Chúng ta làm gì khi Trung Quốc xâm chiếm 2 Quần Đảo?

Chúng ta làm gì khi Trung Quốc xâm chiếm 2 Quần Đảo?

nguyen tuan hai
nguyen tuan hai
Trả lời 13 năm trước

Thời đại nào rồi còn cầm súng đánh nhau, thằng TQ đánh về mặt kinh tế vn đã đủ chết rồi.
mà tại sao phải hi sinh tính mạng để rồi bọn quan tham bòn rút hết của cải, nhân dân vẫn lầm than.

dang hung
dang hung
Trả lời 13 năm trước

Đánh nhau chỉ thiệt thôi. đánh nhau làm gì. Biểu tình ai nghe. để các bác lãnh đạo nêu ý kiến đã.

Databook
Databook
Trả lời 13 năm trước

Biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam có thể nói là hành động mạnh mẽ nhất mà người dân Việt Nam đã làm kể từ năm 2007 đến nay sau những vụ gây hấn liên tục của Trung Quốc trên biển Đông đối với tàu bè Việt Nam.

Tuy nhiên sau vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam, để phản đối hành động này của Trung Quốc, thì việc xuống đường biểu tình không thôi dường như vẫn chưa đủ. Đã có những lời kêu gọi, hành động tẩy chay hàng Trung Quốc, hay làm ăn với người Trung Quốc tại Việt Nam những ngày qua.

Những lời kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc đã bắt đầu từ ngày 27 tháng 5, tức là ngay sau ngày xảy ra sự kiện gây hấn của tàu hải giám Trung Quốc. Nội dung lời kêu gọi là tẩy chay sử dụng hàng Trung Quốc, tẩy chay được càng nhiều càng tốt, tẩy chay hàng Trung Quốc để thể hiện lòng yêu nước.

Thậm chí có cả hội những người tẩy chay hàng Trung Quốc xuất hiện trên Facebook với một lọat các tin tức liên quan đến sự kiện gần đây trên biển Đông và một số các lời bình kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên người Việt Nam tẩy chay hàng Trung Quốc. Trong quá khứ đã có những đợt người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay hàng Trung Quốc nhưng bởi lý do khác hoàn toàn là chất lượng hàng Trung Quốc không đảm bảo.

Thế nhưng, gần như tất cả các đợt kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc trước kia đều không kéo dài được lâu vì hàng Trung Quốc đã chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam một thời gian khá lâu.

Vậy, đợt kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc lần này có số phận giống như các đợt kêu gọi trước kia hay không? Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, thuộc viện khoa học xã hội Việt Nam nhận xét:

"Tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc thì tôi nghĩ điều này là quyền của người dân Việt Nam bày tỏ thái độ của họ đối với chủ quyền của đất nước họ và cái chuyện lâu hay chóng thì tùy vào cái nguồn lực nào nuôi dưỡng tình yêu đó, tôi nghĩ là người Việt Nam dẫu rằng không có tiền bạc, không có sự trợ giúp của quốc gia nào thì tình cảm đó vẫn trường tồn và điều đó giải thích vì sao dân tộc chúng tôi có chừng đấy ngàn năm lịch sử, vẫn lớn mạnh bên cạnh Trung Hoa hùng mạnh như thế."

Mình tẩy chay thì mình cũng không kiếm được nguồn nào khác thay thế đâu, nên em ủng hộ việc tẩy chay nhưng mà tẩy chay một cách không đoạn tuyệt, tẩy chay phải thông minh.

Anh Sơn, Hà Nội

Chị Trinh, một thanh niên tại Hà nội cũng nhận được những lời kêu gọi tẩy chay của bạn bè mình trên mạng Facebook nhưng cho rằng thật khó thực hiện:

"Trên mạng mọi người cứ bảo không dùng đồ Trung Quốc nữa nhưng mà nói thế thôi chứ không thể không dùng được. Đồ Trung Quốc lan tràn khắp nơi mà lại rẻ nữa nên cứ nói thế thôi nhưng em thấy mọi người vẫn dùng ầm ầm."

Anh Sơn, một người tiêu dùng ở Hà Nội đồng ý với lời kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc để thể hiện lòng yêu nước nhưng cho rằng nên tẩy chay một cách có chọn lọc. Anh nói:

"Thị trường mình cũng chưa đủ sức nặng với các nhà sản xuất Trung Quốc, với thứ hai là mình tẩy chay thì mình cũng không kiếm được nguồn nào khác thay thế đâu. Nên là em ủng hộ việc tẩy chay nhưng mà tẩy chay một cách không đoạn tuyệt, tẩy chay phải thông minh tức là hàng nào của nó bán ở mình tốt lời nhiều, mà có ảnh hưởng đến kinh doanh của nó thì mình gây sức ép để mình tẩy chay, nhưng còn nhiều mặt hàng khác thì rõ ràng là người thu nhập thấp của mình vẫn cần cơ mà."

