tun cua di
Trả lời 14 năm trước
Trước việc tăng lưu lượng ADSL đột biến không rõ nguyên nhân, bạn đọc Đông Nhựt (091379xxxx) chia sẻ những kinh nghiệm về việc phát sinh cước ngoài ý muốn.
[b]Người dùng vô tình làm tăng cước[/b]
Trong thực tế sử dụng, việc lưu lượng ADSL tăng vọt có thể xuất phát từ chính người dùng khi bất cẩn trong sử dụng và không kiểm soát được việc người nhà truy cập Internet. Trước khi khiếu nại đến nhà cung cấp dịch vụ, người dùng cần kiểm tra lại các tình huống sau:
Chế độ tự động update: Khi không tắt modem và máy tính, windows tự động download bản sửa lỗi dẫn đến việc phát sinh cước không mong đợi. Một số phần mềm khác cũng có tính năng tương tự. Chương trình chống virus có chức năng tự động download bản cập nhật dưới chế độ nền (ẩn). Ngoài ra, đa số các trang web đều có chức năng tự động làm mới (refresh) theo định kỳ nên nếu không đọc mà vẫn mở trang, lưu lượng vẫn tăng lên.
Chơi game online "ngốn" khá nhiều tiền cước internet. Ảnh minh họa: HM
Máy tính bị nhiễm virus, spyware, mã độc… sẽ tự động gửi dữ liệu đi dưới chế độ ẩn khiến người dùng không kiểm soát được. Một số loại virus ăn vào các chương trình yahoo chat, hoặc google talk/MNS, Skype… sẽ định kì gửi dữ liệu đến toàn bộ danh sách chat mỗi khi người dùng đăng nhập vào các chương trình này. Virus W32.SafeSys (xuất phát từ Trung Quốc) có khả năng xuyên thủng Deepfreeze đánh cắp dữ liệu trong máy gửi đi làm tăng lưu lượng bye out.
Khi xem phim hay nghe nhạc online (trực tuyến) hoặc khi đọc báo có nhúng các đoạn video clip, các đoạn flash, các đoạn phim và nhạc trên web đã được tải về máy và nằm trong thư mục tạm của Windows.
Sử dụng Camera trong khi chat hoặc quản lý cũng làm tăng đáng kể lưu lượng vì dữ liệu video có dung lượng rất lớn.
Khi sử dụng ADSL Router Wireless nhưng không bật chức năng bảo mật, các nhà xung quanh sẽ bắt được sóng của Wireless đó để sử dụng mà không phải trả tiền.
Chơi game online sẽ phát sinh cước, cước tăng hoặc giảm tùy theo mức độ chơi ít hay nhiều.
Đối với hộ gia đình, phát sinh cước còn xảy ra khi các thành viên khác như: con, cháu, người thân ... truy cập internet khi người lớn, chủ nhà không có nhà. (đã xảy ra nhiều trong thực tế).
Theo anh Nhựt, với dịch vụ ADSL của VNPT thì về mặt bảo mật: tên truy nhập và mật mã đã được thiết lập cố định (Fix) trên chính đường dây điện thoại đó. Cho dù cố tình lấy username và password của mình đem qua đường dây khác để sử dụng cũng không được. (Tùy ISP khác nhau sẽ có cách bảo mật khác nhau). Chỉ phát sinh cước trong trường hợp duy nhất khi đường dây bị câu trộm đồng thời người câu trộm cũng biết username và password của khách hàng này.
Tuy nhiên, theo chị H, một người làm trong VNPT nhiều năm, một kĩ thuật viên chỉ cần biết account, cổng port và số IP thì có thể ngồi bất cứ đâu cũng có thể truy cập bằng tài khoản của khách hàng. Nếu có trường hợp này, khi ISP kiểm tra cũng rất khó phát hiện.
[b]Tránh phát sinh cước ngoài ý muốn
[/b]
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng máy cá nhân. Trong gia đình, phải đảm bảo kiểm soát được việc truy cập internet, chơi game của con, cháu người thân ...
Cảnh giác với phần mềm chưa rõ hoặc không hiểu nội dung thông báo. Trong khi sử dụng, các chương trình máy tính mới đặc biệt là các chương trình truyền số liệu, tạo kết nối Internet. Nếu không cần thiết người dùng nên tắt modem hoặc rút đường dây điện thoại ra khỏi modem để tránh việc tự động download.
Khi không sử dụng thì nên tắt điện máy tính, tắt luôn điện modem, tránh máy tính tự động download / upload làm phát sinh cước . Nếu đang trong mùa mưa, tắt điện còn giảm được nguy cơ bị sét đánh hư modem, hư card mạng máy tính.
Bắt buộc cài chương trình chống virus trên máy tính và phải được cập nhật thường xuyên.
Khi nghi ngờ đường dây bị câu trộm phải báo ngay cho nhà mạng để cho nhân viên kiểm tra.
Nên thay đổi password thường xuyên và giữ cẩn thận không để lộ password. Tùy theo mỗi ISP khác nhau sẽ có web đổi password khác nhau.
Chưa nên sử dụng ADSL Router Wireless khi chưa thật sự rành về nó, trước khi sử dụng nên nhờ ai đó rành về Wireless tư vấn. Bản thân Router có thể bị lỗi do nhà sản xuất dẫn đến bị hack và bị người khác sử dụng “chùa”.
Những vấn đề nào không rõ nên gọi cho nhà cung cấp dịch vụ để được tư vấn.
Ngoài ra để quản lý lưu lượng sử dụng, quý khách có thể download phần mềm quản lý Networx miễn phí. Phần mềm sẽ giúp bạn đo tổng dung lượng sử dụng trong tháng, dùng con số này so sánh với giấy thông báo cước của ISP để biết kết quả. Cần lưu ý chỉnh chế độ khởi động cùng với Windows, nếu thoát phần mềm thì kết quả sẽ không chính xác và mỗi khi cài lại Windows thì cũng phải cài lại phần mềm này.
Theo chị H, việc kiểm tra lại các nguyên nhân khiến lưu lượng tăng vọt từ phía người dùng là cần thiết. Nếu loại trừ tất cả các khả năng trên mà vẫn thấy bị tính cước vô lý thì khiếu nại lên các ISP. Người dùng nên tự bảo vệ quyền lợi của mình trước khi khiếu nại và lên tiếng khi quyền lợi bị xâm phạm.