Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 sẽ thế nào?

pq
pq
Trả lời 13 năm trước

Bộ Giáo dục và đào tạo đã chính thức công bố, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011 sẽ được tổ chức vào các ngày 02, 03 và 04 tháng 6 năm 2011 với 6 môn thi bắt buộc.

Đối với Giáo dục trung học phổ thông

Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Địa lí; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; thí sinh không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy-học thì được thi thay thế bằng môn Lịch sử (thi theo hình thức tự luận).

So với năm 2010 với 6 môn thi tốt nghiệp là Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa, Địa lý và Lịch sử, năm 2011 này có sự thay thế ở 2 môn : Hóa học và Lịch sử được thay bằng Vật Lý và Sinh học

Như vậy, trái với dự đoán của nhiều học sinh, môn Lịch sử đã không còn tiếp tục xuất hiện trong danh sách các môn thi. Trong những năm trước, rất nhiều thí sinh đã thật sự vất vả với môn Lịch sử. Tuy nhiên, môn thế chỗ Lịch sử là Sinh học cũng không phải là dễ nhằn.

Đề thi năm nay sẽ thế nào?

Bạn chớ vội lo, ngay từ cuối năm 2010, Bộ GD và ĐT đã ra văn bản hướng dẫn về thi Tốt nghiệp 2011 (bạn xem thêm tại đây), trong đó nhấn mạnh:

Đề thi TN THPT dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, dành khoảng 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức.


Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn, nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.

Đọc kỹ phần đề thi, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy: chỉ cần học chăm chỉ và không hổng kiến thức trong lớp 12 này, bạn đã vượt qua 50% ải thi tốt nghiệp tới đây rồi!

Cụ thể hơn về Công văn của Bộ GD và ĐT về kỳ thi TN THPT 2011, mời bạn xem thêm và download tại đây

Đối với Giáo dục thường xuyên

Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Địa lí; trong đó, các môn: Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Từ ngày mai, teen đang theo học lớp 12 hẳn sẽ cảm thấy yên lòng hơn trong việc ôn tập. Thế nhưng, Teen hãy nhớ vẫn chú ý học thật đều các môn nhé, vì trước mắt vẫn còn kỳ thi học kì 2.



Huyentrinh
Huyentrinh
Trả lời 13 năm trước

Thời điểm này, nhiều trường đang gấp rút cho học sinh ôn tập, thi thử để chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với mong muốn đạt được kết quả tốt, nhiều học sinh đã bị quá tải trong việc ôn thi nhưng thực chất vẫn thiếu những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết.

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 về cơ bản ổn định như năm 2010. Riêng đề thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 8255 ngày 7-12-2010 về việc thi tốt nghiệp THPT năm 2011 gửi các sở GD-ĐT. Trong đó nêu rõ đề thi bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Như vậy thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản ở mức thuộc bài có thể đạt điểm trung bình. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đạt yêu cầu cao hơn là thông hiểu và biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi trong đề thi. Số điểm dành cho yêu cầu này là 50%. Các trường khi ôn tập cho học sinh cần bám sát yêu cầu đề thi, tránh việc ôn tập lan man, nặng nề, gây quá tải cho thí sinh.

Từ năm 2009, đề thi các môn tự luận được ra theo hướng mở nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức và sáng tạo của học sinh, nhất là đề thi môn ngữ văn, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Đề thi năm 2011 tiếp tục phát huy theo hướng tích cực này. Những câu hỏi mở là cơ hội cho thí sinh có học lực tốt giành mức điểm khá, giỏi.

Với đề thi có hai phần (phần bắt buộc và phần tự chọn), thí sinh không bắt buộc phải chọn phần nằm trong chương trình đã học mà nên quyết định lựa chọn làm phần nào phù hợp với năng lực, sự hiểu biết của mình để có điểm bài làm cao hơn. Tôi lưu ý thí sinh cần cân nhắc lựa chọn làm phần nào trước, phần nào sau nhưng không nên mất quá nhiều thời gian cho việc cân nhắc này vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian làm bài. Ngoài ra, thí sinh không được làm cả hai phần tự chọn, nếu làm cả hai phần tự chọn là phạm quy, không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.

