Bạn để chân côn thế nào khi tắc đường?

Bài này chỉ dành cho những ai đi xe số sàn và hay bị tắc đường + mới lấy bằng! Thật tình cờ, đi xe đến mấy vạn km mà hôm vừa rồi mới phát hiện ra một điều thú vị.

Giả sử bạn đang trong tình huống tắc đường, phải nhích từng tí một, lại đi xe số sàn! Bình thường, bạn sẽ để gót chân trái chạm sàn và mũi chân trái đạp côn đúng không? Nhưng, nếu bạn cứ để thế nhấp, nhả để xe nhích đi, tôi đảm bảo chỉ 5-7 lần là chân côn sẽ chạy dần về giữa bàn chân chứ không còn ở mũi chân của bạn nữa, nhất là những xe côn nặng thì càng nhanh!

Và như thế là bạn không còn đạp côn sâu được nữa, bạn sẽ phải về số N để thả hẳn côn ra rồi để chân lại hoặc nhả hết côn để xe chạy rồi để chân lại! Hic, vậy cái phát hiện thú vị ở đây là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần nhấc gót chân lên đừng cho chạm sàn là được, chân côn sẽ không bao giờ bị chạy về giữa chân bạn nữa! Chỉ có điều lúc đầu chưa quen sẽ hơi khó có thể đạp quá sâu hoặc quá nông, nhưng chỉ vài lần tắc đường là bạn quen thôi và không bao giờ sợ phải về mo hay chịu hỏng chiếc giầy nữa!

Hải Thanh Lê Minh

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 13 năm trước

Cách đạp chân côn

Nguyên tắc cơ bản khi đạp chân côn (xe số sàn) và chân phanh là không bao giờ, các bạn nhớ là không bao giờ được để gót chân chạm sàn xe làm điểm tựa và dùng mũi chân để đạp mà phải sử dụng cẳng chân trái đưa cả bàn chân xuống khi cắt côn và đưa cả bàn chân lên khi nhả côn (với chân phanh cũng làm theo cách tương tự bằng chân phải)

Chỉ có chân ga mới cho phép để gót chân chạm sàn xe làm điểm tựa và sử dụng mũi bàn chân để điều khiển chân ga. Kể các sử dụng đúng cách rồi, cũng sẽ có trường hợp bạn cảm thấy không thể đỡ chân côn được nữa vì bàn chân trái của bản sắp trượt khỏi chân côn do bạn mang giầy hoặc dép không phù hợp hoặc do chân bị mỏi, đau vì đạp côn nhiều và chân côn quá nặng.

Trong trường hợp này bạn nên tận dụng những lúc xe dừng hẳn hoặc khi xe đang trôi theo đà để đưa số về N để chân trái được nghỉ ngơi trong giây lát, đảm bảo cho bạn có thể vượt qua các đoạn đường tắc trong hàng tiếng đồng hồ, như cách bạn Hải Thanh Lê Minh đã hướng dẫn.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Muộn còn hơn không !

Chào bạn,

Bạn lái xe chạy mấy vạn Km rồi mới nhận ra điều này, thì hơi muộn, nhưng cũng còn hơn không; và nhất là may mà vẫn còn kịp đấy. Chúc mừng !

Thường thì việc đạp côn luôn luôn đòi hỏi một lực có cường độ nhất định ở chân trái. Vì vậy mà nếu bạn tỳ gót xuống sàn (mũi chân trái phảy "gật gù" thường xuyên nhờ khớp cổ chân), làm cho lực đạp rất nhiều khi sẽ không đủ mạnh, hành trình của mũi bàn chân trái nhiều khi không đủ dài đề "đạp lút bàn đạp côn" (ly hợp bị cắt hoàn toàn), do gân cổ chân phải làm việc nhiều sẽ mau mỏi. Hậu quả là: hoặc dễ gây chết máy và/hoặc xe chồm lên, "nựng" phần đuôi xe trước; hoặc là bạn phải nhổm lên cao, chồm về phía trước... Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi lái xe trong phố đông.

Khi mới lái xe một mình đượcgần trăm Km, tôi bị vụ này hoài, nên sớm "ngộ" ra điều bạn đang chia sẽ ở đây. Còn nhớ rằng hồi còn học ở trường tôi có hỏi thầy vài lần, nhưng thầy không khẳng định, cũng không phủ nhận là nên dùng mũi, hay đặt cả gan bàn chân lên bàn đạp côn. Có lần đi đường trường, thỉnh thoảng tôi thử nghiệm đạp côn bằng mũi chân, thấy có lúc hành trình của bàn đạp không đủ dài, côn cắt không kết, nên khi chuyển số nghe bánh răng hộp số kêu kèn kẹt, ghê cả răng. Tỉnh ra luôn.

Tóm lại: Đạp côn mà tỳ gót xuống sàn, để chỉ dùng mũi bàn chân để đạp, và cũng dùng gót chân làm trụ đề xoay mũi bàn chân qua lại khi đạp và không đạp côn, thì trông có vẻ đẹp, giống như trẻ con mới học nhạc tập đập nhịp bằng chân ("chát, chát, xình...chát, chát, bum...) nhưng không hiệu quả, nhiều khi lại nguy hiểm.

Tôi nhận xét thế qua thực tiễn lái xe của chính mình, chẳng biết có phải tại gân cổ chân của tôi nó yếu hơn gân chân của những anh, chị em khác hay không. Biết đâu các anh, chị em khác họ có gân cổ chân khỏe hơn thì sao ?