Đề thi và Đáp án môn Văn thi đại học khối C năm 2014

Câu I (2,0 điểm)Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cáníu váy bà đi chợ Bình Lâmbắt chim sẻ ở vành tai tượng Phậtvà đôi khi ăn trộm nhãn chùa TrầnThuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thịchân đất đi đêm xem lễ đền Sòngmùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắmđiệu hát văn lảo đảo bóng cô đồngTôi đâu biết bà tôi cơ cực thếbà mò cua xúc tép ở đồng Quanbà đi gánh chè xanh Ba TrạiQuán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn

                  (Đò Lèn- Nguyễn Duy, Ngữ văn 12,   
           Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.148)Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)2. Các từ“lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện hình ảnh cô đồng và
  người bà? (0,5 điểm)3. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà hiện lên qua những hồi ức nào? Người cháu đãbày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm) 

Câu II (3,0 điểm)Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính làkẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.       (Đời thừa- Nam Cao, Ngữ văn 11 Nâng cao,   Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.203 - 204)Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi conngười cũng nhưcủa một quốc gia (bài viết khoảng 600 từ)? 

Câu III (5,0 điểm)Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng PhủNgọc Tường (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắcthiên nhiên thơ mộng, tình tứ. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là nhữngtrầm tích văn hóa, lịch sử.Bằng cảm nhận về hình tượng sông Hương, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

Chưa có câu trả lời nào