- Vào phòng thi, thí sinh cần lưu ý quy định trong quy chế thi về những vật dụng thí sinh được mang và không được mang vào phòng thi, đặc biệt lưu ý không được mang điện thoại di động trong người. Một số thí sinh để quên điện thoại di động trong người dù đã tắt máy nếu bị phát hiện đang trong giờ làm bài sẽ bị đình chỉ thi, bị phát hiện có tài liệu liên quan đến môn thi đang trong giờ làm bài vẫn bị đình chỉ thi dù đã sử dụng hay chưa sử dụng.

Quy chế thi cũng quy định trách nhiệm của thí sinh trong phòng thi, trong đó lưu ý khi làm bài tuyệt đối không được trao đổi, bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận trong phòng thi.

Bài thi tự luận phải viết rõ ràng bằng một loại mực, không viết tắt, viết ký hiệu khác thường.

Về bài thi trắc nghiệm: trong phòng thi thí sinh phải chú ý hướng dẫn của giám thị, các thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm ghi bằng bút mực; tô mã số báo danh, mã đề thi và trả lời câu hỏi thi bằng bút chì. Tô bút chì phải đậm và kín hết ô, không được tô hai phương án trả lời cho một câu hỏi. Khi thay đổi phương án trả lời phải tẩy sạch phương án cũ trước khi tô phương án mới.

TuvanAZ.vn
TuvanAZ.vn
Trả lời 13 năm trước

Bạn thân mến! Theo thông tin từ ban tuyển sinh năm 2011 thì đề thi tốt nghiệp THPT năm nay chủ yếu là chương trình học năn lớp 12. Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT phải thi 6 môn, trong đó có 3 môn thi bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ; 3 môn còn lại Bộ GD-ĐT sẽ công bố chậm nhất vào ngày 31.3.2011.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ đều thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 60 phút; các môn còn lại thi theo hình thức tự luận, trong đó môn Văn, Toán thời gian làm bài 120 phút; Sử, Địa 90 phút. Đề thi các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa đều có hai phần: phần chung (ra đề theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao); phần riêng (theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao) thí sinh được phép lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài. Đề thi môn Ngoại ngữ chỉ có một phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, môn Ngoại ngữ sẽ có 50 câu hỏi.

Theo quy định, kỳ thi tốt nghiệp THPT, đề thi các môn trắc nghiệm (trừ môn Ngoại ngữ) đều có phần chung (bắt buộc) từ câu 1-32; phần đề riêng (tự chọn) sẽ ghi rất rõ: học sinh chỉ được làm một trong hai phần đề riêng (A hoặc B). Phần A ra đề theo chương trình chuẩn (từ câu 33-40); phần B ra đề theo chương trình nâng cao (từ câu 41-48). Như vậy mỗi phần đề riêng gồm có 8 câu.

Bộ GD-ĐT nêu rõ: thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai phần tự chọn. Về điều này, chuyên gia của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đặc biệt lưu ý: dù làm hết hay chưa, làm đúng hay không, bài làm cả hai phần của phần riêng đều sẽ không được chấm, chỉ được chấm phần đề chung. Bài làm không được chấm phần riêng thì không đạt được điểm cao.

Quy định về đề thi, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh tới việc kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học. Bằng chứng là Bộ GD-ĐT sẽ dành khoảng 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức.

Theo quy định chung, đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT phải đạt các yêu cầu như: nội dung đề thi nằm trong chương trình trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12; đề thi phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính sư phạm; phân loại được trình độ của người học; phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi; nếu đề thi tự luận gồm nhiều câu hỏi thì phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi vào đề thi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm đều được quy về thang điểm 10...

Để có những thông tin mới nhất, chính xác nhất về kỳ thi tuyển sinh Đại học - Cao đẳng và tốt nghiệp PTTH năm 2011, bạn vui lòng kết nối 1900 6669, các chuyên gia sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn.

