Tại sao bật xi-nhan trái khi vượt?

Mình lái xe hơn 2 năm, mỗi lần đi công tác xa thấy trên đường cao tốc khi xe sau muốn vượt xe trước đều mở xi-nhan trái trước khi vượt. Theo mình biết xi-nhan là báo hiệu chuyển làn đường còn khi vượt thì có hệ thống đèn xin vượt riêng (Nguyễn Hồng Sơn).

Vậy tại sao các xe khi đang đi cùng 1 làn đường,có giải phân cách cứng lại xin vượt bằng cách mở xi nhan trái,các lái xe lâu năm cũng làm như vậy. Khi mình cần vượt mình nháy đèn Pass và vượt khi xe truớc cho phép nhưng không xi nhan trái (đường có giải phân cách cứng) thì ông anh mình bảo: "Sao không mở xi nhan lên?". Mình trả lời "Xe mình có chuyển làn đường đâu mà mở xi-nhan"

Vậy theo các bạn mình đúng hay sai?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Bạn xử dụng thiết bị như vậy là đúng.

Chào bạn. Đã rất nhiều bài viết có nói đến việc dùng đèn xi nhan (kể cả việc bật xi nhan xin đường như bạn đề cập và bật cả 4 xi nhan để làm đèn xin đi thẳng). Truớc hết chúng ta nên nói theo luật chung (mà luật của VN cũng nằm trong bộ luật chung của Quốc tế) - Tôi muốn nói theo luật mà chúng ta đã học để lấy bằng:

- Việc dùng đèn xi nhan trái để xin đường (đường có giải phân cách cứng) như vậy là sai. - Chỉ cần nháy đèn pass để xin vượt....nếu xe trên thấy điều kiện an toàn cho phép thì xe trên sẽ lán phải cho phép xe sau vượt trái...

- Đối với loại đường hai chiều (cao tốc ...) chỉ có kẻ giải phân cách mền - bằng vạch sơn. Thì việc xin vượt bằng cách bật xi nhan trái để xin đường là đúng và cần thiết. Ngoài việc báo cho xe trước biết xe mình xin vượt trái, ta vẫn phải tiếp tục để xi nhan trái ít nhất một đoạn dài sau khi vượt và khi xe của mình đã ở về vị trí phần đường của mình....việc để xi nhan lâu hơn có tác dụng nhằm báo với xe đang chạy đối diện biết xe của ta đang chiếm đường của họ và xin phép họ nhường đường....

- Gần đây trong một câu hỏi về việc xử dụng cả 4 xi nhan báo hiệu đi thẳng....phải khẳng định việc bật cả 4 xi nhan làm ký hiệu đi thẳng là sai - vì việc sử dụng ký hiệu tam giác để 4 xi nhan cùng nháy chỉ phục vụ cho việc:

+ Báo sự cố khi xe đang vận hành trên đường + Hoặc xe đã đỗ bên lề phải để sửa chữa - phòng trường hợp trời tối.

+ Báo sự cố (có tính tích cực như xe đi theo đoàn có xe dẫn đường - tất cả các xe bật ký hiệu này lên để cho mọi người đi đường biết là xe đi theo đoàn, nghiêm cấm các xe không có nhiệm vụ không được xen ngang vào trong đoàn xe này...)

Một số người lại cho rằng ký hiêu tam giác để bật 4 xi nhan là thiết bị của định vị là hoàn toàn sai... hoặc lại cho là thậm chí xe của cảnh sát khi đi qua ngã tư cũng bật cả 4 xi nhan ....thì mình cũng làm như vậy...thì lại càng sai. Tôi cam đoan không một xe nào của cảnh sát giao thông lại bật đèn kiểu ấy, ngoại trừ chiếc xe đó đang làm nhiệm vụ dẫn đoàn....

Tuy nhiên ở VN luật giao thông đường bộ đã có và tất cả các bác tài khi thi lấy bằng đều đã được sát hạch, nhưng thực tế đi ngoài đường và giao thông ở VN thi cái gì cũng có thể xảy ra....nên việc bật xi nhan trái hay bật cả 4 xi nhan để miễn là xe của ta đi được và không bị va quệt gây tai nạn thì ....ta cứ làm. Vì ta đang ở VN mà. là gì có ai bắt bẻ bạn đâu...Hì hì

lu mo
lu mo
Trả lời 13 năm trước

Điều 14, Luật giao thông đường bộ của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư Số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 đã quy định việc này. Để em copy nguyên điều này lên cho các bác đọc cho thuộc bài và cũng để em chứng minh là nói có sách nhé.

Điều 14. Vượt xe

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Lê Minh