Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2011

mai minh đức
mai minh đức
Trả lời 13 năm trước

Đề THI THU TỐT NGHIỆP 2011

MÔN: SINH HỌC

Câu 1: Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng?

a./Đột biến sôma trội b./Đột biến tiền phôi c./Đột biến sôma lặn d./Đột biến giao tử

Câu 2: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là:

a./Đột biến giao tử b./Đột biến nhiễm sắc thể c./Đột biến xôma d./Đột biến tiền phôi

Câu 3: Thể khảm được tạo nên do:

a./Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô

b./Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô

c./Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử

d./Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình

Câu 4: Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen và tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit

trong gen?

a./Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác

b./Mất 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit

c./Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác

d./Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại

Câu 5: Cơ chế phát sinh thể đa bội là gì?

a./Bộ NST tăng lên gấp bội b./Tất cả các cặp NST không phân li

c./Sự biến đổi kiểu gen d./Rối loạn trong sự hình thành thoi vô sắc

Câu 6: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thương, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con là:

a. 1/36 b. 1/6 c. 1/2 d. 1/12

Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bôi 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là:

a. 12 b. 36 c. 24 d. 48

Câu 8: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa vàng là trội so với alen a quy định tính trạng hoa trắng. Cho cây hoa vàng kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây hoa vàng ở F2 là bao nhiêu?

a. 3/8 b. 1/ 4 c. 3/4 d. 5/8

Câu 9: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng 4n giao phấn với cây cà chua quả vàng 4n. F1 có kiểu gen như thế nào? Biết rằng gen A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng.

a. AAaa, Aa b. Aa c. AAAa, AAaa, Aaaa d. Aaaa

Câu 10: Đặc điểm nào không phải của thường biến?

a. Không là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống

b. Xảy ra đồng loạt trong phạm vi một thứ, một nòi hay một loài

c. Là các biến dị định hướng

d. Có thể di truyền được cho các thế hệ sau

Câu 11: Thường biến dẫn đến:

a. Làm biến đổi cấu trúc và số lượng NST trong tế bào b. Làm biến đổi kiểu gen cơ thể

c. Làm biến đổi kiểu hình cơ thể d. Cả 3 câu a, b và c

Câu 12: Thể truyền là gì?

a. Plasmit của vi khuẩn b. Thể thực khuẩn Lambda

c. Phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập d. Tất cả đều đúng

Câu 13: Để hạ giá thành sản xuất thuốc chữa bệnh tiểu đường, người ta dùng plamit làm thể truyền để chuyển gen mã hoá hoocmôn....... của người vào vi khuẩn E.coli:

a. Insulin b. Glucagon c. Tiroxin d. Cả 2 câu a và b

Câu 14: Hoocmon insulin được sử dụng để điều trị bệnh

a. Nhiễm trùng b. Suy dinh dưỡng ở trẻ em

c. Đái tháo đường d. Rối loạn hoocmon nội tiết

Câu 15: Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử?

a. Tia gamma b. Chùm nơtron c. Tia tử ngoại d. Tia Bêta

Câu 16: Trong chọn giống người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm:

a. tăng tỉ lệ thể dị hợp b. giảm tỉ lệ thể đồng hợp c. tăng biến dị tổ hợp d. tạo dòng thuần

Câu 17: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:

aTạo giống mới b. Nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng

c. Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp về đặc tính mong muốn d. Tạo ưu thế lai

Câu 18: Đối với những cây giao phấn, khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xuất hiện hiện tượng:

a. Sinh trưởng, phát triển chậm b. Chống chịu kém

c. Năng suất giảm, nhiều cây chết d. Cả 3 câu a. b và c

Câu 19: Tại sao trong chăn nuôi và trồng trọt để cải thiện về năng suất thì ưu tiên phải chọn giống?

a. Vì giống quy định năng suất b. Vì kiểu gen quy định mức phản ứng của tính trạng

c. Vì các biến dị di truyền là vô hướng d. Tất cả đều đúng

Câu 20: Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào?

a. F4 b. F2 c. F3 d. F1

Câu 21: Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là:

a. chọn lọc tự nhiên b. sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu

c. các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi cây trồng d. chọn lọc nhân tạo