Đặc biệt các em học sinh ngay sau khi nhận được số báo danh đã có thể nhắn tin chờ kết quả điểm thi/điểm chuẩn. Tổng đài tin nhắn sẽ tự động trả kết quả điểm thi/điểm chuẩn lại cho các em ngay khi có kết quả. Nếu các em nhắn tin vào thời điểm đã có kết quả thì các em sẽ nhận được kết quả ngay. Cú pháp tin nhắn tra cứu kết quả điểm thi như sau:

Kỳ thi Tốt nghiệp PTTH

  • Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin: DTN SBD Mã tỉnh gửi tới 8749
  • Tra cứu đáp án, soạn tin: DAN Môn thi Mã đề gửi tới 8749

Kỳ thi Đại học – Cao đẳng

  • Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin: DTH SBD gửi tới 8749
  • Tra cứu điểm chuẩn, soạn tin: DCH Mã trường Mã ngành gửi tới 8749
  • Tra cứu đáp án, soạn tin: DAH Khối thi Môn thi Mã đề gửi tới 8749

Kỳ thi Vào 10

  • Chờ/tra cứu kết quả điểm thi, soạn tin: DTM SBD Mã tỉnh gửi tới 8749
  • Tra cứu điểm chuẩn, soạn tin: DCM Mã trường Mã tỉnh gửi tới 8749
  • Tra cứu đáp án, soạn tin: DAM Môn thi Mã tỉnh gửi tới 8749

Nếu cần trợ giúp thêm các em cùng phụ huynh có thể gọi tới tổng đài 1900 6669.

Chúc các em một mùa thi thắng lợi !


Tổng đài tư vấn tuyển sinh 1900 6669,Chương trình hợp tác cùng phòng nhà trường VTV2.

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 13 năm trước

Đề thi tốt nghiệp THPT không phải là quá khó đối với thí sinh. Tuy nhiên sự thiếu cẩn thận và nóng vội sẽ khiến thí sinh mắc những sai lầm đáng tiếc. Chính vì thế việc nắm rõ những quy định, loại trừ những rủi ro là điều cần thiết.

Cẩn trọng khi đọc đề

Đề thi tốt nghiệp THPT chủ yếu bám sát chương trình sách giáo khoa, không lắt léo đánh đố thí sinh. Bên cạnh đó, một số câu hỏi để phân loại thí sinh không phải là quá khó. Tuy nhiên có nhữngthí sinhdo có tâm lý đề thi tốt nghiệp THPT dễ nên khi nhận đề thường đọc lướt và ít khi gạch chân phần trọng tâm của đề. Chính vì thế khi bắt được từ quen thuộc thí sinhthường bắt tay vào giải ngay. Hậu quả của sự thiếu thận trọng này là làm lệch đề dẫn đến mất điểm một cách đáng tiếc. Chẳng hạn có năm đề thi ra về tác phẩm Vợ chồng A Phủ nhưng có thí sinh lại đi phân tích tác phẩm...Vợ nhặt.

Lê Kiều Trang, một học sinh đang học lớp 12 ở Hà Nội, chia sẻ: “Tâm lý vào phòng thi rất quan trọng. Cảm giác hồi hộp nhất đó chính là thời khắc nhận đề, nếu không bình tĩnh dễ dẫn đến đọc thiếu câu hỏi. Bên cạnh đó đối với các môn xã hội thì tâm lý học tủ là điều tất yếu nên nhiều bạn thường hay có trạng thái bắt tay vào làm ngay khi đọc thấy những từ quen thuộc. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm lệch đề”.

Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, ngoài môn Ngữ văn còn có sự xuất hiện của môn Địa Lý, Sinh học. Đây là những môn thi mà theo đánh giá của các thầy cô thí sinh thường hay mắc lỗi khi đọc đề. Theo lời khuyên của những nhà giáo lâu năm thì để hạn chế lỗi này, ngoài yếu tố ổn định tâm lý, thí sinh cần cẩn trọng đọc đề ít nhất 2 lần. Lần đầu tiên đọc lướt để đánh dấu những phần câu hỏi có thể làm nhanh để triển khai trước. Kế tiếp đọc lại câu hỏi gạch chân những phần trọng điểm, những yêu cầu của đề…

Loại trừ sai sót với môn thi trắc nghiệm

Kì thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn thi theo hình thức đề thi trắc nghiệm. Mặc dù Bộ GD-ĐT đã khuyến cáo, nhắc nhở rất nhiều lần nhưng tình trạng mắc lỗi môn thi trắc nghiệm của thí sinh vẫn khá phổ biến. Hầu hết các lỗi đó là tô số báo danh sai, ghi mã đề sai, làm cả hai phần tự chọn.

