Hàng "fake", lúc nào nên dùng?

tun cua di
tun cua di
Trả lời 14 năm trước

Với ưu điểm giá mềm và giống y như thật, hàng fake (hàng nhái) ngày càng hút khách vì đánh trúng tâm lý thích dùng hàng xịn nhưng... giá phải rẻ của nhiều người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hàng fake cũng có năm bảy loại, từ hàng cao cấp đến hàng trôi nổi, từ hàng Âu, Mỹ, Hong Kong đến fake Tàu.

Kinh nghiệm của những người mê hàng fake cho thấy,cần phải tỉnh táo để chọn hàng fake hợp lý. Một trong những sản phẩm mà các chị em tìm đến hàng fake nhiều nhất phải kể đến túi xách, dây lưng, ví da nhái của các thương hiệu nổi tiếng như Louis Vuitton, Channel, Gucci, Hermes…

Nhiều mặt hàng nên dùng đồ fake

Theo Hoàng, có nickname YM là LEboutique_hn, một chủ buôn hàng fake túi xách có tiếng trên trang Enbac.com và có một cửa hàng khá nổi tiếng trên phố Hàng Bông, Hà Nội, hàng nhái cũng được phân theo nhiều cấp độ, trong đó fake 1 (hay A1) là hàng nhái “xịn” nhất. Tuy nhiên, ngay cả hàng fake 1 cũng có nhiều loại và việc phân biệt đâu là fake 1 chuẩn không phải ai cũng biết.

Hoàng nêu ví dụ, đôi khi một chiếc túi xách fake trông rất xịn nhưng chỉ cần nhìn vào cách lót hay mẫu lót là biết nó có đúng chuẩn với hàng aulentic (hàng hiệu xịn) hay không. Chẳng hạn với túi xách Alma Venis của Louis Vuitton, một số chị em cứ nghĩ lót da lộn mới là xịn, nhưng túi thật của dòng này cũng chỉ lót vải thôi. Hàng replica (hàng nhái, hay fake) thật sự cao cấp phải cần đúng chuẩn như hàng authentic. Vì thế, khi chị em muốn mua hàng fake thì phải từng tận mắt nhìn thấy hàng thật rồi, để so sánh.

"Hiện với các dòng sản phẩm túi xách của Louis Vuitton, chị em ở Hà Nội có thể lên địa điểm phân phối chính hãng ở 15 Ngô Quyền để xem các mẫu hàng thật", Hoàng khuyên.

Hoàng cho biết thêm, hiện trên các trang mua bán, rao vặt trên mạng, hầu như ai bán hàng fake cũng rao là hàng fake 1, ai bán hàng fake 1 cũng nhận là mình bán hàng chuẩn nhất, giá rẻ nhất. Tuy nhiên, không phải người bán hàng fake nào cũng yêu và say mê tìm hiễu kỹ càng về từng nhãn hiệu, từng dòng hàng, từng chất liệu, đường may thế nào cho đúng, chuẩn với hàng authentic.

Hơn nữa, “tiền nào của đấy”, bản thân người người đi mua hàng cũng cần phải quan niệm rằng chất lượng đi đôi với giá cả. Không thể muốn mua hàng đẹp nhất, chuẩn nhất mà giá lại rẻ như các loại bình thường được.

Hàng fake ngày càng đa dạng và giống y hàng hiệu

Còn Tr., chủ một shop phụ kiện thời trang fake trên phố Hàng Cân, Hà Nội,cho biết, khách hàng khi mua túi xách hay phụ kiện thời trang fake thường hay vào một số website về hàng fake (replica) nổi tiếng như high-replica.com hay bags-replica.com để xem mẫu mã, chi tiết.

“Tuy nhiên, nhiều sản phẩm trên các trang này cũng chưa thực sự là hàng fake chuẩn nhất, vì chất liệu đa số vẫn là của Trung Quốc. Còn với những hàng fake "1 đọ 1", chất liệu da, khoá móc, lót đều được nhập từ Italy, không khác gì hàng thật”, Tr. Nói.

Tại các xưởng sản xuất hàng fake xịn ở các nước, mỗi mẫu túi trước khi làm đều phải mua một túi hàng hiệu thật tại Hong Kong hoặc Pháp để xem mẫu. Nhiều khi nhà xưởng còn phải phá chiếc túi thật trị giá hàng nghìn USD ra, để xem may hoặc lắp ráp thế nào, chứ không phải cứ nhìn thấy mẫu mà bắt chước được.

Tại Việt Nam, hàng fake đang được đông đảongười dùng, từ người có thu nhập bình dân đến khá giả, kể cả người nổi tiếng, từ giới teen cho đến trung tuổi.

Theo Tr. và đa số “thượng đế” có thói quen dùng hàng fake, với những mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách và phụ kiện thời trang khác, vẫn nên chọn giải pháp xài hàng hiệu fake nếu thu nhập không quá cao. Vấn đề là chọn hàng thế nào để không mua phải đồ “rởm”.

