Sắp tăng phí kinh doanh xăng dầu, giá lại lên từ tháng 5/2011 rồi rồi cả ạ?

Ngày 5/5, đại diện Bộ Tài chính cho biết,  dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 234/2009/TT-BTC đang được đưa ra lấy ý kiến. Điểm đáng chú ý trong dự thảo này là việc có đề xuất tăng chi phí bán lẻ xăng dầu bình quân từ 600 lên 860 đồng/lít và chi phí bán buôn từ 400 lên 500 đồng/lít.

Theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), chi phí kinh doanh xăng, dầu hiện ở mức 600 đồng và 400 đồng/lít. Mức này được thực hiện từ đầu năm 2009 và là mức được xây dựng dựa trên căn cứ vào thực tế sản xuất kinh doanh của năm 2008.

Đến nay, nhiều yếu tố cấu thành chi phí này đã thay đổi. “Qua tổng hợp, phân tích báo cáo quyết toán về chi phí lưu thông của các DN kinh doanh xăng dầu giữa năm 2010 thì mức tăng còn cao hơn dự kiến. Nhưng chúng tôi đã cân nhắc và tạm lấy mức trung bình tiên tiến của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối, nên mới có mức chi phí như trên” - bà Nguyễn Lệ Trung - Trưởng phòng Giá hàng tư liệu sản xuất (Cục Quản lý giá) nói.

Theo tính toán của phòng giá hàng tư liệu sản xuất, chi phí lưu thông hiện chiếm khoảng 3% trong giá xăng, dầu cơ sở (giá cơ sở để quyết định giá xăng, dầu thị trường). Nếu giá cơ sở cao hơn giá bán hiện hành thì mới điều chỉnh giá xăng, dầu.

Một lãnh đạo của Bộ Tài chính cho hay, chi phí đầu vào liên quan đến thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí xăng dầu và thuế nhập khẩu cũng khó có thể giảm hơn được, vì mức hiện nay của Việt Nam đang thấp hơn các nước trong khu vực rất nhiều.

Trong đợt điều chỉnh giá xăng dầu hồi cuối tháng 3/2011, Bộ Tài chính cũng giải thích rõ Quỹ bình ổn đã hết và thuế nhập khẩu xăng dầu hiện đã về 0%. Do đó, nếu có tác động làm tăng giá đầu vào thì hoặc là DN kinh doanh xăng dầu phải chịu lỗ, hoặc phải điều chỉnh giá bán.

Trước lo ngại của nhiều người về việc giá làm tăng chi phí, chi phí quay lại đẩy giá lên cao hơn, bà Trung cho rằng “nếu mức dự kiến trên được ban hành thì phải được giữ ổn định ở một thời gian nhất định, không nhất thiết giá xăng dầu tăng là chi phí lưu thông tăng ngay. Nhà nước khống chế chi phí này, DN không thể muốn tăng là tăng”. Cục Quản lý giá cho biết, việc quy định chi phí lưu thông tối đa 600 đồng/lít là mức chung, phổ biến nhưng hiện nay chi phí thực tế của DN thực tế đều đã vượt mức này.

Hiện mức 600 đồng/lít vẫn được duy trì để khuyến khích DN tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhưng theo vị đại diện Cục Quản lý giá, tiết giảm phải hợp lý, tức là có những yếu tố biến động bất khả kháng ngoài tầm khống chế của DN thì phải cho DN điều chỉnh, chứ không phải tiết giảm là cào bằng hết; có vậy mới đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường. Ví dụ, giá thế giới tăng, lãi suất, tỉ giá tăng, điều chỉnh tiền lương...; còn những yếu tố DN tự kiểm soát được thì phải tiết giảm như tổ chức sản xuất hợp lý, chi phí quản lý, chi phí bán hàng” ...


gfhfghgg
gfhfghgg
Trả lời 13 năm trước

Để cân bằng tài chính thì phải tăng thu,giảm chi.Tăng thu nhập thì tùy vào năng lực và tài xoay sở của mỗi người.Giảm chi nói dễ mà làm rất khó.Mình sẽ nói về vài biện pháp cắt giảm chi tiêu hiệu quả,mà không làm bạn cảm thấy cuộc sống gò bó hay khó chịu.
Đầu tiên là các khoản chi thường xuyên,đương nhiên phải có dưới đây.
- Chi phí thông tin liên lạc,bao gồm Đt,net,đtdđ...Trước tiên phải thay đổi văn hóa sử dụng đtdđ.Đó là phương tiện thông tin,nên mọi cuộc gọi hay tin nhắn không mang yếu tố thông tin đều không cần thiết.Cuộc gọi nên ngắn gọn,chuyển tải đủ nội dung.Các vấn đề đòi hỏi thảo luận nghiêm túc nên hẹn gặp nhau trực tiếp,hoặc dùng đt bàn(120đ/p)sẽ kinh tế hơn.Dùng net cũng không nên quá lạm dụng,hạn chế tải phim nhạc trên mạng,vừa tốn kém mà chất lượng không cao,đừng xài trọn gói nếu nhu cầu không quá cần thiết.
- Chi phí tiền xăng là khoản đáng kể.Bạn nên cân nhắc kỹ vị trí nơi ở với nơi là việc hoặc đi học,qui ra giờ đi xe.Cự li di chuyển càng gần thì giờ đi xe càng giảm.Cứ mỗi giờ xe chạy tiêu hao 1lít xăng.Bạn giảm đươc 15phút chạy xe là giảm được 1/4L mỗi ngày.Tính theo năm là bạn giảm được 90l xăng.Và vì xe lưu thông ít đi,chi phí bảo trì cũng giảm đi tương ứng.
- Sử dụng điện hiệu quả.Bạn biết 1 cái modem máy tính tiêu hao 10w/g,mở cả ngày là 240w.Tính riêng cho nó 1 năm cũng mất gần 90kw.Router wifi tiêu thụ gấp đôi mức này.Vậy nếu lúc nào không xài,bạn nên tắt nó đi.Có những thiết bị nhỏ nhưng mở liên tục nên rất hao điện.Như máy bơm nuớc cho hồ cá mỗi tháng cũng tiêu hao 20kw/Tháng.Đèn bàn thờ 1 bóng cũng 15w.....
-Giảm bớt,hoặc kéo dãn thời gian thay đổi phương tiện sinh hoạt.Chẳng hạn khoảng 6t bạn thay đổi đt 1 lần,bây giờ kéo thành 1năm.Trang phục cũng vậy..
-Đừng ngại dùng đồ hộp,vì rõ ràng là ăn cơm tiệm đắt hơn nhiều.(vd một lon cá ngừ cho 2 người ăn có giá 4k5.Dĩ nhiên là bạn có thể chế biến lại cho hợp khẩu vị)
Bạn nào có sáng kiến nào thì đóng góp thêm.Chúc các bạn nhanh chóng cân đối được chi tiêu trong thời lạm phát.