Để thấy hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thế nào, hãy nhìn vào số liệu thống kê về kim ngạch thương mại hai nước trong những năm vừa qua. Kể từ khi quan hệ Việt Trung được bình thường hóa vào năm 1991 đến nay, kim ngạch thương mại hai chiều từ mức 30 triệu đô la năm 1991 đã tăng lên 27 tỷ đô la vào năm 2010.

Chỉ riêng trong quý 1 năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam Trung Quốc đã đạt gần 8 tỷ đô la, tức là tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam là hơn 5,8 tỷ đô la, còn nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 2 tỷ đô la. Tức là Việt Nam nhập siêu hơn 3 tỷ đô la từ Trung Quốc chỉ riêng trong quý 1 năm nay.

Thể hiện tinh thần yêu nước

Trái cây Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. AFP photoCũng để thể hiện tinh thần yêu nước, phản đối hành động của Trung Quốc trên biển Đông, giới doanh nhân Việt Nam đã tham gia tẩy chay làm ăn với Trung Quốc. Mới đây nhất là việc hai công ty du lịch Việt Nam là Côn Đảo Explorer và Cana Travel đã từ chối nhận khách du lịch Trung Quốc hoặc tổ chức tour du lịch đi Trung Quốc.

Một nhân viên của công ty Cana Travel cho đài Á châu tự do biết là việc bỏ tour du lịch đi Trung Quốc không có ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của công ty vì đây chỉ là một thị trường của công ty mà thôi.

Tuy nhiên trên thực tế liệu việc các công ty du lịch Việt Nam từ chối làm ăn với Trung Quốc có thực sự có lợi cho công ty cũng như nền kinh tế về lâu về dài hay không thì lại là một chuyện khác.

Thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết, hiện Trung Quốc đang dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam với trên 375 ngàn lượt khách chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, tức là chiếm đến gần 20% số lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Trung Quốc đã giữ vị trí quán quân này trong nhiều năm.

Trong khi đó mục tiêu mà ngành du lịch Việt Nam đề ra trong năm 2011 là đón hơn 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế va doanh thu từ du lịch chiếm 4,5% GDP.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng quyết định tẩy chay không làm ăn với người Trung Quốc của hai công ty này không thực tế, ông nói:

"Tôi cho rằng là nếu chúng ta khai thác và đi sâu vào khía cạnh thì có lẽ tôi trả lời là không bởi lẽ là cái chủ trương, cái thái độ bất hợp tác kinh doanh có những lúc trở thành khiên cưỡng, không thể hiện thái độ cầu thị, khách quan bởi lẽ tẩy chay hay không tẩy chay phải xem là có làm được hay không. Chúng ta không chỉ thể hiện tình yêu nước suông mà phải phù hợp với thực tiễn, phải làm cho đất nước mình tự lực tự cường, tự lực cánh sinh."

Mình tẩy chay thì mình cũng không kiếm được nguồn nào khác thay thế đâu, nên em ủng hộ việc tẩy chay nhưng mà tẩy chay một cách không đoạn tuyệt, tẩy chay phải thông minh.

Anh Sơn, Hà Nội

Trong khi đó giới lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc từ trước tới nay vẫn luôn đánh giá cao mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Mới đây nhất là vào trung tuần tháng 5, nhân kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hợp tác Kinh tế Thương Mại Việt Nam Trung Quốc diễn ra tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Việt nam Hoàng Trung Hải nói rằng kể từ năm 2004 tới nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Ông cũng kêu gọi các cơ quan quản lý, doanh nghiệp hai nước cần cố gắng đẩy mạnh hơn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại.

Trung Quốc cũng là nước cung cấp nhiều vốn vay ưu đãi lãi suất thấp cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Báo Việt Nam net hồi đầu năm nay có bài nói về sự lệ thuộc của Việt Nam vào vốn vay của Trung Quốc và đưa ra dẫn chứng là trong 9 dự án nhiệt điện của tập đoàn than khoáng sản Việt nam làm chủ đầu tư thì có đến 4 dự án vay vốn tính dụng xuất khẩu hoặc ODA từ Trung Quốc. Ước tính, tổng vốn vay của Trung Quốc chỉ riêng cho ngành điện Việt Nam đã lên đến hàng tỷ đô la.

Việc kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc hay làm ăn với Trung Quốc của người dân Việt Nam theo tiến sĩ Trịnh Hòa bình chỉ có tính phong trào nhất thời nhưng cũng tạo được hiệu quả nhất định. Ông cho rằng đây là dịp để người Việt xích lại gần nhau xây dựng đất nước, mà theo ông như vậy cũng có thể coi là thành công rồi.