Tr. cho biết, hàng fake 1A, 2A, 3A đang được bán phổ biến trên thị trường và hút khách nhất vì chất lượng, giá thành chấp nhận được, lại có đầy đủ mẫu mã. Còn với hàng fake xịn thì không phải mẫu nào cũng có, ngay cả những người đi lấy hàng trực tiếp cũng không phải cứ sang nước ngoài là mua được, mà thường phải đặt làm riêng vì chất liệu đa số nhập khẩu nên không thể sản xuất hàng loạt.

Những trường hợp nên "cạch"

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mặt hàng được dân nghiền hàng fake khuyênnên tránh xađồ nhái nhưnước hoa hayhàng công nghệ như điện thoại, laptop... Theo T., chủ thuê bao 090431xxxx, một khách mua hàng trên mạng, nước hoa hàng fake mùi thường nồng hơn hàng thật và hương thơm không giữ được lâu.Nắp chai fake cũng khó xịt hơn, hay bị rít và nhanh hỏng.

Để phân biệt được hàng thật với hàng fake, nước hoa cũng như các mặt hàng cao cấp khác đều có code (mã), cần so sánh code ở đáy lọ nước hoa và code trên vỏ hộp xem có trùng nhau không.

Còn một “tín đồ” của nước hoa khác tên M., có nick yahoo Lavender… thì đưa ra lời khuyên, mua nước hoa ở trong nước rất khó chọn được hàng chính hiệu, nếu có người thân bên nước ngoài như ở Singapore thì nhờ xách tay về là tốt nhất.

Vì như thế sẽ có hàng mới, còn ở một số trung tâm thương mại lớn lượng tiêu thụ không nhiều nên có thể gặp hàng từ năm ngoái, hạn dùng khi mua về sẽ ngắn hơn. Hoặc nước hoa hàng hiệu có thể không phải hàng nhái, nhưng có khả năng là hàng sản xuất tại một nước thứ 3.

“Tôi chỉ mua nước hoa mỗi khi có dịp ra nước ngoài và mua tại sân bay nước ngoài. Ở đó thường có hàng hiệu duty free (miễn thuế) nên giá mềm hơn. Chưa bao giờ tôi mạo hiểm bỏ ra vài nghìn USD để mua nước hoa hàng hiệu ở trong nước”, M. nói.

Với mặt hàng công nghệ, ngay cả chủ buôn hàng fake trên mạng có nickname Kaching… cũng khuyên không nên dùng hàng fake cho những mặt hàng có giá trị lớn như laptop. Còn điện thoại thì vẫn có thể dùng, với những bạn khả năng tài chính eo hẹp nhưng lại mê mẩn hàng “khủng”.

Theo Kaching…, thậm chí dùng hàng công nghệ fake, các “thượng đế” còn đón trước được công nghệ. Chẳng hạn hồi tháng cuối tháng 1, chiếc điện thoại Nokia 8900 cao cấp chính hãng mới chỉ có tại Anh và Pháp, tại Việt Nam chưa có chính hãng nhưng đã xuất hiện Nokia 8900 fake giống y như đúc.

“Trên thực tế, một chiếc điện thoại fake có kiểu dáng giống hàng xịn 100%, chỉ nhìn lướt qua sẽ khó phân biệt thật giả. Tuy nhiên, đa phần các máy này đều không có hệ điều hành, không thể mở rộng và cài đặt thêm ứng dụng. Các chức năng trên hàng fake tuy có hỗ trợ đầy đủ nhưng chất lượng kém.

Tuy nhiên, thực tế người tiêu dùng Việt Nam, ngay cả khi dùng iPhone xịn cũng hầu như không sử dụng hết chức năng của nó, mà chủ yếu nghe gọi, lướt web và nghe nhạc. Trong khi những tính năng này thì hàng nhái bao giờ cũng đáp ứng khá tốt. Thế nên nếumột chiếc iPhone xịn có giá cả nghìn USD, mà hàng fake giá chỉ 1,5- 2 triệu đồng, thì vẫn hấp dẫn với giới trẻ mê hàng hiệu.

Hiện nay, trên một số trang mua bán online xuất hiện tình trạng những thành viên xấu lợi dụng phản hồi (comment) hỏi mua hàng của chủ topic (chủ từng gian hàng), đọc thông tin rồi chủ động liên lạc với người mua hàng, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của họ. Vì vậy, nhiều chủ hàng buôn bán nghiêm túc, sau mỗi topic rao hàng thường đề dòng chữ lưu ý tới khách hàng là “chỉ nên giao dịch qua những thông tin liên lạc (số ĐT, số tài khoản, chủ tài khoản…) mà chúng tôi để lại trong nội dung bài đăng”.

Trang Enbac cũng vừa mới thông báo về việc nhiều thành viên phản ánh bị lừa đảo khi giao dịch với đối tượng xưng tên là Lê Thị Kim Dung và Đoàn Anh Đức. Ban quản trị Enbac đã gom toàn bộ chứng cứ, thông tin liên quan của các đối tượng trên và chuyển sang bên cơ quan chức năng để xử lý.

Hai đối tượng trên đã sử dụng các tài khoản sau để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng:

- TK: 0551000040915 mang tên chủ tài khoản là Lê Thị Kim Dung, mở tại Ngân hàng Ngoại thương.

- TK: 0103938688 mang tên chủ tài khoản là Đoàn Anh Đức, tài khoản được lập tại Ngân hàng Đông Á.