Câu 22: Sự hình thành loài mới theo Lamac là:

a. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung

b. kết quả của sự cách li dịa lí và sinh học

c. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích luỹ các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài dưới sự thay đổi của ngoại cảnh

d. do thượng đế sáng tạo ra

Câu 23: Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính chất:

a. đặc trưng và không ổn định b. đa dạng

c. đặc trưng và ổn định d. không đặc trưng nhưng ổn định

Câu 24: Tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng trong 1 quần thể là: 1/20000. Biết quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tỉ lệ người mang gen bạch tạng dị hợp là:

a. 1,4% b. 1/2 c. 1/20000 d. 1/4

Câu 25: Ở bò, gen A qui định lông đen, a: lông vàng. Trong một quần thể, bò lông vàng có 171 con, chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Tần số của gen A là:

a. 0,09 b. 0,7 c. 0,3 d. 0,21

Câu 26: Một quần thể có tần số alen A : a ≈ 0,8 : 0,2 . Tỉ lệ kiểu hình khi gen trội hoàn toàn là:

a. 98%A-: 2%aa b. 64%A-:32%Aa : 4%aa c. 96%A—: 4%aa d. 80%A-: 20%aa

Câu 27: Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của 2 alen A và a là A : a ≈ 0,7 : 0,3 tần số tương đối A : a ở thế hệ sau là:

a. A : a ≈ 0,5 : 0,5 b. A : a ≈ 0,7 : 0,3 c. A : a ≈ 0,75 : 0,25 d. A : a ≈ 0,8 : 0,2

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:

a. dạng sinh vật nguyên thuỷ nào sống sót cho đến nay ít biến đổi được xem là hoá thạch sống

b. sự hình thành loài mới là cơ sở hình thành các nhóm phân loại trên loài

c. theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau

d. toàn bộ sinh giới đa dạng phong phú ngày nay có cùng một nguồn gốc chung

Câu 29: Quá trình giao phối có tác dụng:

a. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể b. tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp

c. trung hoà tính có hại của đột biến d. tất cả các câu trên đều đúng

Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá ?

a. giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền

b. giao phối làm trung hoà tính có hại của đột biến

c. giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên

d. giao phối tạo ra alen mới trong quần thể

Câu 31: Nhân tố chủ yếu chi phối nhịp điệu tiến hoá:

a. tốc độ sinh sản b. sự thay đổi điều kiện khí hậu, địa chất

c. áp lực của quá trình đột biến d. áp lực của chọn lọc tự nhiên

Câu 32: Ý nghĩa tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là:

a. sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi

b. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể

c. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với thể đồng hợp

d. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi

Câu 33: Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học

a. hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic

b. sự xuất hiện các enzim

c. sự tạo thành các côaxecva

d. sự hình thành màng

Câu 34: Trong cơ thể sống axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong

a. sinh sản b. cảm ứng c. xúc tác d. tất cả đều đúng

Câu 35: Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch là:

a. suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng

b. tài liệu nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất

c. suy được tuổi của các lớp đất chứa chúng

d. tất cả các câu đều đúng

Câu 36: Tôm ba lá được thấy ở:

a. đại cổ sinh b. đại trung sinh c. đại tân sinh d. đại nguyên sinh

Câu 37: Nhân tố chính chi phối quá trình phát triển loài người ở giai đoạn người hiện đại:

a. sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu ở kỉ thứ 3

b. lao động, tiếng nói, tư duy

c. việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích

d. quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên

Câu 38: Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh:

a. người và vượn có quan hệ thân thuộc rất gần gũi

b. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người

c. quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống

d. người và vượn người ngày nay phát sinh từ một nguồn gốc chung là các vượn người hoá thạch

Câu 39: trong phương pháp di truyền người phương pháp di truyền tế bào được thực hiện với đối tượng khảo sát chủ yếu là:

a. tế bào bạch cầu nuôi cấy b. tế bào niêm mạc nuôi cấy

c. tế bào da người nuôi cấy d. tế bào hồng cầu nuôi cấy

Câu 40: trong phương pháp di truyền người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp

a. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen

b. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng

c. tìm hiểu cơ chế hoạt động của một gen qua quá trình sao mã và tổng hợp prôtêin do gen đó qui định

d. phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc NST




¤ Đáp án của đề thi:01
1[ 1]c... 2[ 1]c... 3[ 1]a... 4[ 1]d... 5[ 1]b... 6[ 1]d... 7[ 1]a... 8[ 1]d...
9[ 1]d... 10[ 1]d... 11[ 1]c... 12[ 1]c... 13[ 1]a... 14[ 1]c... 15[ 1]c... 16[ 1]d...
17[ 1]c... 18[ 1]d... 19[ 1]d... 20[ 1]d... 21[ 1]d... 22[ 1]c... 23[ 1]c... 24[ 1]a...
25[ 1]b... 26[ 1]c... 27[ 1]b... 28[ 1]c... 29[ 1]d... 30[ 1]d... 31[ 1]d... 32[ 1]d...
33[ 1]a... 34[ 1]a... 35[ 1]d... 36[ 1]a... 37[ 1]b... 38[ 1]c... 39[ 1]a... 40[ 1]d...

fjghbfg
fjghbfg
Trả lời 13 năm trước

Những lưu ý làm bài thi tốt nghiệp THPT

Đọc kỹ đề 1 lượt, câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau. Nếu câu quá khó với mình nên bỏ qua để tập trung vào những câu đã làm được tránh bị mất điểm “oan”

Tâm trạng của các thí sinh trước mỗi kỳ thi luôn muốn tìm hiểu xem làm sao để mình có thể làm bài đạt điểm tối đa khả năng của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm làm bài để thí sinh tham khảo và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT2011 sắp diễn ra.

Không sợ “vênh”

Năm nay, đề thi tốt nghiệp tiếp tục được ra theo hướng “mở”, có nghĩa là 50% điểm số của mỗi đề thi sẽ dành cho những câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Chính vì “mở” nên không ít thí sinh lo lắng sẽ xảy ra tình trạng “vênh” điểm khi chấm, gây thiệt thòi cho thí sinh

Tuy nhiên, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), khẳng định thí sinh hoàn toàn yên tâm không sợ “vênh” vì đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của học sinh. Thêm vào đó, theo quy chế thi, trước khi chấm các bài tự luận, các tổ chấm phải tổ chức cho các giám khảo nghiên cứu hướng dẫn chấm thi của bộ và tiến hành chấm chung ít nhất 15 bài thi để giúp tất cả giám khảo của tổ nhất quán thực hiện hướng dẫn chấm thi.

Ông Nghĩa cũng lưu ý thêm để đạt được kết quả cao, gần sát ngày thi, các thí sinh cần rà soát, hệ thống lại những kiến thức đã ôn tập, bổ sung những kiến thức còn chưa nắm vững. Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán tủ, học tủ. Thí sinh cũng không nên nghĩ đến việc mang tài liệu vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi vì mỗi người đều có một đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.

Cũng theo ông Nghĩa, kinh nghiệm cho thấy khi làm bài, thí sinh không nên dừng lại quá lâu trước một câu, nếu không làm được thì nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác, sau đó quay lại làm câu mà mình đã bỏ qua.

Xóa kỹ phương án trả lời sai

Mặc dù thi trắc nghiệm đã thực hiện nhiều năm nhưng vẫn còn nhiều thí sinh mắc phải lỗi kỹ thuật khi thi trắc nghiệm, dẫn đến phải nhận điểm thấp.Có thí sinh tự chấm cho mình được 8 điểm, nhưng khi báo kết quả lại chỉ được 5 điểm chỉ vì lỗi tại bút chì, khi xóa sửa phương án không cẩn thận.

Ông Trần Văn Nghĩa lưu ý khi làm bài, thí sinh phải hết sức cẩn thận để tô đúng số báo danh, mã đề thi vì đây là các thông tin rất quan trọng để máy chấm nhận diện bài thi.

Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung ở cả phần dẫn lẫn 4 lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng rồi dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A (hoặc B, C, D) trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Làm được câu trắc nghiệm nào, các em dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu ứng với câu trắc nghiệm đó, tránh việc làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm vì như vậy rất dễ bị thiếu thời gian.

Thí sinh nên tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này, máy không chấm và câu đó không có điểm; nếu làm sai phải xóa kỹ phương án trả lời sai để máy chấm không hiểu nhầm có 2 trả lời cho câu hỏi đó. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu trả lời trắc nghiệm phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi, tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng lại tô vào hàng của câu khác trên phiếu.