Với chức năng lọc cặn và rỉ sắt, lọc xăng tạo ra nguồn nhiên liệu sạch. Đây là một điều kiện cần thiết để hệ thống cung cấp nhiên liệu hoạt động ổn định, động cơ làm việc tin cậy.
Dù vận chuyển và lưu trữ tại các bể chuyên dụng, nhiên liệu vẫn có nguy cơ lẫn tạp chất. Đôi khi bụi bẩn bám lên vòi và rơi vào bình xăng trong quá trình bơm ở cây xăng.
Hệ thống phun xăng điện tử. Lọc nhiên liệu (Fuel filter) nằm giữa giàn phun (Fuel rail) và bơm xăng (Fuel Pump) |
Nếu không được lọc, cặn có thể bít kín gíc-lơ bên trong chế hòa khí. Đối với động cơ phun nhiên liệu, lượng nhiên liệu phun được tính toán theo thời gian phun. Cặn bám làm lỗ phun nhỏ hơn, buồng đốt nhận ít nhiên liệu hơn so với yêu cầu, máy chạy yếu. Thậm chí, với dị vật có kích thước lớn có thể làm tắc vòi phun hoặc làm kim phun đóng không kín đôi khi lại làm nó sẽ dính chặt với đế. Đối với động cơ diesel nhiên liệu sạch có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng tới dung sai đóng của bơm cao áp.
Lọc xăng (Fuel filter) |
Động cơ khác nhau, sử dụng lọc khác nhau. Các xe đời cũ, dùng chế hòa khí, dị vật bị giữ lại có kích thước 70-100 micro-mét. Nếu là loại phun xăng, kích thước của dị vật là 10-40 micro-mét. Lọc dùng cho máy dầu ngăn cản tạp chất có kích thước nhỏ tới 1 micro-mét. Những dị vật có kích thước lớn hơn sẽ được lưới lọc ở đầu ống hút của bơm xăng giữa lại.
Về mặt cấu tạo, bên trong lọc có thể là giấy đã được xử lý, một hỗn hợp của xen-lu-lô và sợi tổng hợp, sợi thủy tinh, đồng được kết lại. Thậm chí là lưới nylon loại tốt.
Lọc xăng của xe Toyota. |
Sau thời gian làm việc dài, cặm bám làm tắc lọc. Nhiên liệu không được cấp đầy đủ. Đó là lý do phát sinh một số vấn đề liên quan đến khởi động, động cơ thiếu công suất hoặc chết máy ở tốc độ cao.
Chết máy khi đang chạy trên đường cao tốc làm toàn bộ hệ động lực truyền lực bị quá tải. Dù trong tình huống này ly hợp hoặc biến mô sẽ trượt để giảm thiểu hư hại cho hệ thống, nhưng hư hỏng vẫn có thể xảy ra.
Hệ thống động lực từ động cơ xuống dưới bánh xe luôn làm việc một cách đồng bộ, tương ứng với tốc độ chạy của động cơ sẽ là tốc độ quay bánh chủ động. Chết máy, bánh đà dừng quay trong khi đó theo quán tính bánh xe và hệ thống truyền lực vẫn tiếp tục vận hành. Xung lực va đập xuất hiện giữa các chi tiết quay và cố định có thể phá hỏng một vài chi tiết.
Trong khi một số nhà sản xuất khuyến cáo nên thay lọc nhiên liệu sau khi chạy 80.000 km, thì một số kỹ thuật viên sửa chữa cho biết nên thay sau 2 năm sử dụng.
Xăng hay dầu diesel dễ bắt lửa. Hãy đảm chắc chắn không có tia lửa hoặc vật cháy (như thuốc lá) trước khi tháo đường ống. Hãy để đường ống nhiên liệu cách xa ống xả, cổ gom khí xả và bộ chuyển đổi xúc tác. Nếu sử dụng bóng đèn rọi sáng, cần giữa chúng xa đường ống khi lọc xăng, một bóng đền có công suất 60W ở gần sẽ nóng và khiến hơi xăng thoát tự bốc cháy.
