Vạch kẻ giữa đường có được coi là giải phân cách không?

Theo quy định mới từ 1/3/2016 tốc độ ôtô được tăng thêm 10 km/h, trong đó phụ thuộc vào đường có giải phân cách và đường không có giải phân.

Cụ thể, ngoài khu dân cư nếu có giải phân cách được đi đến 90km/h, không có giải phân cách thì 80 km/h, trong khu dân cư tương ứng là 60km/h và 50 km/h. Giải phân cách cứng bằng bê tông, bằng cây xanh, bằng hàng rào... thì rõ rồi nhưng vạch kẻ liền giữa đường có được coi là giải phân cách hay không?

Theo định nghĩa của Luật giao thông đường bộ thì "Giải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ".

Xin hỏi hiểu thế nào là đúng.

Trịnh Minh Tú
Trịnh Minh Tú
Trả lời 8 năm trước

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, ngày 31.12.2015 quy định: " Giải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, giải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, hoặc dải đất dự trữ). Như vậy Vạch kẻ giữa đường không được gọi là Giải phân cách giữa.

Hồ Anh Khang
Hồ Anh Khang
Trả lời 8 năm trước

Đề nghị Tổng cục đường Bộ cắm biển tốc độ ghi rõ tốc độ chứ không để người dân suy luận nữa. Ví dụ biển khu dân cư được đi 60km/h nếu có giải phân cách thì cắm luôn biển tốc độ 60km có hơn là biển khu dân cư không?

Vũ Đạt Dũng
Vũ Đạt Dũng
Trả lời 8 năm trước

Biển khu DC báo hiệu khu dân cư, tùy loại xe mà có tốc độ tối đa khác nhau, VD xe du lịch < 9 chổ thì 60kn/h, tải nặng/buýt/container.... thì 50km/h,....... nên không thể để duy nhất một biển 60km/h.
Khi tham gia GT thì tài xế phải có GPLX (nên đã học luật GT) và luôn cập nhật các qui định mới về GT để có hành xử đúng và lái xe an toàn.

Nguyễn Hoàng Minh
Nguyễn Hoàng Minh
Trả lời 8 năm trước

Theo luật giao Thông quốc tế thì vạch kẻ liền cũng giống giải phân cách....

Hoàng Trùng Khánh
Hoàng Trùng Khánh
Trả lời 8 năm trước

Theo khoản 9 Điều 3 chương 1 luật GTĐB 2008 có ghi rõ: Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Như vậy vạch kẻ đường không nằm trong khái niệm giải phân cách. Thân!
Theo khoản 9 Điều 3 chương 1 luật GTĐB 2008 có ghi rõ: Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Như vậy vạch kẻ đường không nằm trong khái niệm giải phân cách. Thân!
Phạm Anh Tuấn
Phạm Anh Tuấn
Trả lời 8 năm trước

Vạch kẻ đường liền nét là dải phân cách mềm (ngoài đô thị 80km/h & trong đô thị 50km/h), Còn dải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng ... xe không thể chạy trên đó được gọi là dải phân cách cứng (ngoài đô thị 90km/h & trong đô thị 60km/h). tôi thấy quá dễ hiểu!

Trịnh Bảo Nam
Trịnh Bảo Nam
Trả lời 8 năm trước

Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT định nghĩa rất rõ thế nào là Giải phân cách giữa, tại Khoản 5 Điều 3: " Giải phân cách giữa là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó, được dùng để phân chia mặt đường thành hai phần xe chạy ngược chiều riêng biệt (các dạng chủ yếu: bó vỉa, giải phân cách kết cấu bê tông, hộ lan tôn sóng, hoặc giải đất dự trữ). Khi các loại xe cơ giới đường bộ lưu thông trên đường phải tuân thủ tốc độ theo quy định áp dụng đối với Giải phân cách giữa như đã nói ở trên. Các vạch kẻ đường không được coi là Giải phân cách giữa do đó trong trường hợp đường hai chiều không có Giải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe cơ giới thì ô tô con chỉ được chạy tối đa 80 km/h ở ngoài khu vực đông dân cư và 60 km/h ở khu vực đông dân cư.

Vương Gia Bảo
Vương Gia Bảo
Trả lời 8 năm trước

Đọc tên là biết rồi, Vạch kẻ đường khác với giải phân cách.

Nguyễn Duy Thiên
Nguyễn Duy Thiên
Trả lời 8 năm trước

Khi còn là sv tôi có tham gia tntn và đc phổ biến luật gt để điều khiển gt và được phổ biến như sau. Dải phân cách cứng là dải phân cách lg cho phép phương tiện giao thông đè lên như vậy nó bao gồm cả vạch kẻ liền. Còn vạch mềm là vạch có thể cho phương tiện giao thông lấn qua. Ở đây hiểu cứng không phải là cầm đc bẻ không được mới gọi là cứng

Chử Đại Thông
Chử Đại Thông
Trả lời 8 năm trước

Ở đường có kẻ vạch ở giữa thì vạch đó nên sơn màu, mỗi màu sẽ có tốc độ tối đa tương ứng. Nếu làm ntn thì rất thuận tiện cho người lái xe, vì ở vị trí nào cũng biết được tốc độ tối đa cho phép. Cắm biển báo tốc độ nhiều khi không để ý hết.