Sóng điện thoại có thể gây ung thư, vô sinh đúng ko?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 13 năm trước

Những bằng chứng khoa học mới nhất về ảnh hưởng sóng điện từ của trạm phát sóng điện thoại di động trên cơ thể con người do các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu

Thêm một bằng chứng khoa học

Tại hội nghị quốc tế Việt Đức về Vật lý và Kỹ thuật lần thứ 11 vừa tổ chức tại Nha Trang đầu tháng 4 vừa qua, một báo cáo kết quả rất đáng chú ý mang tên “ Nghiên cứu điện tử học Y sinh Lượng tử về các Hiệu ứng của Bức xạ Điện từ Cao từ lên cấu trúc trung tâm của Protein sắt – lưu huỳnh đa chức năng của Tuyến thượng thận” do nhóm các nhà khoa học gồm GS. TSKH Nguyễn Văn Trị ( Trưởng phòng thí nghiệm cộng hưởng từ, Viện vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà nội), GS Lê Đức Tu ( Học viện quân y – GS Tu đã mất), GS Dương Xuân Đạm ( Bệnh viện quân đội 108) và các cộng sự thực hiện từ nhiều năm nay.

Các tác giả cho rằng, cơ chế và nguy cơ tiềm ẩn của các hiệu ứng phi nhiệt HF chỉ có thể làm sáng tỏ từ ngay trên bản chất lượng tử của tương tác giữa bức xạ điện từ HF với cơ thể sống. Bức xạ HF và cơ thể sống tuân theo những quy luật riêng của Vật lý lượng tử và Y sinh học hiện đại. Do đó, cần phải nghiên cứu bản chất và cơ chế điện tử phân tử của hiệu ứng.

Đối tượng đầu tiên được chọn là tuyến thượng thận ( AdG). Lý do, mô tuyến này có mặt trong mọi động vật có xương sống. Đó là một cơ quan nội tiết phức tạp sản xuất ra nhiều hormone cơ bản giúp điều chỉnh trao đổi chất, huyết áp, viêm sưng, hệ thần kinh giao cảm. AdG cũng sản xuất cả những hormone sinh dục. Cơ thể chỉ có thể sống và hoạt động tốt khi AdG bình thường. Như vậy, các hiệu ứng lên AdG sẽ có ảnh hưởng mạnh đến nhiều cơ quan khác của cơ thể. Các thí nghiệm được tiến hành trên những con thỏ nuôi, tiêu chuẩn chịu bức xạ nhỏ hơn rất xa giới hạn hướng dẫn của ICNIRP ( ICNIRP là từ viết tắt của Uỷ ban quốc tế về An toàn bức xạ không ion hoá). Những biểu hiện bệnh lý bên ngoài của thỏ chịu HF như run rẩy, tìm cách tránh bức xạ, dựng lông, mệt mỏi, đến nằm la liệt theo thời gian 30,45, 60, 75, 90 phút chịu HF…

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhiều chức năng vốn có của AdG không thực hiện được. Như vậy, nguy cơ các bức xạ HF dù yếu vẫn có thể triệt phá các hoạt động chức năng rất quan trọng của AdG đã được làm rõ. Điều này giải thích tại sao, các liều HF yếu, nằm rất xa dưới giới hạn hướng dẫn của ICNIRP vẫn gây ra nguy cơ lớn đối với cơ thể. Khi chịu tác dụng đồng thời của nhiều luồng HF từ nhiều BTS, hay của nhiều máy điện thoại di động cũng hoạt động trên đường phố, trên nhà ga, bến tàu, hay trong hội trường đông người cũng có mức nguy hiểm hiệu dụng rất cao như lý giải ở trên.

Không nên đeo điện thoại ở thắt lưng, để trong túi quần

Khuyến cáo của các nhà khoa học là không nên đeo điện thoại ở thắt lưng ( vùng có tuyến thận). Không để điện thoại trong túi quần ( một đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ ở Bệnh viện 103 đoạt giải thưởng sáng tạo KHCN dành cho Thanh thiếu niên 2005 đã khẳng định, sóng từ điện thoại di động có ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng). Không nghe điện thoại quá lâu ( trên 2 tiếng)… Để tránh ảnh hưởng của sóng cao tần, nhiều giải pháp được đưa ra như sử dụng cột phá sóng, lồng Paraday ( một dạng lồng sắt chụp lên toàn bộ ngôi nhà, đồ vật cần cách ly.)…Tuy nhiên, GS Trị cho rằng, đây là giải pháp không khả thi bởi lẽ, dịch vụ di động đang và sẽ trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Cách tốt nhất là chúng ta nên hiểu rõ về loại sóng này để chung sống hoà bình với chúng. Lời khuyên của GS Trị là sử dụng hạn chế điện thoại di động, nên để điện thoại ở túi xách, khi cần nghe, gọi mới đem ra, không nghe quá lâu…Song, có một điểm mà GS Trị nhấn mạnh, cần có quy định cụ thể về nơi đặt trạm BTS: Khoảng cách giữa trạm, độ cao…Không thể đặt quá nhiều trạm trong một khu dân cư vì điều này đồng nghĩa với việc người dân ở đó sẽ phải chịu nhiều lần tần sóng cao tần, tăng mức độ tác động lên rất nhiều. Ở các nước phát triển, các trạm BTS hầu như không được đặt ở khu đông dân cư, hoặc nếu có thì độ cao sẽ rất lớn.