chứ không có quyền giam giữ xe hay tịch thu công cụ phương tiện gì hết. Khi có chỉ đạo của cấp cao thì cần có giấy tờ hoặc đi cùng thì dân phòng chỉ hỗ trợ thực hiện.

Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

dân phòng chỉ được phép dẫn xe của bạn về phường để giải quyết khi đủ những yếu tố sau.
1-có lệnh kèm văn bản của người cao nhất ở địa phương quản lý.
2-có CSKV ,CSGTTT đi làm nhiệm vụ với dân phòng.
TRƯỜNG HỢP CHỈ CÓ MẤY CHÚ DÂN PHÒNG LÀM VIỆC NHƯ TRÊN LÀ SAI LUẬT HOÀN TOÀN.

Tống Minh Tùng
Tống Minh Tùng
Trả lời 8 năm trước

Dân phòng là tên gọi khác của lực lượng bảo vệ dân phố để nói về lực lượng thường tham gia với công an phường trong việc giữ trật tự an toàn xã hội ở các phường, thị trấn.

Theo Điều 2 Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/04/2006 của Chính phủ quy định về vị trí, chức năng của bảo vệ dân phố:

“1. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được thành lập ở các phường, thị trấn (sau đây gọi chung là phường) nơi bố trí lực lượng công an chính quy, do ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập.

2. Bảo vệ dân phố có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng, bảo vệ an ninh tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn".

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006, bảo vệ dân phố có những quyền hạn sau:

“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở công an phường theo quy định của pháp luật.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.

3. Tham gia với lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách”.

Ngoài ra, quyền hạn của Bảo vệ dân phố còn được hướng dẫn chi tiết tại mục III Thông tư số 02/2007/TTLT-Bộ Công an-Bộ Lao động thương binh xã hội-Bộ tài chính ngày 1/3/2007 như sau:

“1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm pháp quả tang, người đang bị truy nã trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo đúng quy định của pháp luật:

Bảo vệ dân phố chỉ được bắt người khi xác định đúng người đó đang phạm pháp quả tang hoặc đang có lệnh truy nã của cơ quan công an. Việc tước bỏ hung khí phải đi liền với việc bắt đối tượng nếu thấy đối tượng có sử dụng hung khí và phải áp giải ngay đối tượng đến công an phường để xử lý.

2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định về an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự an toàn xã hội.

Khi thực hiện quyền hạn này, bảo vệ dân phố phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, thanh tra giao thông công chính, thanh tra xây dựng, thanh tra y tế…

Trong trường hợp không có các lực lượng trên, bảo vệ dân phố có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

3.1. Theo sự phân công hướng dẫn của lực lượng công an hoặc lực lượng chức năng khác, bảo vệ dân phố được tham gia truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, người trốn thi hành án hoặc kiểm tra tạm trú, tạm vắng, kiểm tra giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân khác của người tạm trú, người có biểu hiện nghi vấn đến cư trú trên địa bàn.

3.2. Nghiêm cấm bảo vệ dân phố tự ý kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện hoặc vào nơi ở của công dân để kiểm tra, kiểm soát trái quy định của pháp luật.

4. Ngoài các quyền theo quy định tại Điều 6 của Nghị định, Bảo vệ dân phố còn được sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điểm 1 Điều 12 của Nghị định.

Khi sử dụng quyền này, bảo vệ dân phố cần chú ý: Việc sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo an toàn, đúng mục đích theo quy định của pháp luật. Phải được phép khi mang vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo người”.

Tóm lại, lực lượng bảo vệ dân phố chỉ có các quyền hạn theo như những quy định của Nghị định 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 và Thông tư số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 1/3/2007 vừa trích dẫn ở trên.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bảo vệ dân phố chỉ được thu gom xe của bạn mang về UBND phường khi phát hiện có vi phạm và phải có sự phối hợp với các lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự…

Nếu không có các lực lượng trên, bảo vệ dân phố chỉ có quyền nhắc nhở, yêu cầu cá nhân, tổ chức có vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.