Các doanh nghiệp cần làm gì để tạo dựng thương hiệu của mình trước những người tiêu dùng thông thái này?

nbbnbmn
nbbnbmn
Trả lời 13 năm trước

Nếu kỷ nguyên kỹ thuật số giúp nâng cao cuộc sống con người thì đó cũng là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp, bởi chỉ cần một cú “click”, người tiêu dùng có thể tìm được bất kỳ sản phẩm nào, tiêu chuẩn ra sao, giá cả bao nhiêu… Vì thế tạo dựng được sản phẩm và dịch vụ chỉ mới là một nửa đoạn đường và nửa đoạn đường chông gai hơn còn lại là làm thế nào người tiêu dùng mua và sử dụng lâu dài sản phẩm và dịch vụ đó.

Hơn thế nữa, sự suy thoái kinh tế hiện nay cũng thay đổi thói quen tiêu dùng. Họ cân nhắc nhiều hơn và đặc biệt các giá trị được người tiêu dùng quan tâm là tính tiết kiệm, độ bền, độ tin cậy, độ an toàn, tính cộng đồng và lạc quan. Chị Trần Thanh Nhã, Kế toán trưởng công ty phát hành cho biết: “Mua bất kỳ sản phẩm nào tôi luôn coi chất lượng là hàng đầu, kế đến là giá và tôi cũng thường hỏi xem có nhiều người sử dụng loại đó không, có lẽ nhiều người chọn thì chất lượng và giá cũng khiến mình an tâm khi có quá nhiều sản phẩm để chọn”.

Bảo vệ người tiêu dùng  Cơ hội của doanh nghiệp, Thị trường - Tiêu dùng,

Chất lượng đảm bảo – đó là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để khách hàng chọn mua sản phẩm.

Có lẽ trong thời gian gần đây, hàng loạt những chấn động về sản phẩm chứa độc tố ảnh hưởng nặng đến sức khỏe khiến người tiêu dùng quan ngại. Những thiệt thòi mà họ gánh chịu tuy đã có luật, có Ngày Quyền Người tiêu dùng Thế giới 15/3 nhưng thử hỏi có bao nhiêu vụ khiếu kiện được giải quyết thỏa đáng? Có bao nhiêu doanh nghiệp cam kết bảo vệ người tiêu dùng bằng chính sản phẩm đúng chất lượng? Trích lời bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM phát biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Quyền Người tiêu dùng Thế giới 15/3: “Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng sẽ giúp nâng cao uy tín của những doanh nghiệp làm ăn chân chính và thu hút thêm người tiêu dùng đến với họ”.

Mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp là thu hút và giữ khách hàng lại, bằng cách nào đó tạo ra lợi nhuận kinh tế, cải thiện viễn cảnh tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp và làm tăng giá trị cổ đông. Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng cần phải hiểu rõ khách hàng và vì quyền lợi của họ trước khi nghĩ đến lợi nhuận. Đồng hành cùng với Cục quản lý cạnh tranh, Cục quản lý thị trường và UBND các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ…trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội người tiêu dùng”, bà Nguyễn Thị Thu Phương, Tổng giám đốc của cty XNK Nam Dương, chia sẻ quan điểm kinh doanh dựa trên trách nhiệm doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng: “Là đơn vị cung cấp sữa cao cấp XO và I am Mother (Hàn Quốc) tại Việt Nam, chúng tôi luôn đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên trên thông qua chất lượng và chương trình chăm sóc khách hàng để lắng nghe sự phản hồi về sản phẩm, các chương trình hậu mãi… vì chúng tôi hiểu, sữa là nguồn thực phẩm quan trọng cho sự phát triển sức khỏe, thể chất của trẻ và các bà mẹ và doanh nghiệp phải có trách nhiệm đặc biệt với sức khỏe của con người. Hơn nữa, nếu biết thực thi đúng luật bảo vệ người tiêu dùng thì luật không chỉ giúp người tiêu dùng phát giác và tự bảo vệ mình khỏi doanh nghiệp làm ăn gian dối mà còn bảo vệ quyền lợi của chính doanh nghiệp, trên cơ sở lợi ích kinh doanh lâu dài”.

Bảo vệ người tiêu dùng  Cơ hội của doanh nghiệp, Thị trường - Tiêu dùng,

Chương trình Ngày hội Người tiêu dùng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách mời tham dự…

Chiến lược kinh doanh vì người tiêu dùng có thể sẽ phải chia sẻ bớt một chút lợi nhuận nhưng cũng là một cơ hội để nhãn hàng và doanh nghiệp song hành cùng khách hàng lâu dài, hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững, hiệu quả và cấp tiến.