Ở nước ngoài khi thời tiết chuyển mùa tôi quan sát thấy họ cũng rửa đường nhưng chỉ lâu lâu mới làm một lần và làm rất kỹ chứ không ngày nào cũng tưới nước ra đường ( tôi không nghĩ là rửa đường ) nhưng ở mình rất bẩn .
Tôi cũng rất bực mình vì việc rửa đường kiểu này. Hình thức, bẩn thỉu. Lại vào giờ cao điểm. Nhiều sáng đi làm ức chế.
Nếu không làm vào giờ đó thì làm sao bạn bị ướt, bị bẩn, tai nạn được, muốn an toàn sạch sẽ đi làm kiếm sống à, đâu có dễ. Cho nên nhất định phải vào giờ cao điểm. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, bớt than vãn đi. Có vậy cũng khôg nghĩ ra còn phàn nàn, chán.
Tôi thấy nhiều đường ở Hà Nội bây giờ sạch sẽ, hay được nâng cấp, đi qua cảm giác không bụi bặm mấy (Trừ khi gần công trường), không đến nỗi phải ngày nào sáng sớm cũng phải đi "phun" nước ra đường đâu, chỉ trông bẩn hơn lúc chưa "phun" thôi.
Cái này theo tôi hiểu là phun nước ra đường để mọi người đi cho đỡ bụi chứ không phải rửa đường
Rửa đường thì phải phun nước để cho bụi bẩn trôi hết xuống rãnh. Nhưng cách rửa đường hiện nay nên gọi là tưới ướt đường thì đúng hơn, cách làm này không những đường không sạch mà còn làm bẩn thêm.
Ở SG, đường võ văn kiệt thì ngta tưới cây vào giờ cao điểm buổi sáng, trưa và chiều về, nước tràn hết ra đường và bắn tung tóe khi xe máy đi qua. Còn nhiều tuyến đường người ta đi lấy rác vào buổi sáng, vừa hôi thối vừa kẹt xe. Ngành môi trường nên xem lại cách làm việc của mình.
Tôi đồng tình việc không nên rửa đường vào giờ cao điểm. Tôi cũng không hiểu lý do gì, vì sao mà người ta lại rửa đường vào những giờ như thế. Việc rửa đường không những làm bẩn đường thêm mà còn gây ra nhiều vấn đề khác như người đi đường bị té bẩn như tác giả nêu, ngoài ra còn gây ra tai nạn cho người đi đường.
Tôi cũng cùng quan điểm như trên. Tôi rất dị ứng với những trường hợp như vây, ko biêt có lý do đặc biệt nào không mà lại như vây. Rửa đường để cho sạch cho đỡ bụi là việc làm rất tốt đáng hoan nghênh. Nhg kiểu làm nửa vời như thế này thì thật là bực mình.
Đường Nguyễn Trãi cũng vậy, giờ đi làm thường xuyên ướt nhẹp khiến xe đi trước "tưới" nước vào xe đi sau, bụi nước từ ô tô, xe bus mù mịt.