Theo lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng- Bộ GD-ĐT, ngoài lỗi làm cả hai phần tự chọn thì thí sinh đành phải chấp nhận chỉ được chấm điểm phần chung, còn phần riêng sẽ không có điểm thì các lỗi còn lại hoàn toàn có thể kiểm rò lại được khi thí sinh làm đơn xin phúc khảo bài thi.

Tuy nhiên cái khó của vấn đề này là ở chỗ, không phải thí sinh nào cũng có thể làm đơn xin phúc khảo khi phát hiện ra những sai sót trên bởi lẽ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2011, mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở lên.

“Thí sinh cần tập cách tô đậm các ô trả lời bằng bút chì, tô làm sao cho đủ độ đậm, vừa kín vòng tròn thật nhanh. Ngoài ra, cũng cần cẩn thận khi xóa tẩy các phương án trả lời sai, tẩy sạch mà không làm rách giấy. Khi tô, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chân hoặc chỉ dùng ký hiệu đánh dấu. Khi làm đến câu trắc nghiệm nào thì thí sinh tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu, ứng với câu trắc nghiệm đó. Không nên làm trên giấy nháp trước rồi mới tô sau, vì cách làm này sẽ khiến thí sinh dễ tô nhầm đáp án” - lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng khuyến cáo.

Đừng chủ quan với quy chế thi

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, không chỉ các quy định về vật dụng được phép mang vào phòng thi mà ngay cả khi làm bài thi nếu không để ý thí sinh có thể mắc lỗi bị đình chỉ hoặc hủy kết quả bài thi. Thực tế qua các kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh vẫn có tâm lý mang tài liệu vào phòng thi để đề phòng bất chắc. Các em cứ nghĩ không sử dụng thì chắc chẳng sao. Chính vì thế trước khi vào phòng thi thí sinh cần phải nắm rõ quy chế.

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT thì những trường hợp bị đình chỉ, hủy kết quả bài thi bao gồm: Mang vào phòng thi tài liệu và các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi trong thời gian từ lúc bắt đầu phát đề thi đến hết giờ làm bài (đã hoặc chưa sử dụng); Sử dụng tài liệu liên quan đến việc làm bài thi và các phương tiện thu phát thông tin dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trong và ngoài phòng thi; Nhận bài giải sẵn của người khác (đã hoặc chưa sử dụng); Chuyển giấy nháp cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp của thí sinh khác; Cố tình không nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc làm bài giống nhau (do chép bài của nhau) bị giám khảo phát hiện.

Bên cạnh đó, thí sinh chỉ được phép mang vào phòng thi các vật dụng liên quan đến việc làm bài thi. Cụ thể, bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam (đối với môn thi Địa lí) do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Những lưu ý làm bài thi tốt nghiệp THPT

Đọc kỹ đề 1 lượt, câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Nếu câu quá khó với mình nên bỏ qua để tập trung vào những câu đã làm được tránh bị mất điểm “oan”

Tâm trạng của các thí sinh trước mỗi kỳ thi luôn muốn tìm hiểu xem làm sao để mình có thể làm bài đạt điểm tối đa khả năng của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm làm bài để thí sinh tham khảo và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT2011 sắp diễn ra.