Trên một số xe, nhiên liệu bên trong đường ống luôn duy trì một áp suất cao khoảng 5,8 atm hoặc cao hơn. Áp suất này cần được triệt tiêu trước khi tháo lọc.
Để xả áp suất trong đường ống hãy làm một trong hai cách sau:
1- Tháo cầu chì bơ xăng sau đó khởi động máy và chờ đến khi nó tự chết. Nhiên liệu giảm dần trong khi đó bơm không cấp thêm làm trong áp suất bên trong đường ống giảm.
2- Tác động vào cổng lắp đồng hồ đo áp suất nhiên liệu hoặc điều chỉnh van Schrader trên giàn phun (thực hiện việc này khi khóa điện ở vị trí OFF). Luôn đeo kính bảo vệ trong quá trình thao tác để tránh nhiên liệu phun vào mắt.
Cổng lắp đồng hồ kiểm tra áp suất |
Trong quá trình thay thế lọc nhiên liệu, hãy kết hợp kiểm tra đường ống. Nếu phát hiện thấy chúng nứt, vỡ cần tiến hành thay thế. Hãy chú ý tới áp suất chịu đựng của ống mới, giá trị này thường được ghi trên đường ống và nó phải lớn hơn áp suất làm việc của hệ thống.
Sau khi thay thế, khởi động máy và kiểm tra xem các vị trí liên kết. Nếu phát hiện thấy rò rỉ, hãy tắt máy và khắc phục ngay. Lái xe trong điều kiện như vậy có nguy cơ cháy nổ cao.
Tôi thấy sách hướng dẩn sử dụng xe hoặc các đại lý bảo trì xe đều yêu cầu thay định kỳ lọc nhớt sau mỗi 5,000km và lọc xăng sau mỗi 10,000km.
Vậy như anh viết trên thì lọc xăng chỉ cần thay sau 80,000 km, vậy mỗi khi đưa xe đi bảo trì có nhất thiết phải theo yêu cầu của gara?
Hay tự mình quyết định? thực tình mà nói thì khi đưa xe đi bảo trì thường mọi người cũng chẳng để ý thực sự các khoản mục được viết vào hóa đơn có thực sự được thay không nữa, xin anh cho lời khuyên khi đứng về phía chuyên môn.
Đối với dòng xe carburator (che hoa khi) thì nên thay thường xuyên hơn, vi` khả năng lọc không được tốt như Injection (phun xăng điện tử).
Đối với Injection, thì chúng ta nên clean luôn injector(vòi phun xăng) thông thường injector qua lâu ngày sẽ bị tắt (nghẹt).
Đúng như bài viết nói, nên kiểm tra luôn đường ống đặt biệt là dòng xe phun xăng điện tử vì áp xuất trong đừờng ống rất cao khoảng 13-15 Psi.
Nên đảm bảo những đoạn kết nối phải thật chắc chắn và không nứt. Sẵn tiện các bác hãy yêu cầu kiểm tra bugi luôn.
Chúc các bác thật hài lòng với xe của mình.
Lọc xăng là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống cấp nhiên liệu của xe hơi. Khi lọc xăng quá bẩn sẽ dẫn đến áp xuất xăng lên động cơ không đủ (tương tự như bơm xăng bị yếu) xe sẽ khó nổ, hay bị chết máy.
Ở Việt Nam, không thể xác định chính xác thời gian thay lọc xăng vì xăng không được sạch, nhiều tạp chất, nhất là khi phải đổ xăng ở nhiều cây xăng khác nhau.
Vì vậy, kiểm tra lọc xăng định kỳ là điều cần làm. Nói chung vị trí lắp lọc xăng ở các xe khá dễ tháo lắp, tài xế có thể tự kiểm tra không cần phải mang ra Garage.
Theo kinh nghiệm của tôi, cứ khoảng 30.000 km nên tháo ra kiểm tra, nhân tiện có thể tự xúc rửa cho sạch (phải xúc rửa bằng xăng) rồi dùng lại.
Nếu bẩn quá thì phải thay vì cặn bẩn đã bết vào màng lọc rồi. Làm được như vậy một bộ lọc dùng được khoảng 50 - 60.000 km.