Biển báo cấm ô tô này là thế nào?

Phía hè bên phải đầu ngã tư đường vào nhà tôi có một biển báo giao thông hình tròn viền đỏ nền trắng, vẽ hình ôtô con màu đen, trông giống như biển số 103a - cấm ôtô, nhưng ở giữa không có vạch chéo (Nguyễn Hoàng).

Xin cho hỏi, luật giao thông có biển báo đó không? Nếu có thì biển báo đó là gì? Ôtô có được phép đi vào đoạn đường đó không.

Một biển cấm xe máy, xe đạp không có gạch chéo. Ảnh: Vietnam Plus.
Một biển cấm xe máy, xe đạp không có gạch chéo. Ảnh: Vietnam Plus.

Xin chân thành cảm ơn.

rfgrfgfdg
rfgrfgfdg
Trả lời 12 năm trước

Biển bên trái (103a) là biển báo cấm các loại phương tiện cơ giới, trừ mô tô, xe máy, và xe ưu tiên theo luật định (mặc dù trong hình vẽ chiếc ô tô con). Còn biển bên phải không có gạch chéo. Vẫn có thể hiểu như trên, nhưng nó không có trong quy định của Luật giao thông - 39 biển cấm.

tun cua di
tun cua di
Trả lời 12 năm trước

Khi ngành công nghiệp phụ trợ được xã hội hoá!

Trong hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm có: 1. Nhóm biển báo hiệu nguy hiểm. 2. Nhóm biển báo hiệu chỉ dẫn. 3. Nhóm biển báo hiệu cấm. Ở đây tôi chỉ xin nói kỹ về nhóm biển báo cấm . Theo đó, nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139 nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường bộ phải tuyệt đối tuân theo. Nhóm biển báo cấm được chia làm 2 loại:

i. Nhóm biển báo cấm không có biển phụ: (điều cấm hay hạn chế thể hiện luôn trong biển chính) Cách nhận dạng nhóm biển báo cấm không có biển phụ: Hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trong nền trắng vẽ hình màu đen (thể hiện điều cấm, hạn chế) và ĐƯỢC GẠCH CHÉO MÀU ĐỎ. Tuy nhiên có một số biển đặc biệt: biển 101 - Đường cấm; biển 102 - Đường một chiều; Biển từ 115 đến 118 không gạch chéo vì đã thể hiện rõ điều cấm hay hạn chế lần lượt: 115 - Hạn chế trọng lượng xe; 116 - hạn chế trọng lượng trên trục xe; 117 - hạn chế chiều cao; 118 - hạn chế chiều ngang; biển 122 – Stop (hình bát giác) - dừng lại quan sát; biển 127 - hạn chế tốc độ; biển 129 - kiểm tra; biển 130 - cấm đỗ cấm dừng; biển 131 - cấm đỗ; biển 132 - hạn chế tốc độ nhường đường cho xe qua đường hẹp.

Ngoài ra các biển từ 133 đến 135 có thể hiểu là biển chỉ dẫn vì cũng là hình tròn nhưng viền màu xanh (tượng trưng cho biển chỉ dẫn) mà ý nghĩa lần lượt: hết cấm vượt, hết hạn chế tốc độ và hết các lệnh cấm. ii. Nhóm biển báo cấm có biển phụ: (điều cấm hay hạn chế thể hiện ở biển chính và được làm rõ thêm ở biển phụ) Gọi là Nhóm biển phụ: được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ xung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. Biển phụ thướng lắp dưới biển chính.

Biển phụ có hình chữ nhật, nền trắng hình hoặc chữ màu đen thể hiện rõ thêm điều cấm ví dụ: thời gian cấm, khoảng cách cấm, loại phương tiện cấm...vv Từ hai loại biển báo cấm trên có thể nhận thấy: khi các điều cấm hay hạn chế là phương tiện hay người sử dụng đường bộ đều bị gạch chéo hay lắp thêm biển phụ để khẳng định điều cấm hay hạn chế. Hiện nay, với phương châm phát triển kinh tế đa ngành nghề, mọi thành phần đều có thể tham gia vào một dự án hay một công việc cụ thể nào đó miễn là đáp ứng được các tiêu chí về năng lực chuyên môn và có đủ giấy phép hành nghề.

Ngành giao thông nói riêng và các ngành nghề khác nói chung đều có thể cho các doanh nghiệp (ngoài ngành) tham gia vào sản xuất các công việc phụ trợ như: công ty sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn hoàn toàn có thể làm được cọc tiêu, dải phân cách, lắp cống, rãnh thoát nước; hợp tác xã gia công sản xuất kết cấu thép có thể làm cầu cạn bằng thép, cầu vượt cho người đi bộ, lan can an toàn...vv. Việc một cửa hàng chuyên về quảng cáo in ấn tờ rơi, bằng rôn cũng có thể trúng một gói thầu cung cấp hệ thống biển báo cho một tuyến phố hay một cung đường cũng là điều dễ hiểu.

Thiết nghĩ, cho dù ai là người làm ra nó thì sự chính xác là yêu cầu tối thượng và những sai sót (nếu có) cần phải được sửa chữa và những sai sót đó phải coi như không có giá trị vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Đã có kết luận của các nhà nghiên cứu về giao thông là: hệ thống biển báo được coi như là một NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG THÂN THIỆN cho bất kỳ ai từ địa phương này đến địa phương khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Vì vậy, hệ thống biển báo đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và tuân theo quy định bằng luật của một quốc gia và luật của quốc gia đó cũng cần phải tuân thủ theo thông lệ của thế giới.

Đó là nội dung hiệu lệnh, vị trí cắm biển, cách thức cắm biển phải đúng theo luật quy định. Những ai đã từng tham gia giao thông trên Đại lộ Thăng Long, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ ( đoạn mới qua trạm thu phí Liêm Tuyền) đã không khỏi ngạc nhiên khi hệ thống biển chỉ dẫn có một màu xanh khác lạ, Thêm nữa, ở các thành phố lớn như Hà Nôi, Sài Gòn đâu đây vẫn còn những biển báo lắp trên cột điện, lấp ló sau tán cây, nhành hoa, hay những biển sai về nội dung dù vô tình hay hữu ý cũng là một cái bẫy cho những người tham gia giao thông!!!

Trong một môi trường xã hội tường minh, bất kỳ những gì có sự thay đổi thì việc thông báo đến người dân những đối tượng tiếp nhận và chịu tác động trực tiếp sự thay đổi đó là một việc cần phải làm.

PS. Tôi có anh bạn du học ở Úc về đã kể một câu chuyện người dân địa phương khi bị phạt vì lỗi tốc độ đã kiện lại chính quyền nơi đó vì đã không thông báo đoạn đường đó bị hạn chế tốc độ cho cư dân địa phương biết. Chúc ban biên tập sức khoẻ, các cán bộ đường lối lái xe an toàn.