Không sợ “vênh”

Năm nay, đề thi tốt nghiệp tiếp tục được ra theo hướng “mở”, có nghĩa là 50% điểm số của mỗi đề thi sẽ dành cho những câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Chính vì “mở” nên không ít thí sinh lo lắng sẽ xảy ra tình trạng “vênh” điểm khi chấm, gây thiệt thòi cho thí sinh

Tuy nhiên, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định thí sinh hoàn toàn yên tâm không sợ “vênh” vì đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của học sinh. Thêm vào đó, theo quy chế thi, trước khi chấm các bài tự luận, các tổ chấm phải tổ chức cho các giám khảo nghiên cứu hướng dẫn chấm thi của bộ và tiến hành chấm chung ít nhất 15 bài thi để giúp tất cả giám khảo của tổ nhất quán thực hiện hướng dẫn chấm thi.

Ông Nghĩa cũng lưu ý thêm để đạt được kết quả cao, gần sát ngày thi, các thí sinh cần rà soát, hệ thống lại những kiến thức đã ôn tập, bổ sung những kiến thức còn chưa nắm vững. Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán tủ, học tủ. Thí sinh cũng không nên nghĩ đến việc mang tài liệu vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi vì mỗi người đều có một đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.

Cũng theo ông Nghĩa, kinh nghiệm cho thấy khi làm bài, thí sinh không nên dừng lại quá lâu trước một câu, nếu không làm được thì nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác, sau đó quay lại làm câu mà mình đã bỏ qua.

Xóa kỹ phương án trả lời sai

Mặc dù thi trắc nghiệm đã thực hiện nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều thí sinh mắc phải lỗi kỹ thuật khi thi trắc nghiệm, dẫn đến phải nhận điểm thấp.Có thí sinh tự chấm cho mình được 8 điểm, nhưng khi báo kết quả lại chỉ được 5 điểm chỉ vì lỗi tại bút chì, khi xóa sửa phương án không cẩn thận.

Ông Trần Văn Nghĩa lưu ý khi làm bài, thí sinh phải hết sức cẩn thận để tô đúng số báo danh, mã đề thi vì đây là các thông tin rất quan trọng để máy chấm nhận diện bài thi.

Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung ở cả phần dẫn lẫn 4 lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng rồi dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A (hoặc B, C, D) trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Làm được câu trắc nghiệm nào, các em dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh việc làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm vì như vậy rất dễ bị thiếu thời gian.

Thí sinh nên tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này, máy không chấm và câu đó không có điểm; nếu làm sai phải xóa kỹ phương án trả lời sai để máy chấm không hiểu nhầm có 2 trả lời cho câu hỏi đó. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi, tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng lại tô vào hàng của câu khác trên phiếu.

fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
fhgkjhljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
Trả lời 13 năm trước

Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, các môn Vật lý, Sinh học, Ngoại ngữ thi theo hình thức trắc nghiệm. Nhằm để thí sinh tránh sai sót và làm bài một cách hiệu quả Bộ GD-ĐT đã đưa ra 6 lưu ý dưới đây.

Thứ nhất, ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy định trong quy chế thi, để làm bài trắc nghiệm, thí sinh cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B,...6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ). Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.

Thứ hai, ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9). Sau đó, chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10).

Thứ ba, khi nhận được đề thi, thí sinh ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để đảm bảo rằng: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.

Đề thi có mã số riêng. Thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.

Thứ tư, khi trả lời từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Chẳng hạn, thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu trả lời trắc nghiệm.

Thứ năm, thí sinh cần chú ý những điều sau đây: Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.

Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu trả lời trắc nghiệm; Chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn.

Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu trả lời trắc nghiệm.

Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ được chấm nếu chỉ có 01 phương án trả lời); Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.

Thứ sáu, khi thi trắc nghiệm, thí sinh phải tuân thủ các quy định chung trong Quy chế thi hiện hành và những yêu cầu về thi trắc nghiệm. Cụ thể, chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của thí sinh. Bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.

Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn. Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời.

Để cho bài làm của thí sinh được chấm (bằng máy) thí sinh phải giữ phiếu sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.

Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống, úp sấp đề thi và phiếu trả lời trắc nghiệm xuống mặt bàn, chờ nộp phiếu trả lời trắc nghiệm theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm. Khi nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh phải ký tên vào danh sách thí sinh nộp bài.

Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về. Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình; để được phúc khảo, thí sinh làm các thủ tục theo quy chế.